Trang Eurasian Times của Ấn Độ đưa tin, Quân đội Nga ở chiến trường Ukraine đang sử dụng số lượng tên lửa Iskander nhiều gấp đôi vào cùng một mục tiêu. Khi quân Ukraine tập trung tại “địa điểm bị tấn công” để tiến hành hoạt động cứu hộ, thì Nga phóng bồi thêm một tên lửa nữa, nhằm gây thương vong tối đa.Người Ukraine đã bị choáng váng trước chiến thuật này, vì họ đã quen với việc chỉ có một đòn tấn công của Iskander; sau đó thường là Nga sẽ dừng. Nhưng chiến thuật mới của Nga là một cuộc tấn công tiếp theo sẽ được thực hiện, để làm tăng tối đa thương vong; chiến thuật này khiến Ukraine bị sốc. Thông tin này được cung cấp bởi phóng viên chiến trường hàng đầu của Nga, Alexander Kots, người đã quan sát hoạt động này dựa trên các đoạn video và thông tin về các hoạt động chiến trường của Quân đội Nga. Một số nhóm trên mạng Telegram của Nga, tuyên bố có mối liên hệ cá nhân với các quan chức quân sự và ngành công nghiệp quốc phòng Nga cũng cho biết, Quân đội Nga có thể sử dụng nhiều tên lửa Iskander hơn, vì các nhà máy của Nga đã tăng cường sản xuất tên lửa này và việc sản xuất không hề bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây.Tên lửa di động tầm ngắn Iskander là loại tên lửa chiến thuật, có khả năng cơ động cao, tầm bắn tối đa khoảng 500 km. Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Đầu đạn tên lửa của Iskander có thể phá hủy các sở chỉ huy, nơi tập trung binh lực tập trung, hệ thống phòng không của đối phương”. Thông tin của Eurasian Times dẫn lời Kots, đề cập đến cuộc tấn công bằng triển khai Iskander ở khu vực Zaporizhzhia. Kots đã chứng kiến “việc sử dụng hiệu quả hơn tên lửa Iskander”. “Trước đây, những tên lửa này được sử dụng riêng lẻ, nhưng chiến thuật mới của quân đội Nga sử dụng nhiều tên lửa hơn vào cùng một mục tiêu”. Chiến thuật phóng bồi tên lửa của Nga là cuộc tấn công thứ hai vào chính mục tiêu mà tên lửa Iskander đầu tiên bắn trúng, đã khiến binh lính Ukraine “bất ngờ”; khi họ đã “quen với các cuộc tấn công đơn lẻ” bằng tên lửa Iskander của Nga. “Đầu tiên, một tên lửa Iskander được phóng đi, tiêu diệt mục tiêu đã định. Sau khi quân đội Ukraine tiếp cận hiện trường vụ nổ, một tên lửa Iskander khác được phóng bồi, khiến lực lượng cứu hộ thiệt hại nặng bởi tên lửa thứ hai”, Kots viết. Mở rộng hơn nữa, Kots đề cập đến những đoạn phim (không được tiết lộ) cho thấy rằng, sau khi “một tên lửa bị bắn trúng và người Ukraine chạy đến dọn đống đổ nát, họ đã bị trúng thêm tên lửa thứ hai”. Như vậy có thể hiểu Nga hoàn toàn kiểm soát mục tiêu, phóng bồi tên lửa khi đối phương bất ngờ. “Việc kiểm soát mục tiêu” ở đây có thể Kots đang đề cập đến loại UAV trinh sát Sirius/Inokhodets-RU, đây là loại UAV trinh sát/chiến đấu có tầm hoạt động trung bình/cao (MALE/HALE), tương đương như MQ-9 Reaper của Mỹ. Loại UAV ngay giúp tăng cường khả năng tình báo-giám sát-trinh sát (ISR) của Nga. Trước đó thường chỉ có một tên lửa Iskander được phóng vào một mục tiêu và mục tiêu này được coi là bị tiêu diệt; nhưng bây giờ mọi thứ đang thay đổi, khi một số tên lửa Iskander được phóng đồng thời vào một mục tiêu, Kots nói thêm. Kots cũng trích dẫn một trường hợp ba tên lửa Iskander lần lượt tấn công một nhà máy sản xuất xe bọc thép ở Kharkov. Ngoài ra, vào ngày 1/11, Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết, tên lửa Iskander của Quân khu miền Tây, đã “tiến hành các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng của Quân đội Ukraine”. Mặc dù Bộ Quốc phòng Nga không rõ thời điểm các cuộc tấn công bằng tên lửa Iskander nói trên xảy ra, nhưng hai tài liệu và video công khai cuối cùng về hoạt động của tên lửa Iskander mà Bộ Quốc phòng Nga cung cấp, đã đưa ra một số manh mối. Trận địa Iskander được bố trí ở cách xa tiền tuyến “nhiều km” và đã thực hiện các vụ phóng thành công, vô hiệu hóa các mục tiêu và được dùng làm bằng chứng. Thông cáo Bộ Quốc phòng Nga cho biết, có “nhiều hơn một tên lửa” Iskander đã được phóng đến mục tiêu.