Theo ấn phẩm Eurasia Times, khi Ấn Độ ăn mừng sự xuất hiện của máy bay chiến đấu Rafale, các chuyên gia quân sự không chỉ đặt câu hỏi, tại sao Ấn Độ lại lựa chọn tiêm kích Rafale, khi hầu hết các quốc gia khác bỏ rơi loại chiến đấu cơ này? Ảnh: Hình chụp trang Eurasia Times.Trên thực tế, máy bay chiến đấu Rafale do công ty Dassault của Pháp sản xuất không phải là lựa chọn duy nhất của Ấn Độ; nhiều quốc gia khác đã bày tỏ sự quan tâm tới dự án 126 máy bay chiến đấu hạng trung của Ấn Độ và sẵn sàng “chiều” theo yêu cầu của phía Ấn Độ. Ảnh: Máy bay Rafale - Nguồn: WikipediaDự án này được ca ngợi là hợp đồng mua sắm máy bay chiến đấu lớn nhất trong lịch sử của Ấn Độ. Các nhà thầu ban đầu bao gồm F-16 của Lockheed Martin, F/A-18 của Boeing, Typhoon của Eurofighter, MiG-35 của Mikoyan, JAS 39 "Gripen" của Saab và Rafale của Dassault. Ảnh: Máy bay MiG-35 của Nga; ứng viên tiềm năng bị Rafale đánh bại - Nguồn: WikipediaCác máy bay chiến đấu trên đã được Không quân Ấn Độ thử nghiệm, sau khi phân tích kỹ lưỡng, máy bay chiến đấu Typhoon của Eurofighter và Rafale của Dassault đã được đưa vào danh sách rút gọn. Ảnh: Máy bay Typhoon của Eurofighter - Nguồn: WikipediaCuối cùng, Dassault đã được trao hợp đồng cung cấp 126 máy bay chiến đấu cho Ấn Độ, vì nó có giá thấp nhất và người ta nói rằng, máy bay chiến đấu của Dassault dễ bảo trì hơn. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFPSau khi Dassault giành được hợp đồng, Ấn Độ và Dassault bắt đầu đàm phán chi tiết các điều khoản hợp đồng vào năm 2012. Mặc dù kế hoạch ban đầu là mua 126 máy bay chiến đấu, nhưng cuối cùng Ấn Độ đã giảm xuống còn 36 chiếc. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh chụp ảnh với máy bay Rafale - Nguồn: AFPMặc dù nó có hiệu suất đáng kinh ngạc và được Ấn Độ lựa chọn sau khi thử nghiệm rộng rãi, nhưng thực tế Rafale không có khách hàng mua trên thị trường quốc tế. Ngoài Pháp và Ấn Độ, chỉ có Qatar và Ai Cập đang sử dụng máy bay chiến đấu Rafale, và số lượng rất hạn chế. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFPNhư thông tin của Eurasian Times, Rafale sẽ không thể chiếm ưu thế trước Không quân Trung Quốc. So với tốc độ của tiêm kích J-16 là Mach 2,2 thì tốc độ tối đa của Rafale chỉ là Mach 1,8. Hơn nữa, trần bay của Rafale cũng thấp hơn so với J-16. Ảnh: Máy bay J-16 của Trung Quốc - Nguồn: SinaNgay cả về lực đẩy của động cơ, J-16 cũng vượt trội hơn nhiều so với máy bay chiến đấu của Pháp. Ngay cả khi Không quân Ấn Độ được trang bị đủ 36 chiếc Rafales, lợi thế về công nghệ vẫn sẽ nghiêng về phía Trung Quốc. Ảnh: Máy bay J-16 của Trung Quốc - Nguồn: SinaRafale là một trong những máy bay chiến đấu đắt nhất trên thị trường quốc tế do quy mô sản xuất của Rafale còn nhỏ, dẫn đến chi phí đội lên quá nhiều. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Rafale khó thâm nhập thị trường quốc tế. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFPAshok Swain là Giáo sư Nghiên cứu về Hòa bình và xung đột quốc tế, cho biết: "Các phương tiện truyền thông Ấn Độ đang ăn mừng sự xuất hiện của 5 chiếc Rafale đầu tiên, như thể họ đã chiến thắng trong cuộc chiến chống lại các nước láng giềng”. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFPÔng Swain cũng cho biết, các quốc gia như Libya, Kuwait, Canada, Brazil, Bỉ, UAE, Thụy Sĩ và Malaysia đã từ chối mua Rafale; hiện nay ngoài Pháp, chỉ có Ấn Độ, Qatar và Ai Cập loại máy bay này. Ảnh: Máy bay Rafale của Không quân Qatar - Nguồn: Nguồn: WikipediaViệc hạ số lượng từ 126 máy bay xuống còn 36 chiếc thực sự là thất bại của chiến lược “Chế tạo tại Ấn Độ”; đầu tiên Ấn Độ hy vọng với gói thầu này, họ sẽ tiếp cận được công nghệ chế tạo máy bay tiên tiến của phương Tây; nhưng tất cả đã sụp đổ, khi Dassault từ chối chuyển giao công nghệ để chế tạo Rafale tại Ấn Độ. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFPĐằng sau những hân hoan về sự xuất hiện của máy bay chiến đấu Rafale, là một thực tế phũ phàng về quá trình mua sắm quốc phòng chậm chạp và đau đớn của Ấn Độ. Sau khi căng thẳng biên giới Ấn-Trung bùng phát, các giao dịch mua vũ khí quy mô lớn khác được tiến hành theo các điều khoản khẩn cấp đã phơi bày những thiếu sót trong kế hoạch mua sắm quốc phòng của Ấn Độ. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFPTheo giới phân tích, giá của Rafale rất đắt, nên hầu hết các nước đều thích mua máy bay chiến đấu của Mỹ và Nga. So với Mỹ hoặc Nga, các dây chuyền sản xuất của Pháp nhỏ hơn, không thể sản xuất một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mặc dù Dassault tự hào về chất lượng tuyệt vời của mình, nhưng có vẻ như họ đã thất thế trên thị trường quốc tế. Ảnh: Hai Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ và Pháp chụp ảnh trước máy bay Rafale - Nguồn: AP. Video Ấn Độ nhận lô hàng 5 chiếc chiến đấu cơ Rafale đầu tiên - Nguồn: QPVN
Theo ấn phẩm Eurasia Times, khi Ấn Độ ăn mừng sự xuất hiện của máy bay chiến đấu Rafale, các chuyên gia quân sự không chỉ đặt câu hỏi, tại sao Ấn Độ lại lựa chọn tiêm kích Rafale, khi hầu hết các quốc gia khác bỏ rơi loại chiến đấu cơ này? Ảnh: Hình chụp trang Eurasia Times.
Trên thực tế, máy bay chiến đấu Rafale do công ty Dassault của Pháp sản xuất không phải là lựa chọn duy nhất của Ấn Độ; nhiều quốc gia khác đã bày tỏ sự quan tâm tới dự án 126 máy bay chiến đấu hạng trung của Ấn Độ và sẵn sàng “chiều” theo yêu cầu của phía Ấn Độ. Ảnh: Máy bay Rafale - Nguồn: Wikipedia
Dự án này được ca ngợi là hợp đồng mua sắm máy bay chiến đấu lớn nhất trong lịch sử của Ấn Độ. Các nhà thầu ban đầu bao gồm F-16 của Lockheed Martin, F/A-18 của Boeing, Typhoon của Eurofighter, MiG-35 của Mikoyan, JAS 39 "Gripen" của Saab và Rafale của Dassault. Ảnh: Máy bay MiG-35 của Nga; ứng viên tiềm năng bị Rafale đánh bại - Nguồn: Wikipedia
Các máy bay chiến đấu trên đã được Không quân Ấn Độ thử nghiệm, sau khi phân tích kỹ lưỡng, máy bay chiến đấu Typhoon của Eurofighter và Rafale của Dassault đã được đưa vào danh sách rút gọn. Ảnh: Máy bay Typhoon của Eurofighter - Nguồn: Wikipedia
Cuối cùng, Dassault đã được trao hợp đồng cung cấp 126 máy bay chiến đấu cho Ấn Độ, vì nó có giá thấp nhất và người ta nói rằng, máy bay chiến đấu của Dassault dễ bảo trì hơn. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFP
Sau khi Dassault giành được hợp đồng, Ấn Độ và Dassault bắt đầu đàm phán chi tiết các điều khoản hợp đồng vào năm 2012. Mặc dù kế hoạch ban đầu là mua 126 máy bay chiến đấu, nhưng cuối cùng Ấn Độ đã giảm xuống còn 36 chiếc. Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh chụp ảnh với máy bay Rafale - Nguồn: AFP
