Philippines là một quốc đảo bốn phía giáp biển, chia ra làm hai vùng biển lớn là biển Đông Philippines và biển Tây Philippines (tức biển Đông). Tuy nhiên, lực lượng hải quân của đất nước này hiện nay lại không có đủ khả năng để bảo vệ lãnh hải rộng lớn của mình. Ảnh: Các binh sĩ thuộc hải quân Philippines.Hạm đội tàu chiến của Philippines vô cùng nghèo nàn, với những tàu được coi là “già nhất thế giới” còn hoạt động, từ chiến tranh thế giới thứ hai hay chiến tranh Việt Nam vẫn trong biên chế của hải quân nước này. Ảnh: Tàu PS-11 BRP Rajah Humabon của Hải quân Philippines, tàu này được hạ thủy năm 1943 và đã chiến đấu trong biên chế hải quân Hoa Kỳ trong thế chiến II. Nhận thấy còn phải nâng cấp lực lượng tàu chiến của mình, năm 2011, Hải quân Philippines đã mua lại chiếc USCGC Hamilton của tuần duyên Hoa Kỳ (WHEC-715). Nó vốn là tàu của tuần duyên Hoa Kỳ hạ thuỷ năm 1965 thuộc lớp Hamilton, lượng giãn nước đầy tải 3250 tấn, dài 115.21m, rộng 13.11m. Đây là chiếc Hamilton đầu tiên của hải quân Philippines. Ảnh: Tàu BRP PS-15 của Philippines, trước đây là tàu USCGC Hamilton của Hoa Kỳ.Sang năm 2012, Philippines tiếp tục ký hợp đồng mua lại chiếc USCGC Dallas (WHEC-716) cũng thuộc lớp Hamilton đã qua sử dụng của Tuần duyên Hoa Kỳ loại biên. Tàu này được hạ thủy từ năm 1968 và chuyển giao lại cho Philippines, được đặt tên là BRP Ramon Alcaraz PS-16. Ảnh: Tàu BRP PS-16 của Philippines, trước đây là tàu USCGC Dallas của Hoa KỳNăm 2016, Hải quân Phillipine đã bỏ ra 151 triệu USD để mua lại chiếc USCGC Boutwell của tuần duyên Hoa Kỳ (WHEC-719). Nó được Hoa Kỳ hạ thuỷ năm 1968, và đây cũng là tàu Hamilton cuối cùng được Philippines mua lại từ Hoa Kỳ, tàu được đặt số hiệu là BRP Andrés Bonifacio PS-17. Ảnh: Tàu BRP PS-15 đậu bên cạnh tàu BRP PS-17 của hải quân Philippines tại vịnh Subic.Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu Philippines không bỏ ra quá nhiều tiền để mua về những tàu tuần tra vốn chỉ thuộc lực lượng tuần duyên và đã qua sử dụng đã hơn 50 năm này. Ảnh: Hai chiếc Hamilton của hải quân Philippines phối hợp diễn tập cùng tàu hải quân Mỹ.Không những thế, sức mạnh của những con tàu này là cực kỳ hạn chế khi hỏa lực mạnh nhất chỉ là khẩu pháo hạm Otto Melara 76mm và một số súng máy M2 .50cal. Duy nhất chỉ có chiếc BRP PS-16 là khá hơn cả khi được lắp thêm 2 pháo tự động Mk-38 mod 2 cỡ nòng 25mm. Đây phải nói là một thất vọng to lớn khi những chiếc tàu chiến to lớn này chỉ có hỏa lực tương đương với một tàu pháo tuần tra cỡ nhỏ như tàu pháo TT-400TP của hải quân Việt Nam. Ảnh: Tàu Hamilton của hải quân Philippines trên biển.Những con tàu Hamilton này chỉ xứng đáng với vị trí là tàu tuần tra của lực lượng chấp pháp trong khi giá thành lại quá cao. Chi phí cho việc đóng mới một tàu pháo cỡ nhỏ TT-400TP của Việt Nam có hỏa lực tương đương thậm chí là vượt trội tàu Hamilton của Philippines chỉ vỏn vẹn 1 triệu USD (chưa tính vũ khí), trong khi để đóng một tàu tuần tra chấp pháp hiện đại có tải trọng gần tương đương Hamilton là tàu DN-2000 của Việt Nam chỉ có chi phí 50 triệu USD. Ảnh: Tàu BRP PS-16 của hải quân Philippines.Trong khi đó, hải quân Philippines đang vận hành hai chiếc tàu đổ bộ LPD cực kỳ hiện đại lượng giãn nước đầy tải hơn 11.000 tấn lớp Tarlac. Đây là các tàu được Philippines mua từ Indonesia cho lực lượng đổ bộ của thủy quân lục chiến. Tuy nhiên