Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, có rất nhiều loại xe tăng và pháo tự hành đời mới được ra đời để phục vụ cuộc chiến. Mặc dù vậy, tuỳ từng dòng xe tăng và quốc gia chế tạo mà cách thức chế tạo của chúng sẽ khác nhau rất nhiều. Nguồn ảnh: WW2live.Hàn vỏ xe tăng là một trong những kỹ thuật rất khó, đòi hỏi tay nghề của thợ hàn bậc cao và kỹ thuật luyện thép phải tốt để cho ra đời những tấm giáp vỏ xe tăng phù hợp với việc hàn - ghép chúng lại với nhau. Nguồn ảnh: WW2live.Một vài quốc gia có ngành công nghiệp luyện kim lâu đời như Mỹ, Anh, Liên Xô hay Đức đều sử dụng kỹ thuật hàn vỏ xe tăng để đảm bảo hiệu năng sử dụng của những chiếc xe tăng này là tốt nhất. Nguồn ảnh: WW2live.Hàn vỏ xe tăng cũng khiến quá trình lắp ráp xe tăng diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn so với việc lắp ghép theo kiểu sử dụng đinh tán ri-vê. Nguồn ảnh: WW2live.Có thể thấy, những mẫu xe tăng biểu tượng của từng quốc gia trong Chiến tranh Thế giới thứ hai như xe tăng T-34 của Liên Xô, M4 Sherman của Mỹ, Churchill của Anh hay Panther của Đức đều sử dụng kỹ thuật hàn vỏ. Nguồn ảnh: WW2live.Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng làm được kỹ thuật tưởng chừng như đơn giản này, điển hình là Italia hay Nhật Bản - hai quốc gia có kỹ thuật luyện kim kém so với các cường quốc còn lại vẫn lựa chọn biện pháp tán đinh để lắp ghép vỏ xe tăng. Nguồn ảnh: WW2live.Mẫu xe tăng được cho là tốt nhất của Italia sử dụng vỏ tán bằng đinh, có thể thấy trên thành xe tăng có rất nhiều chấm tròn nhỏ, đấy chính là dấu vết của những chiếc đinh táng được sử dụng để lắp ghép từng tấm giáp lại với nhau. Nguồn ảnh: WW2live.Về cơ bản, kỹ thuật táng đinh ri-vê đã ra đời cách Chiến tranh Thế giới hàng trăm năm, có thể lấy bằng chứng rõ ràng là cầu Long Biên ở Hà Nội được Pháp xây dựng từ thế kỷ 19 cũng sử dụng phương pháp táng đinh này. Nguồn ảnh: WW2live.Với xe tăng, việc sử dụng đinh táng sẽ khiến trọng lượng của nó tăng lên nhiều lần vì ngoài trọng lượng của đinh, bên trong xe sẽ cần các thanh thép chữ V hay thanh thép chữ U để cố định, làm tấm nối giữa các tấm giáp xe tăng. Nguồn ảnh: WW2live.Ngoài ra, việc sử dụng đinh táng cũng khiến kíp lái xe tăng gặp nhiều nguy hiểm hơn trong chiến đấu. Nguồn ảnh: WW2live.Nếu như với xe tăng hàn vỏ, một viên đạn xuyên giáp của đối phương có thể xuyên thủng từ đầu xe tới cuối xe mà không làm hại tới kíp lái thì ở xe tăng dùng đinh táng lại ngược lại, nhiệt lượng từ viên đạn toả ra và sức ép từ vụ nổ sẽ dễ dàng làm bật, bắn những chiếc đinh táng bay tứ tung bên trong xe, gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng những người ngồi trong. Nguồn ảnh: Poison.Chưa kể tới việc, lắp ráp xe tăng bằng cách táng đinh rất tốn thời gian và nhân lực. Điều này khiến cho các dây chuyền sản xuất hàng loạt hoạt động chậm, không đạt năng xuất yêu cầu. Tới ngày nay, gần như trên thế giới đã không còn bất cứ quốc gia nào sử dụng đinh táng để hàn vỏ xe tăng mà thường sử dụng biện pháp hàn hoặc thậm chí là đúc nguyên khối vỏ xe. Nguồn ảnh: WW2live. Mời độc giả xem Video: Siêu tăng KV-2 - pháo đài di động của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, có rất nhiều loại xe tăng và pháo tự hành đời mới được ra đời để phục vụ cuộc chiến. Mặc dù vậy, tuỳ từng dòng xe tăng và quốc gia chế tạo mà cách thức chế tạo của chúng sẽ khác nhau rất nhiều. Nguồn ảnh: WW2live.
