Chính quyền Kiev và truyền thông phương Tây đã gây ồn ào khi tuyên bố, Quân đội Nga sẽ mở cuộc tấn công quy mô lớn vào mùa xuân, với hàng trăm nghìn quân được tập hợp, khoảng 5.000 xe tăng, chiến xa và xe bọc thép được huy động cùng hàng trăm máy bay chiến đấu.Tuy nhiên, cục diện chiến trường Ukraine vẫn như cũ, Quân đội Nga chưa phát động tấn công quy mô lớn. Nhiều đơn vị quân Nga đến chiến trường, nhưng gần như ở thế “án binh bất động”.Hiện chỉ có lực lượng lính đánh thuê Wagner của Nga là đang tích cực tổ chức các cuộc tấn công dữ dội vào thành phố Bakhmut. Hiện giới phân tích quân sự thắc mắc, tại sao lực lượng quân đội chính quy của Nga lại “án binh bất động”; trong khi lính đánh thuê lại “làm việc cật lực”?Tính đến chiều 13/3, lực lượng lính đánh thuê Wagner đã tiến vào nội đô Bakhmut và tràn ngập khoảng 60% diện tích khu đô thị. Trong khi tiến vào thành phố, lực lượng Wagner đã bị quân Ukraine chặn từ hướng bên ngoài; tuy nhiên khoảng cách vòng vây không ngừng thu hẹp.Nếu Quân đội Nga sẵn sàng tăng viện lực lượng để áp đảo, họ có thể bao vây hoàn toàn Bakhmut. Nhưng điều kỳ lạ là Quân đội Nga vẫn án binh bất động và để quân tiếp viện Ukraine áp sát Bakhmut. Thông tin tình báo Nga cho biết, quân số tiếp viện của Ukraine khoảng 20.000 quân.Có ý kiến cho rằng, Quân đội Nga có thể đã cố ý bày ra nước đi như vậy, để cho Quân đội Ukraine tiếp tục “câu giờ”, cùng lực lượng lính đánh thuê Wagner tiến hành cuộc chiến tranh tiêu hao; đúng như câu nói “ngồi trên núi xem hổ đấu”.Khi lực lượng chủ lực của Quân đội Ukraine gần như kiệt sức, lúc này những trở ngại ngăn cản quân Nga sẽ giảm đi và quân Nga có thể thuận lợi tiến vào trung tâm của Donbass; sau đó hoàn thành mục tiêu tràn ngập toàn bộ khu vực Donbass với tổn thất nhỏ nhất.Về phần Quân đội Nga đang chờ đợi ở các mặt trận khác, họ tập trung sức lực vào việc xây dựng các trận địa phòng ngự kiên cố. Việc lính đánh thuê Wagner cầm chân Quân đội Ukraine tại Bakhmut, điều này cũng có thể là để câu giờ cho việc quân Nga ở các chiến trường khác xây dựng các trận địa phòng ngự.Theo các hình ảnh vệ tinh do Mỹ công bố, Quân đội Nga đã xây dựng những "Tuyến phòng thủ Maginot" ở Zaporozhye và Kherson, để ngăn chặn một cuộc phản công có thể xảy ra của Quân đội Ukraine trong tương lai.Ngoài chiến lược kỳ lạ của Quân đội Nga ở các chiến trường, thì các cuộc tập kích bằng tên lửa của Quân đội Nga vào Ukraine cũng không theo thứ tự và không theo quy luật.Nếu Quân đội Nga muốn phá hủy hoàn toàn cơ sở hạ tầng và cơ sở năng lượng của Ukraine thì nên tiếp tục tấn công; nhưng Quân đội Nga luôn phóng một loạt tên lửa cách quãng rồi tạm dừng theo kiểu, “đánh cá một ngày, phơi lưới hai ngày”; đây là chiến thuật “thực sự khó hiểu” của Quân đội Nga?