Đoạn video được Bộ Quốc phòng Nga phát hành đã chứng minh điều này. Một xe vận chuyển đạn tên lửa (TEL) và một bệ phóng tiến đến cạnh nhau, và đạn được nạp vào bệ phóng giống biến thể Iskander-K. Phiên bản Iskander-K được phóng từ một ống phóng kiêm ống bảo quản và có hình dạng khác biệt so với phiên bản đạn đạo có đầu hình nón. Khi hoàng hôn buông xuống, hai tên lửa được phóng từ một trận địa ẩn dưới một hàng cây. Vào ngày 17/11, Bộ Quốc phòng Nga cũng phát hành một video khác về một bệ phóng tên lửa đạn đạo Iskander đang di chuyển vào trận địa. Khi tấm che bảo vệ khoang chứa tên lửa được mở ra, tên lửa được nâng lên ở tư thế phóng. Bộ Quốc phòng Nga mô tả đơn vị tên lửa Iskander đang làm công tác chuẩn bị phóng đạn vào “một sở chỉ huy bí mật của quân đội Ukraine, đã bị trinh sát Nga phát hiện”. Sau khi nhận được tọa độ, xe phóng cơ động vào trận địa, làm công tác chuẩn bị phóng trong “vài phút” và phóng tên lửa trước khi cơ động ra vị trí khác.Bộ Quốc phòng Nga cho biết, điểm độc đáo của tổ hợp Iskander, đó là chúng được trang bị cả tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Trong hành trình bay, Iskander khả năng phóng mồi bẫy, để đánh lừa hệ thống phòng không của đối phương và trên thực tế là lực lượng phòng không của Ukraine không thể đánh chặn loại tên lửa này. Nếu như tên lửa đạn đạo Iskander có tốc độ cao và khả năng thay đổi quỹ đạo bay một cách “lắt léo”, có thể tiêu diệt mục tiêu gần như trong “thời gian thực”; thì phiên bản tên lửa hành trình Iskander có thể bay ở độ cao cực thấp và bám địa hình, nên không thể phát hiện ra chúng; thông tin của Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm.Một bệ phóng tên lửa Iskander của Nga thực hành phóng đạn. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga.
Trang Eurasian Times của Ấn Độ đưa tin, Quân đội Nga ở chiến trường Ukraine đang sử dụng số lượng tên lửa Iskander nhiều gấp đôi vào cùng một mục tiêu. Khi quân Ukraine tập trung tại “địa điểm bị tấn công” để tiến hành hoạt động cứu hộ, thì Nga phóng bồi thêm một tên lửa nữa, nhằm gây thương vong tối đa.
Người Ukraine đã bị choáng váng trước chiến thuật này, vì họ đã quen với việc chỉ có một đòn tấn công của Iskander; sau đó thường là Nga sẽ dừng. Nhưng chiến thuật mới của Nga là một cuộc tấn công tiếp theo sẽ được thực hiện, để làm tăng tối đa thương vong; chiến thuật này khiến Ukraine bị sốc.
Thông tin này được cung cấp bởi phóng viên chiến trường hàng đầu của Nga, Alexander Kots, người đã quan sát hoạt động này dựa trên các đoạn video và thông tin về các hoạt động chiến trường của Quân đội Nga.
Một số nhóm trên mạng Telegram của Nga, tuyên bố có mối liên hệ cá nhân với các quan chức quân sự và ngành công nghiệp quốc phòng Nga cũng cho biết, Quân đội Nga có thể sử dụng nhiều tên lửa Iskander hơn, vì các nhà máy của Nga đã tăng cường sản xuất tên lửa này và việc sản xuất không hề bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Tên lửa di động tầm ngắn Iskander là loại tên lửa chiến thuật, có khả năng cơ động cao, tầm bắn tối đa khoảng 500 km. Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Đầu đạn tên lửa của Iskander có thể phá hủy các sở chỉ huy, nơi tập trung binh lực tập trung, hệ thống phòng không của đối phương”.
Thông tin của Eurasian Times dẫn lời Kots, đề cập đến cuộc tấn công bằng triển khai Iskander ở khu vực Zaporizhzhia. Kots đã chứng kiến “việc sử dụng hiệu quả hơn tên lửa Iskander”. “Trước đây, những tên lửa này được sử dụng riêng lẻ, nhưng chiến thuật mới của quân đội Nga sử dụng nhiều tên lửa hơn vào cùng một mục tiêu”.
Chiến thuật phóng bồi tên lửa của Nga là cuộc tấn công thứ hai vào chính mục tiêu mà tên lửa Iskander đầu tiên bắn trúng, đã khiến binh lính Ukraine “bất ngờ”; khi họ đã “quen với các cuộc tấn công đơn lẻ” bằng tên lửa Iskander của Nga.