Hàn vỏ xe tăng là một trong những kỹ thuật rất khó, đòi hỏi tay nghề của thợ hàn bậc cao và kỹ thuật luyện thép phải tốt để cho ra đời những tấm giáp vỏ xe tăng phù hợp với việc hàn - ghép chúng lại với nhau. Nguồn ảnh: WW2live.
Một vài quốc gia có ngành công nghiệp luyện kim lâu đời như Mỹ, Anh, Liên Xô hay Đức đều sử dụng kỹ thuật hàn vỏ xe tăng để đảm bảo hiệu năng sử dụng của những chiếc xe tăng này là tốt nhất. Nguồn ảnh: WW2live.
Hàn vỏ xe tăng cũng khiến quá trình lắp ráp xe tăng diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn so với việc lắp ghép theo kiểu sử dụng đinh tán ri-vê. Nguồn ảnh: WW2live.
Có thể thấy, những mẫu xe tăng biểu tượng của từng quốc gia trong Chiến tranh Thế giới thứ hai như xe tăng T-34 của Liên Xô, M4 Sherman của Mỹ, Churchill của Anh hay Panther của Đức đều sử dụng kỹ thuật hàn vỏ. Nguồn ảnh: WW2live.
Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng làm được kỹ thuật tưởng chừng như đơn giản này, điển hình là Italia hay Nhật Bản - hai quốc gia có kỹ thuật luyện kim kém so với các cường quốc còn lại vẫn lựa chọn biện pháp tán đinh để lắp ghép vỏ xe tăng. Nguồn ảnh: WW2live.
Mẫu xe tăng được cho là tốt nhất của Italia sử dụng vỏ tán bằng đinh, có thể thấy trên thành xe tăng có rất nhiều chấm tròn nhỏ, đấy chính là dấu vết của những chiếc đinh táng được sử dụng để lắp ghép từng tấm giáp lại với nhau. Nguồn ảnh: WW2live.
Về cơ bản, kỹ thuật táng đinh ri-vê đã ra đời cách Chiến tranh Thế giới hàng trăm năm, có thể lấy bằng chứng rõ ràng là cầu Long Biên ở Hà Nội được Pháp xây dựng từ thế kỷ 19 cũng sử dụng phương pháp táng đinh này. Nguồn ảnh: WW2live.
Với xe tăng, việc sử dụng đinh táng sẽ khiến trọng lượng của nó tăng lên nhiều lần vì ngoài trọng lượng của đinh, bên trong xe sẽ cần các thanh thép chữ V hay thanh thép chữ U để cố định, làm tấm nối giữa các tấm giáp xe tăng. Nguồn ảnh: WW2live.
Ngoài ra, việc sử dụng đinh táng cũng khiến kíp lái xe tăng gặp nhiều nguy hiểm hơn trong chiến đấu. Nguồn ảnh: WW2live.
Nếu như với xe tăng hàn vỏ, một viên đạn xuyên giáp của đối phương có thể xuyên thủng từ đầu xe tới cuối xe mà không làm hại tới kíp lái thì ở xe tăng dùng đinh táng lại ngược lại, nhiệt lượng từ viên đạn toả ra và sức ép từ vụ nổ sẽ dễ dàng làm bật, bắn những chiếc đinh táng bay tứ tung bên trong xe, gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng những người ngồi trong. Nguồn ảnh: Poison.
Chưa kể tới việc, lắp ráp xe tăng bằng cách táng đinh rất tốn thời gian và nhân lực. Điều này khiến cho các dây chuyền sản xuất hàng loạt hoạt động chậm, không đạt năng xuất yêu cầu. Tới ngày nay, gần như trên thế giới đã không còn bất cứ quốc gia nào sử dụng đinh táng để hàn vỏ xe tăng mà thường sử dụng biện pháp hàn hoặc thậm chí là đúc nguyên khối vỏ xe. Nguồn ảnh: WW2live.
Mời độc giả xem Video: Siêu tăng KV-2 - pháo đài di động của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.