Cảnh sát Brazil trên đảo Marajo đang sử dụng loại trâu nước có nguồn gốc từ châu Á theo một cách không tưởng - đó là dùng chúng làm phương tiện đi tuần tra. Nguồn ảnh: Sina.Giống trâu nước có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc này đã xuất hiện ở Nam Mỹ từ cách đây hàng trăm năm một cách tình cờ. Brazil hiện là quốc gia có nhiều cá thể trâu châu Á nhất, đặc biệt trên đảo Marajo. Nguồn ảnh: Sina.Loại trâu này rất dễ thuần hoá và được cảnh sát ở Brazil sử dụng làm phương tiện tuần tra trên phố trong vài năm trở lại đây đã khiến khách du lịch cảm thấy cực kỳ thích thú. Nguồn ảnh: Sina.Theo nhiều tài liệu được ghi nhận lại, vào năm 1890 một tàu buôn chở theo đầy giống trâu này di chuyển từ châu Á tới Bắc Mỹ đã bị chìm ở ngoài khơi đảo Marajo. Những con trâu may mắn thoát được đã tự bơi vào Marajo và biến đây thành xứ sở cho trâu châu Á đầu tiên ở Nam Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.Chỉ tính riêng trên đảo Marajo hiện tại cũng có khoảng 200.000 cá thể trâu thuộc giống này. Từ hàng thế kỷ nay, trâu nước đã là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho người dân bản địa Marajo và ngày nay, nó còn trở thành phương tiện để lực lượng hành pháp quốc gia này giữ gìn an ninh trật tự. Nguồn ảnh: Sina.Các cảnh sát ở Brazil đều được huấn luyện cách thức sử dụng ngựa để đi tuần, riêng lực lượng trên đảo Marajo được học thêm một khoá ngắn ngày về cách thức... điều khiển trâu. Về cơ bản, cách "lái" hai loại động vật này cũng không có nhiều khác biệt. Nguồn ảnh: Sina.Trâu có độ cao thấp hơn ngựa, vậy nên những pha tai nạn khi bị "ngã trâu" sẽ ít mang đến trấn thương hơn khi bị "ngã ngựa". Bù lại, sừng trâu rất nguy hiểm và nhiều lần cảnh sát ở Marajo đã phải rút súng bắn hạ chúng ngay lập tức khi những con trâu chuẩn bị nổi cơn. Nguồn ảnh: Sina.Cảnh sát Brazil trên đảo Marajo hiện sử dụng trâu làm phương tiện tuần tra chính, lực lượng này có tổng cộng 5 con trâu nhưng chỉ có ba xe hơi và hai xe máy. Mỗi con trâu phục vụ lực lượng cảnh sát đều được đặt tên riêng và được thả ở sân bóng cạnh trụ sở cảnh sát mỗi khi "hết ca làm việc". Nguồn ảnh: Sina.Trong số những con trâu đang phục vụ cảnh sát Brazil trên đảo Marajo, con già nhất cũng đã 10 năm tuổi và luôn được ưu tiên tắm rửa đầu tiên trước và sau khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra. Nguồn ảnh: Sina.Tốc độ tối đa của trâu nước có thể lên tới 30 km/h và nó có cái sừng cực kỳ nguy hiểm. Đây là thứ vũ khí khá hữu hiệu trong tay cảnh sát trên đảo Marajo để họ có thể đối mặt được với vấn nạn buôn lậu ma tuý ở địa bàn này. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Trâu nước đi tuần trên đảo Marajo, Brazil.
Cảnh sát Brazil trên đảo Marajo đang sử dụng loại trâu nước có nguồn gốc từ châu Á theo một cách không tưởng - đó là dùng chúng làm phương tiện đi tuần tra. Nguồn ảnh: Sina.
Giống trâu nước có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc này đã xuất hiện ở Nam Mỹ từ cách đây hàng trăm năm một cách tình cờ. Brazil hiện là quốc gia có nhiều cá thể trâu châu Á nhất, đặc biệt trên đảo Marajo. Nguồn ảnh: Sina.
Loại trâu này rất dễ thuần hoá và được cảnh sát ở Brazil sử dụng làm phương tiện tuần tra trên phố trong vài năm trở lại đây đã khiến khách du lịch cảm thấy cực kỳ thích thú. Nguồn ảnh: Sina.
Theo nhiều tài liệu được ghi nhận lại, vào năm 1890 một tàu buôn chở theo đầy giống trâu này di chuyển từ châu Á tới Bắc Mỹ đã bị chìm ở ngoài khơi đảo Marajo. Những con trâu may mắn thoát được đã tự bơi vào Marajo và biến đây thành xứ sở cho trâu châu Á đầu tiên ở Nam Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Chỉ tính riêng trên đảo Marajo hiện tại cũng có khoảng 200.000 cá thể trâu thuộc giống này. Từ hàng thế kỷ nay, trâu nước đã là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho người dân bản địa Marajo và ngày nay, nó còn trở thành phương tiện để lực lượng hành pháp quốc gia này giữ gìn an ninh trật tự. Nguồn ảnh: Sina.
Các cảnh sát ở Brazil đều được huấn luyện cách thức sử dụng ngựa để đi tuần, riêng lực lượng trên đảo Marajo được học thêm một khoá ngắn ngày về cách thức... điều khiển trâu. Về cơ bản, cách "lái" hai loại động vật này cũng không có nhiều khác biệt. Nguồn ảnh: Sina.
Trâu có độ cao thấp hơn ngựa, vậy nên những pha tai nạn khi bị "ngã trâu" sẽ ít mang đến trấn thương hơn khi bị "ngã ngựa". Bù lại, sừng trâu rất nguy hiểm và nhiều lần cảnh sát ở Marajo đã phải rút súng bắn hạ chúng ngay lập tức khi những con trâu chuẩn bị nổi cơn. Nguồn ảnh: Sina.
Cảnh sát Brazil trên đảo Marajo hiện sử dụng trâu làm phương tiện tuần tra chính, lực lượng này có tổng cộng 5 con trâu nhưng chỉ có ba xe hơi và hai xe máy. Mỗi con trâu phục vụ lực lượng cảnh sát đều được đặt tên riêng và được thả ở sân bóng cạnh trụ sở cảnh sát mỗi khi "hết ca làm việc". Nguồn ảnh: Sina.
Trong số những con trâu đang phục vụ cảnh sát Brazil trên đảo Marajo, con già nhất cũng đã 10 năm tuổi và luôn được ưu tiên tắm rửa đầu tiên trước và sau khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra. Nguồn ảnh: Sina.
Tốc độ tối đa của trâu nước có thể lên tới 30 km/h và nó có cái sừng cực kỳ nguy hiểm. Đây là thứ vũ khí khá hữu hiệu trong tay cảnh sát trên đảo Marajo để họ có thể đối mặt được với vấn nạn buôn lậu ma tuý ở địa bàn này. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Trâu nước đi tuần trên đảo Marajo, Brazil.