“Đầu tiên, một tên lửa Iskander được phóng đi, tiêu diệt mục tiêu đã định. Sau khi quân đội Ukraine tiếp cận hiện trường vụ nổ, một tên lửa Iskander khác được phóng bồi, khiến lực lượng cứu hộ thiệt hại nặng bởi tên lửa thứ hai”, Kots viết.
Mở rộng hơn nữa, Kots đề cập đến những đoạn phim (không được tiết lộ) cho thấy rằng, sau khi “một tên lửa bị bắn trúng và người Ukraine chạy đến dọn đống đổ nát, họ đã bị trúng thêm tên lửa thứ hai”. Như vậy có thể hiểu Nga hoàn toàn kiểm soát mục tiêu, phóng bồi tên lửa khi đối phương bất ngờ.
“Việc kiểm soát mục tiêu” ở đây có thể Kots đang đề cập đến loại UAV trinh sát Sirius/Inokhodets-RU, đây là loại UAV trinh sát/chiến đấu có tầm hoạt động trung bình/cao (MALE/HALE), tương đương như MQ-9 Reaper của Mỹ. Loại UAV ngay giúp tăng cường khả năng tình báo-giám sát-trinh sát (ISR) của Nga.
Trước đó thường chỉ có một tên lửa Iskander được phóng vào một mục tiêu và mục tiêu này được coi là bị tiêu diệt; nhưng bây giờ mọi thứ đang thay đổi, khi một số tên lửa Iskander được phóng đồng thời vào một mục tiêu, Kots nói thêm.
Kots cũng trích dẫn một trường hợp ba tên lửa Iskander lần lượt tấn công một nhà máy sản xuất xe bọc thép ở Kharkov. Ngoài ra, vào ngày 1/11, Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết, tên lửa Iskander của Quân khu miền Tây, đã “tiến hành các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng của Quân đội Ukraine”.
Mặc dù Bộ Quốc phòng Nga không rõ thời điểm các cuộc tấn công bằng tên lửa Iskander nói trên xảy ra, nhưng hai tài liệu và video công khai cuối cùng về hoạt động của tên lửa Iskander mà Bộ Quốc phòng Nga cung cấp, đã đưa ra một số manh mối.
Trận địa Iskander được bố trí ở cách xa tiền tuyến “nhiều km” và đã thực hiện các vụ phóng thành công, vô hiệu hóa các mục tiêu và được dùng làm bằng chứng. Thông cáo Bộ Quốc phòng Nga cho biết, có “nhiều hơn một tên lửa” Iskander đã được phóng đến mục tiêu.
Đoạn video được Bộ Quốc phòng Nga phát hành đã chứng minh điều này. Một xe vận chuyển đạn tên lửa (TEL) và một bệ phóng tiến đến cạnh nhau, và đạn được nạp vào bệ phóng giống biến thể Iskander-K.
Phiên bản Iskander-K được phóng từ một ống phóng kiêm ống bảo quản và có hình dạng khác biệt so với phiên bản đạn đạo có đầu hình nón. Khi hoàng hôn buông xuống, hai tên lửa được phóng từ một trận địa ẩn dưới một hàng cây.
Vào ngày 17/11, Bộ Quốc phòng Nga cũng phát hành một video khác về một bệ phóng tên lửa đạn đạo Iskander đang di chuyển vào trận địa. Khi tấm che bảo vệ khoang chứa tên lửa được mở ra, tên lửa được nâng lên ở tư thế phóng.
Bộ Quốc phòng Nga mô tả đơn vị tên lửa Iskander đang làm công tác chuẩn bị phóng đạn vào “một sở chỉ huy bí mật của quân đội Ukraine, đã bị trinh sát Nga phát hiện”. Sau khi nhận được tọa độ, xe phóng cơ động vào trận địa, làm công tác chuẩn bị phóng trong “vài phút” và phóng tên lửa trước khi cơ động ra vị trí khác.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, điểm độc đáo của tổ hợp Iskander, đó là chúng được trang bị cả tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Trong hành trình bay, Iskander khả năng phóng mồi bẫy, để đánh lừa hệ thống phòng không của đối phương và trên thực tế là lực lượng phòng không của Ukraine không thể đánh chặn loại tên lửa này.
Nếu như tên lửa đạn đạo Iskander có tốc độ cao và khả năng thay đổi quỹ đạo bay một cách “lắt léo”, có thể tiêu diệt mục tiêu gần như trong “thời gian thực”; thì phiên bản tên lửa hành trình Iskander có thể bay ở độ cao cực thấp và bám địa hình, nên không thể phát hiện ra chúng; thông tin của Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm.
Một bệ phóng tên lửa Iskander của Nga thực hành phóng đạn. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga.