Trên chiến trường Bakhmut, chiến thuật chủ yếu của quân đội Nga là tấn công bằng lực lượng quy mô nhỏ, tìm và thu hút quân phòng ngự Ukraine để khai hỏa, sau đó tiêu diệt bằng lực lượng pháo binh.Đây cũng là chiến thuật sở trường của tướng Surovikin, trên chiến trường Syria; tại Syria, tướng Surovikin để cho quân đội Nga và quân đội Syria chiếm giữ điểm chốt, thu hút sự bao vây của phe đối lập Syria, sau đó dùng hỏa lực mạnh tiêu diệt.Trên chiến trường Nga-Ukraine, tướng Sulovkin lại áp dụng chiến thuật này, nhưng lần này nó trở thành một cuộc tấn công của quân đội Nga, liên tục phá hủy các điểm chốt của quân đội Ukraine bằng hỏa lực mạnh, buộc quân đội Ukraine phải tiếp tục bổ sung cho Bakhmut, để không thể để mất trận địa quan trọng này.Bakhmut được ví là “máy xay thịt” của quân đội Ukraine, đồng thời Bakhmut cũng là “công xưởng tử thần” của quân đội Nga. Trên chiến trường Bakhmut, một lữ đoàn bộ binh của quân đội Ukraine sẽ nằm rải rác trên chiến tuyến dài 3 km. Trong xung đột hiện đại, sự tập trung cao hơn có xu hướng làm giảm khả năng sống sót.Do đó, trong các cuộc xung đột ngày nay, khả năng triển khai phân tán và tấn công gián tiếp tầm xa là rất quan trọng. Các vị trí phía trước của Quân đội Ukraine đều được triển khai theo phương thức phân tán, còn mấu chốt thực sự là đòn tấn công chính xác gián tiếp của pháo binh Quân đội Ukraine theo chiều sâu.Trong số các phương tiện trinh sát của Ukraine có các hệ thống như UAV, hệ thống tác chiến điện tử và radar trinh sát pháo binh. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rất nhiều hình ảnh từ cuộc tấn công của Bakhmut vào quân đội Nga hầu như mỗi ngày.Trong những bức ảnh này, có thể thấy lần lượt các đội tấn công của Nga đã bị pháo binh Ukraine ngăn chặn từ khoảng cách xa. Cho dù đó là cuộc tấn công nhóm của lực lượng bán quân sự Wagner hay cuộc tấn công chiến thuật chung của xe tăng và xe chiến đấu bộ binh của quân đội chính quy Nga, hầu hết đều bị pháo binh Ukraine ngăn chặn từ xa.Theo quân đội Ukraine, một nửa thương vong của quân đội Nga trên chiến trường Ukraine đến từ mặt trận Bakhmut. Tuy nhiên, phía Nga cũng cho rằng quân đội Ukraine phải hứng chịu rất nhiều tổn thất ở mặt trận này.Mặc dù Quân đội Nga đúng là có ưu thế hỏa lực gấp hơn 10 lần, nhưng họ khó có thể chế áp và tấn công hiệu quả vào các khu vực chiều sâu của pháo binh Ukraine. Nói chung, pháo binh của quân đội Ukraine được bố trí sau chiến tuyến 10 km và chủ yếu tấn công khu vực cách chiến tuyến 10 km.Ngược lại Quân đội Nga rất khó giám sát khu vực sau chiến tuyến 10 km; ngay cả khi mục tiêu được tìm thấy, quân đội Nga không có liên kết dữ liệu tốc độ cao và thiếu hệ thống pháo binh kỹ thuật số. Bằng cách này, ngay cả khi quân đội Nga phát hiện thấy mục tiêu, nó sẽ được truyền đến pháo binh, thao tác thủ công để phóng tên lửa, v.v.Vào thời điểm đạn pháo Nga bắt đầu bắn chế áp vào các trận địa pháo binh Ukraine, thì pháo binh Ukraine đã ở cách đó vài km. Đặc biệt, phần lớn pháo binh của quân đội Nga đều bắn đạn pháo thông thường, nên độ chính xác không cao. UAV siêu nhỏ của quân đội Nga không thể bay cách tuyến phòng thủ Ukraine 10 km và UAV cỡ trung bình của quân đội Nga khó có thể sống sót trên chiến trường. Bởi lẽ, phía sau đơn vị pháo binh cơ động của Quân đội Ukraine là các đơn vị tên lửa phòng không vác vai Stinger. Đây là lý do tại sao với ưu thế hỏa lực gấp 10 lần của quân đội Nga, vẫn không thể chế áp được pháo binh Ukraine, và cũng là lý do quân đội Nga cùng lực lượng bán quân sự Wagner với hàng chục nghìn quân mà không thể giành quyền kiểm soát Bakhmut trong hơn 5 tháng. Tuy nhiên, lực lượng pháo binh Nga có thể tiêu diệt các vị trí phòng ngự phía trước của quân đội Ukraine bằng hỏa lực bắn theo kiểu “mưa đạn”, khiến quân đội Ukraine ở các vị trí tiền tiêu của Bakhmut bị tổn thất nặng nề, nên Bakhmut được ví là “máy xay thịt” của Quân đội Ukraine. Bất kể quân đội Nga tập trung pháo binh và tên lửa bắn phá ác liệt các vị trí tiền phương của quân đội Ukraine, nhưng chỉ cần quân đội Nga tiến hành một cuộc tấn công trên bộ, họ sẽ trở thành mục tiêu của lực lượng pháo cơ động của quân đội Ukraine ở phía sau.Trên thực tế, quân đội Nga muốn tràn ngập được Bakhmut, Không quân Nga phải chế áp được đơn vị pháo binh Ukraine ở phía sau; còn nếu không, bất kể tổ chức tấn công như thế nào, thương vong sẽ cực kỳ cao.Nếu không có sự giám sát toàn diện trên chiến trường và các đòn tấn công của Không quân Nga, nhằm triệt tiêu hoàn toàn pháo binh Ukraine, quân đội Nga sẽ khó có thể nhanh chóng tràn ngập được Bakhmut. Ngoài ra Quân đội Nga phải sử dụng các đòn tấn công bằng đường không, để cắt đứt đường tiếp tế hậu cần của quân đội Ukraine tại chiến trường Bakhmut. Và bây giờ “máy xay thịt” Bakhmut trông ngày càng giống chiến tuyến Verdun trong thế chiến thứ nhất.Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, quân đội Đức chuẩn bị biến Verdun thành “cối xay thịt” cho quân đội Pháp, nhưng cuối cùng quân đội Đức cũng nhận ra rằng, tất cả các bên tham chiến ở Verdun, đều phải trả giá rất đắt, với số lượng binh lính hy sinh hàng ngày tăng chóng mặt.
Trên chiến trường Bakhmut, chiến thuật chủ yếu của quân đội Nga là tấn công bằng lực lượng quy mô nhỏ, tìm và thu hút quân phòng ngự Ukraine để khai hỏa, sau đó tiêu diệt bằng lực lượng pháo binh.
Đây cũng là chiến thuật sở trường của tướng Surovikin, trên chiến trường Syria; tại Syria, tướng Surovikin để cho quân đội Nga và quân đội Syria chiếm giữ điểm chốt, thu hút sự bao vây của phe đối lập Syria, sau đó dùng hỏa lực mạnh tiêu diệt.
Trên chiến trường Nga-Ukraine, tướng Sulovkin lại áp dụng chiến thuật này, nhưng lần này nó trở thành một cuộc tấn công của quân đội Nga, liên tục phá hủy các điểm chốt của quân đội Ukraine bằng hỏa lực mạnh, buộc quân đội Ukraine phải tiếp tục bổ sung cho Bakhmut, để không thể để mất trận địa quan trọng này.
Bakhmut được ví là “máy xay thịt” của quân đội Ukraine, đồng thời Bakhmut cũng là “công xưởng tử thần” của quân đội Nga. Trên chiến trường Bakhmut, một lữ đoàn bộ binh của quân đội Ukraine sẽ nằm rải rác trên chiến tuyến dài 3 km. Trong xung đột hiện đại, sự tập trung cao hơn có xu hướng làm giảm khả năng sống sót.
Do đó, trong các cuộc xung đột ngày nay, khả năng triển khai phân tán và tấn công gián tiếp tầm xa là rất quan trọng. Các vị trí phía trước của Quân đội Ukraine đều được triển khai theo phương thức phân tán, còn mấu chốt thực sự là đòn tấn công chính xác gián tiếp của pháo binh Quân đội Ukraine theo chiều sâu.
Trong số các phương tiện trinh sát của Ukraine có các hệ thống như UAV, hệ thống tác chiến điện tử và radar trinh sát pháo binh. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rất nhiều hình ảnh từ cuộc tấn công của Bakhmut vào quân đội Nga hầu như mỗi ngày.