đội tàu hộ tống của Philippines lại vô cùng yếu kém, hỏa lực hạn chế, không thể tự bảo vệ được chính mình trước những đòn tấn công của kẻ thù chứ đừng nói là bảo vệ tàu đổ bộ. Ảnh: Tàu hộ tống Hamilton bên cạnh tàu đổ bộ Tarlac của hải quân Philippines.Tình hình có vẻ đã khả quan hơn khi vào năm 2016, Philipine đã ký hợp đồng mua 2 khinh hạm HDF-2600 từ Hàn Quốc với giá trị hợp đồng là 336 triệu USD. Người Philippines gọi đây là lớp Jose Rizal, cũng là những tàu chiến đầu tiên của nước này có thể mang tên lửa chống hạm cũng như bệ phóng thẳng đứng VLS. Ảnh: Khinh hạm Jose Rizal đầu tiên của hải quân Philippines trong quá trình chạy thử nghiệm tại Hàn Quốc.Sang đến năm 2019, Hàn Quốc đã chuyển giao cho Philippines một tàu chiến lớp Pohang fligh III, đây là tàu chiến mạnh mẽ nhất của Philippines tính đến thời điểm đó, tàu này cũng đã được hạ thủy từ cuối những năm 1980 cho đến nay và đã phục vụ tích cực trong biên chế hải quân Hàn Quốc. Ảnh: Buổi lễ chuyển giao tàu Pohang của Philippines.Dù rằng đã bỏ ra rất nhiều tiền để mua các tàu chiến Hamilton từ Hoa Kỳ, tuy nhiên các tàu này có năng lực quá hạn chế, khiến cho hải quân Philippines đã phải chuyển hướng sang mua các tàu từ Hàn Quốc. Tuy vậy hiện nay, sức mạnh của hải quân Philippines vẫn bị đáng giá thấp trong khu vực, trong tương lai cần những đầu tư mạnh mẽ hơn nữa để có thể nâng cao khả năng của mình. Ảnh: Biên đội 3 tàu Hamilton của Philippines trong một chuyến hải hành.
Video Philippines rầm rộ đón tàu chiến mới của Mỹ - Nguồn: VTC14
Philippines là một quốc đảo bốn phía giáp biển, chia ra làm hai vùng biển lớn là biển Đông Philippines và biển Tây Philippines (tức biển Đông). Tuy nhiên, lực lượng hải quân của đất nước này hiện nay lại không có đủ khả năng để bảo vệ lãnh hải rộng lớn của mình. Ảnh: Các binh sĩ thuộc hải quân Philippines.
Hạm đội tàu chiến của Philippines vô cùng nghèo nàn, với những tàu được coi là “già nhất thế giới” còn hoạt động, từ chiến tranh thế giới thứ hai hay chiến tranh Việt Nam vẫn trong biên chế của hải quân nước này. Ảnh: Tàu PS-11 BRP Rajah Humabon của Hải quân Philippines, tàu này được hạ thủy năm 1943 và đã chiến đấu trong biên chế hải quân Hoa Kỳ trong thế chiến II.
Nhận thấy còn phải nâng cấp lực lượng tàu chiến của mình, năm 2011, Hải quân Philippines đã mua lại chiếc USCGC Hamilton của tuần duyên Hoa Kỳ (WHEC-715). Nó vốn là tàu của tuần duyên Hoa Kỳ hạ thuỷ năm 1965 thuộc lớp Hamilton, lượng giãn nước đầy tải 3250 tấn, dài 115.21m, rộng 13.11m. Đây là chiếc Hamilton đầu tiên của hải quân Philippines. Ảnh: Tàu BRP PS-15 của Philippines, trước đây là tàu USCGC Hamilton của Hoa Kỳ.
Sang năm 2012, Philippines tiếp tục ký hợp đồng mua lại chiếc USCGC Dallas (WHEC-716) cũng thuộc lớp Hamilton đã qua sử dụng của Tuần duyên Hoa Kỳ loại biên. Tàu này được hạ thủy từ năm 1968 và chuyển giao lại cho Philippines, được đặt tên là BRP Ramon Alcaraz PS-16. Ảnh: Tàu BRP PS-16 của Philippines, trước đây là tàu USCGC Dallas của Hoa Kỳ
Năm 2016, Hải quân Phillipine đã bỏ ra 151 triệu USD để mua lại chiếc USCGC Boutwell của tuần duyên Hoa Kỳ (WHEC-719). Nó được Hoa Kỳ hạ thuỷ năm 1968, và đây cũng là tàu Hamilton cuối cùng được Philippines mua lại từ Hoa Kỳ, tàu được đặt số hiệu là BRP Andrés Bonifacio PS-17. Ảnh: Tàu BRP PS-15 đậu bên cạnh tàu BRP PS-17 của hải quân Philippines tại vịnh Subic.
Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu Philippines không bỏ ra quá nhiều tiền để mua về những tàu tuần tra vốn chỉ thuộc lực lượng tuần duyên và đã qua sử dụng đã hơn 50 năm này. Ảnh: Hai chiếc Hamilton của hải quân Philippines phối hợp diễn tập cùng tàu hải quân Mỹ.
Không những thế, sức mạnh của những con tàu này là cực kỳ hạn chế khi hỏa lực mạnh nhất chỉ là khẩu pháo hạm Otto Melara 76mm và một số súng máy M2 .50cal. Duy nhất chỉ có chiếc BRP PS-16 là khá hơn cả khi được lắp thêm 2 pháo tự động Mk-38 mod 2 cỡ nòng 25mm. Đây phải nói là một thất vọng to lớn khi những chiếc tàu chiến to lớn này chỉ có hỏa lực tương đương với một tàu pháo tuần tra cỡ nhỏ như tàu pháo TT-400TP của hải quân Việt Nam. Ảnh: Tàu Hamilton của hải quân Philippines trên biển.
Những con tàu Hamilton này chỉ xứng đáng với vị trí là tàu tuần tra của lực lượng chấp pháp trong khi giá thành lại quá cao. Chi phí cho việc đóng mới một tàu pháo cỡ nhỏ TT-400TP của Việt Nam có hỏa lực tương đương thậm chí là vượt trội tàu Hamilton của Philippines chỉ vỏn vẹn 1 triệu USD (chưa tính vũ khí), trong khi để đóng một tàu tuần tra chấp pháp hiện đại có tải trọng gần tương đương Hamilton là tàu DN-2000 của Việt Nam chỉ có chi phí 50 triệu USD. Ảnh: Tàu BRP PS-16 của hải quân Philippines.
Trong khi đó, hải quân Philippines đang vận hành hai chiếc tàu đổ bộ LPD cực kỳ hiện đại lượng giãn nước đầy tải hơn 11.000 tấn lớp Tarlac. Đây là các tàu được Philippines mua từ Indonesia cho lực lượng đổ bộ của thủy quân lục chiến. Tuy nhiên đội tàu hộ tống của Philippines lại vô cùng yếu kém, hỏa lực hạn chế, không thể tự bảo vệ được chính mình trước những đòn tấn công của kẻ thù chứ đừng nói là bảo vệ tàu đổ bộ. Ảnh: Tàu hộ tống Hamilton bên cạnh tàu đổ bộ Tarlac của hải quân Philippines.
Tình hình có vẻ đã khả quan hơn khi vào năm 2016, Philipine đã ký hợp đồng mua 2 khinh hạm HDF-2600 từ Hàn Quốc với giá trị hợp đồng là 336 triệu USD. Người Philippines gọi đây là lớp Jose Rizal, cũng là những tàu chiến đầu tiên của nước này có thể mang tên lửa chống hạm cũng như bệ phóng thẳng đứng VLS. Ảnh: Khinh hạm Jose Rizal đầu tiên của hải quân Philippines trong quá trình chạy thử nghiệm tại Hàn Quốc.
Sang đến năm 2019, Hàn Quốc đã chuyển giao cho Philippines một tàu chiến lớp Pohang fligh III, đây là tàu chiến mạnh mẽ nhất của Philippines tính đến thời điểm đó, tàu này cũng đã được hạ thủy từ cuối những năm 1980 cho đến nay và đã phục vụ tích cực trong biên chế hải quân Hàn Quốc. Ảnh: Buổi lễ chuyển giao tàu Pohang của Philippines.
Dù rằng đã bỏ ra rất nhiều tiền để mua các tàu chiến Hamilton từ Hoa Kỳ, tuy nhiên các tàu này có năng lực quá hạn chế, khiến cho hải quân Philippines đã phải chuyển hướng sang mua các tàu từ Hàn Quốc. Tuy vậy hiện nay, sức mạnh của hải quân Philippines vẫn bị đáng giá thấp trong khu vực, trong tương lai cần những đầu tư mạnh mẽ hơn nữa để có thể nâng cao khả năng của mình. Ảnh: Biên đội 3 tàu Hamilton của Philippines trong một chuyến hải hành.
Video Philippines rầm rộ đón tàu chiến mới của Mỹ - Nguồn: VTC14