Đánh giá từ bối cảnh của mỗi cuộc không kích của Quân đội Nga, có vẻ như nó không liên quan gì đến diễn biến trên chiến trường Ukraine; mà chỉ liên quan đến cuộc tấn công của Quân đội Ukraine vào lãnh thổ Nga.Khi Quân đội Ukraine liên tục tấn công vào lãnh thổ Nga trong một khoảng thời gian nhất định (thường bằng UAV tự sát tầm xa như UAV Tu-144, được sản xuất từ thời Liên Xô, nhưng được Ukraine nâng cấp và cải tiến), thì Quân đội Nga sẽ tiến hành các cuộc không kích.Gần đây nhất, Quân đội Ukraine đã điều động nhiều đợt máy bay không người lái tấn công vào lãnh thổ Nga, thậm chí đe dọa cả thủ đô Moskva; và ngay lập tức, Quân đội Nga lại phóng tên lửa tấn công Ukraine.Tuy nhiên cũng không có gì quá khó hiểu với “chiến thuật kỳ lạ” của Quân đội Nga; về thực chất là nhằm kiểm soát nhịp điệu của cuộc xung đột Nga-Ukraine, tránh sự lan rộng và leo thang.Trên thực tế, Moskva không muốn cuộc xung đột Nga-Ukraine vượt khỏi tầm kiểm soát do sự can thiệp của phương Tây và cũng không sẵn sàng phá hủy hoàn toàn Ukraine vì cuộc xung đột này. Moskva hy vọng sẽ đạt được mục tiêu tràn ngập Donbass với cường độ xung đột thấp nhất và tránh gây tổn hại nhiều hơn cho Nga từ cuộc xung đột này.Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Zelensky không có suy nghĩ như lãnh đạo Điện Kremlin, mà cố tình mở rộng mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine; thậm chí còn hy vọng chiến tranh sẽ lan rộng đến lãnh thổ Nga, từ đó buộc Nga phải rút quân khỏi Ukraine.
Chính quyền Kiev và truyền thông phương Tây đã gây ồn ào khi tuyên bố, Quân đội Nga sẽ mở cuộc tấn công quy mô lớn vào mùa xuân, với hàng trăm nghìn quân được tập hợp, khoảng 5.000 xe tăng, chiến xa và xe bọc thép được huy động cùng hàng trăm máy bay chiến đấu.
Tuy nhiên, cục diện chiến trường Ukraine vẫn như cũ, Quân đội Nga chưa phát động tấn công quy mô lớn. Nhiều đơn vị quân Nga đến chiến trường, nhưng gần như ở thế “án binh bất động”.
Hiện chỉ có lực lượng lính đánh thuê Wagner của Nga là đang tích cực tổ chức các cuộc tấn công dữ dội vào thành phố Bakhmut. Hiện giới phân tích quân sự thắc mắc, tại sao lực lượng quân đội chính quy của Nga lại “án binh bất động”; trong khi lính đánh thuê lại “làm việc cật lực”?
Tính đến chiều 13/3, lực lượng lính đánh thuê Wagner đã tiến vào nội đô Bakhmut và tràn ngập khoảng 60% diện tích khu đô thị. Trong khi tiến vào thành phố, lực lượng Wagner đã bị quân Ukraine chặn từ hướng bên ngoài; tuy nhiên khoảng cách vòng vây không ngừng thu hẹp.
Nếu Quân đội Nga sẵn sàng tăng viện lực lượng để áp đảo, họ có thể bao vây hoàn toàn Bakhmut. Nhưng điều kỳ lạ là Quân đội Nga vẫn án binh bất động và để quân tiếp viện Ukraine áp sát Bakhmut. Thông tin tình báo Nga cho biết, quân số tiếp viện của Ukraine khoảng 20.000 quân.