Trong những bức ảnh này, có thể thấy lần lượt các đội tấn công của Nga đã bị pháo binh Ukraine ngăn chặn từ khoảng cách xa. Cho dù đó là cuộc tấn công nhóm của lực lượng bán quân sự Wagner hay cuộc tấn công chiến thuật chung của xe tăng và xe chiến đấu bộ binh của quân đội chính quy Nga, hầu hết đều bị pháo binh Ukraine ngăn chặn từ xa.
Theo quân đội Ukraine, một nửa thương vong của quân đội Nga trên chiến trường Ukraine đến từ mặt trận Bakhmut. Tuy nhiên, phía Nga cũng cho rằng quân đội Ukraine phải hứng chịu rất nhiều tổn thất ở mặt trận này.
Mặc dù Quân đội Nga đúng là có ưu thế hỏa lực gấp hơn 10 lần, nhưng họ khó có thể chế áp và tấn công hiệu quả vào các khu vực chiều sâu của pháo binh Ukraine. Nói chung, pháo binh của quân đội Ukraine được bố trí sau chiến tuyến 10 km và chủ yếu tấn công khu vực cách chiến tuyến 10 km.
Ngược lại Quân đội Nga rất khó giám sát khu vực sau chiến tuyến 10 km; ngay cả khi mục tiêu được tìm thấy, quân đội Nga không có liên kết dữ liệu tốc độ cao và thiếu hệ thống pháo binh kỹ thuật số. Bằng cách này, ngay cả khi quân đội Nga phát hiện thấy mục tiêu, nó sẽ được truyền đến pháo binh, thao tác thủ công để phóng tên lửa, v.v.
Vào thời điểm đạn pháo Nga bắt đầu bắn chế áp vào các trận địa pháo binh Ukraine, thì pháo binh Ukraine đã ở cách đó vài km. Đặc biệt, phần lớn pháo binh của quân đội Nga đều bắn đạn pháo thông thường, nên độ chính xác không cao.
UAV siêu nhỏ của quân đội Nga không thể bay cách tuyến phòng thủ Ukraine 10 km và UAV cỡ trung bình của quân đội Nga khó có thể sống sót trên chiến trường. Bởi lẽ, phía sau đơn vị pháo binh cơ động của Quân đội Ukraine là các đơn vị tên lửa phòng không vác vai Stinger.
Đây là lý do tại sao với ưu thế hỏa lực gấp 10 lần của quân đội Nga, vẫn không thể chế áp được pháo binh Ukraine, và cũng là lý do quân đội Nga cùng lực lượng bán quân sự Wagner với hàng chục nghìn quân mà không thể giành quyền kiểm soát Bakhmut trong hơn 5 tháng.
Tuy nhiên, lực lượng pháo binh Nga có thể tiêu diệt các vị trí phòng ngự phía trước của quân đội Ukraine bằng hỏa lực bắn theo kiểu “mưa đạn”, khiến quân đội Ukraine ở các vị trí tiền tiêu của Bakhmut bị tổn thất nặng nề, nên Bakhmut được ví là “máy xay thịt” của Quân đội Ukraine.
Bất kể quân đội Nga tập trung pháo binh và tên lửa bắn phá ác liệt các vị trí tiền phương của quân đội Ukraine, nhưng chỉ cần quân đội Nga tiến hành một cuộc tấn công trên bộ, họ sẽ trở thành mục tiêu của lực lượng pháo cơ động của quân đội Ukraine ở phía sau.
Trên thực tế, quân đội Nga muốn tràn ngập được Bakhmut, Không quân Nga phải chế áp được đơn vị pháo binh Ukraine ở phía sau; còn nếu không, bất kể tổ chức tấn công như thế nào, thương vong sẽ cực kỳ cao.
Nếu không có sự giám sát toàn diện trên chiến trường và các đòn tấn công của Không quân Nga, nhằm triệt tiêu hoàn toàn pháo binh Ukraine, quân đội Nga sẽ khó có thể nhanh chóng tràn ngập được Bakhmut.
Ngoài ra Quân đội Nga phải sử dụng các đòn tấn công bằng đường không, để cắt đứt đường tiếp tế hậu cần của quân đội Ukraine tại chiến trường Bakhmut. Và bây giờ “máy xay thịt” Bakhmut trông ngày càng giống chiến tuyến Verdun trong thế chiến thứ nhất.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, quân đội Đức chuẩn bị biến Verdun thành “cối xay thịt” cho quân đội Pháp, nhưng cuối cùng quân đội Đức cũng nhận ra rằng, tất cả các bên tham chiến ở Verdun, đều phải trả giá rất đắt, với số lượng binh lính hy sinh hàng ngày tăng chóng mặt.