Mặc dù nó có hiệu suất đáng kinh ngạc và được Ấn Độ lựa chọn sau khi thử nghiệm rộng rãi, nhưng thực tế Rafale không có khách hàng mua trên thị trường quốc tế. Ngoài Pháp và Ấn Độ, chỉ có Qatar và Ai Cập đang sử dụng máy bay chiến đấu Rafale, và số lượng rất hạn chế. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFP
Như thông tin của Eurasian Times, Rafale sẽ không thể chiếm ưu thế trước Không quân Trung Quốc. So với tốc độ của tiêm kích J-16 là Mach 2,2 thì tốc độ tối đa của Rafale chỉ là Mach 1,8. Hơn nữa, trần bay của Rafale cũng thấp hơn so với J-16. Ảnh: Máy bay J-16 của Trung Quốc - Nguồn: Sina
Ngay cả về lực đẩy của động cơ, J-16 cũng vượt trội hơn nhiều so với máy bay chiến đấu của Pháp. Ngay cả khi Không quân Ấn Độ được trang bị đủ 36 chiếc Rafales, lợi thế về công nghệ vẫn sẽ nghiêng về phía Trung Quốc. Ảnh: Máy bay J-16 của Trung Quốc - Nguồn: Sina
Rafale là một trong những máy bay chiến đấu đắt nhất trên thị trường quốc tế do quy mô sản xuất của Rafale còn nhỏ, dẫn đến chi phí đội lên quá nhiều. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Rafale khó thâm nhập thị trường quốc tế. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFP
Ashok Swain là Giáo sư Nghiên cứu về Hòa bình và xung đột quốc tế, cho biết: "Các phương tiện truyền thông Ấn Độ đang ăn mừng sự xuất hiện của 5 chiếc Rafale đầu tiên, như thể họ đã chiến thắng trong cuộc chiến chống lại các nước láng giềng”. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFP
Ông Swain cũng cho biết, các quốc gia như Libya, Kuwait, Canada, Brazil, Bỉ, UAE, Thụy Sĩ và Malaysia đã từ chối mua Rafale; hiện nay ngoài Pháp, chỉ có Ấn Độ, Qatar và Ai Cập loại máy bay này. Ảnh: Máy bay Rafale của Không quân Qatar - Nguồn: Nguồn: Wikipedia
Việc hạ số lượng từ 126 máy bay xuống còn 36 chiếc thực sự là thất bại của chiến lược “Chế tạo tại Ấn Độ”; đầu tiên Ấn Độ hy vọng với gói thầu này, họ sẽ tiếp cận được công nghệ chế tạo máy bay tiên tiến của phương Tây; nhưng tất cả đã sụp đổ, khi Dassault từ chối chuyển giao công nghệ để chế tạo Rafale tại Ấn Độ. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFP
Đằng sau những hân hoan về sự xuất hiện của máy bay chiến đấu Rafale, là một thực tế phũ phàng về quá trình mua sắm quốc phòng chậm chạp và đau đớn của Ấn Độ. Sau khi căng thẳng biên giới Ấn-Trung bùng phát, các giao dịch mua vũ khí quy mô lớn khác được tiến hành theo các điều khoản khẩn cấp đã phơi bày những thiếu sót trong kế hoạch mua sắm quốc phòng của Ấn Độ. Ảnh: Máy bay Rafale của Ấn Độ - Nguồn: AFP
Theo giới phân tích, giá của Rafale rất đắt, nên hầu hết các nước đều thích mua máy bay chiến đấu của Mỹ và Nga. So với Mỹ hoặc Nga, các dây chuyền sản xuất của Pháp nhỏ hơn, không thể sản xuất một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mặc dù Dassault tự hào về chất lượng tuyệt vời của mình, nhưng có vẻ như họ đã thất thế trên thị trường quốc tế. Ảnh: Hai Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ và Pháp chụp ảnh trước máy bay Rafale - Nguồn: AP.
Video Ấn Độ nhận lô hàng 5 chiếc chiến đấu cơ Rafale đầu tiên - Nguồn: QPVN