Có ý kiến cho rằng, Quân đội Nga có thể đã cố ý bày ra nước đi như vậy, để cho Quân đội Ukraine tiếp tục “câu giờ”, cùng lực lượng lính đánh thuê Wagner tiến hành cuộc chiến tranh tiêu hao; đúng như câu nói “ngồi trên núi xem hổ đấu”.
Khi lực lượng chủ lực của Quân đội Ukraine gần như kiệt sức, lúc này những trở ngại ngăn cản quân Nga sẽ giảm đi và quân Nga có thể thuận lợi tiến vào trung tâm của Donbass; sau đó hoàn thành mục tiêu tràn ngập toàn bộ khu vực Donbass với tổn thất nhỏ nhất.
Về phần Quân đội Nga đang chờ đợi ở các mặt trận khác, họ tập trung sức lực vào việc xây dựng các trận địa phòng ngự kiên cố. Việc lính đánh thuê Wagner cầm chân Quân đội Ukraine tại Bakhmut, điều này cũng có thể là để câu giờ cho việc quân Nga ở các chiến trường khác xây dựng các trận địa phòng ngự.
Theo các hình ảnh vệ tinh do Mỹ công bố, Quân đội Nga đã xây dựng những "Tuyến phòng thủ Maginot" ở Zaporozhye và Kherson, để ngăn chặn một cuộc phản công có thể xảy ra của Quân đội Ukraine trong tương lai.
Ngoài chiến lược kỳ lạ của Quân đội Nga ở các chiến trường, thì các cuộc tập kích bằng tên lửa của Quân đội Nga vào Ukraine cũng không theo thứ tự và không theo quy luật.
Nếu Quân đội Nga muốn phá hủy hoàn toàn cơ sở hạ tầng và cơ sở năng lượng của Ukraine thì nên tiếp tục tấn công; nhưng Quân đội Nga luôn phóng một loạt tên lửa cách quãng rồi tạm dừng theo kiểu, “đánh cá một ngày, phơi lưới hai ngày”; đây là chiến thuật “thực sự khó hiểu” của Quân đội Nga?
Đánh giá từ bối cảnh của mỗi cuộc không kích của Quân đội Nga, có vẻ như nó không liên quan gì đến diễn biến trên chiến trường Ukraine; mà chỉ liên quan đến cuộc tấn công của Quân đội Ukraine vào lãnh thổ Nga.
Khi Quân đội Ukraine liên tục tấn công vào lãnh thổ Nga trong một khoảng thời gian nhất định (thường bằng UAV tự sát tầm xa như UAV Tu-144, được sản xuất từ thời Liên Xô, nhưng được Ukraine nâng cấp và cải tiến), thì Quân đội Nga sẽ tiến hành các cuộc không kích.
Gần đây nhất, Quân đội Ukraine đã điều động nhiều đợt máy bay không người lái tấn công vào lãnh thổ Nga, thậm chí đe dọa cả thủ đô Moskva; và ngay lập tức, Quân đội Nga lại phóng tên lửa tấn công Ukraine.
Tuy nhiên cũng không có gì quá khó hiểu với “chiến thuật kỳ lạ” của Quân đội Nga; về thực chất là nhằm kiểm soát nhịp điệu của cuộc xung đột Nga-Ukraine, tránh sự lan rộng và leo thang.
Trên thực tế, Moskva không muốn cuộc xung đột Nga-Ukraine vượt khỏi tầm kiểm soát do sự can thiệp của phương Tây và cũng không sẵn sàng phá hủy hoàn toàn Ukraine vì cuộc xung đột này. Moskva hy vọng sẽ đạt được mục tiêu tràn ngập Donbass với cường độ xung đột thấp nhất và tránh gây tổn hại nhiều hơn cho Nga từ cuộc xung đột này.
Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine Zelensky không có suy nghĩ như lãnh đạo Điện Kremlin, mà cố tình mở rộng mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine; thậm chí còn hy vọng chiến tranh sẽ lan rộng đến lãnh thổ Nga, từ đó buộc Nga phải rút quân khỏi Ukraine.