Kể từ khi bùng nổ xung đột Nga-Ukraine vào đầu năm 2022, Quân đội Nga và Ukraine đã giao tranh ác liệt trên các chiến trường ở miền đông, miền bắc và miền nam Ukraine; hiện tại cả hai bên rơi vào cuộc chiến tiêu hao. Bước sang tháng 7, cục diện đối đầu giữa hai quân đội trên chiến trường Nga-Ukraine đang dần có sự thay đổi. Quân đội Nga đã đạt được những kết quả đáng chú ý trong các cuộc tấn công vào Ukraine theo nhiều hướng. Có ba khía cạnh tiến bộ đáng được chú ý.Theo báo chí Đức ngày 9/7 đưa tin, Quân đội Nga đã chiếm đóng một số làng và thị trấn của Ukraine trên hướng Donbass, trong đó có làng Sokil và Voskhod. Lực lượng chiến đấu của Ukraine ở tiền tuyến cũng thừa nhận rằng, các cuộc tấn công này của quân Nga khá thành công và cứ sau vài tuần, một số ngôi làng do Quân đội Ukraine kiểm soát lại bị chiếm.Tổng thống Zelensky đã nhiều lần phàn nàn với các nước phương Tây rằng, so với Quân đội Nga, nhược điểm về pháo binh của Quân đội Ukraine là rất rõ ràng. Mỗi khi có tin quân Nga đột phá sâu vào tuyến phòng ngự của quân Ukraine, đồng nghĩa với việc khu vực đó đã bị phá hủy hoàn toàn và san bằng.So với tình trạng trước chiến tranh, Quân đội Nga hiện nay đã được chuẩn bị đầy đủ hơn về hỏa lực pháo binh và bệ phóng tên lửa, đặc biệt là bom lượn có sức công phá cao. Quân đội Ukraine đóng tại Kharkov cho biết, mỗi tuần họ phải hứng chịu ít nhất 800 quả bom lượn có điều khiển của Nga. Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/7 công bố kết quả Quân đội Nga sử dụng thành công tên lửa Iskander-M, tiến hành tấn công thành công nhiều khu vực ở Ukraine, phá hủy một kho đạn cũng như một số bệ phóng tên lửa HIMARS và nhân sự vào thời điểm đó.Mục tiêu chính hiện nay của Quân đội Nga là các cơ sở quân sự ở Ukraine hoặc cơ sở hạ tầng quan trọng liên quan đến tiềm lực quân sự như nhà máy điện, trung tâm phân phối điện, cơ sở sản xuất quốc phòng,... Đồng thời lựa chọn "cởi mở" với các cơ sở dân sự ở Ukraine.Do các cuộc tấn công của Nga, hoạt động sản xuất quân sự của Ukraine bị ảnh hưởng rất lớn. Có thông tin cho rằng, tốc độ sản xuất của các nhà máy sản xuất UAV của Ukraine không còn có thể đáp ứng mức tiêu thụ khổng lồ ở tuyến đầu, vì năng lượng cần thiết cho sản xuất không thể được đảm bảo một cách hiệu quả.Theo thông tin mới nhất từ Quân đội Ukraine ngày 10/7, Quân đội Nga đã đạt được tiến bộ đáng kể về nhiều hướng trên tiền tuyến. Giao tranh ác liệt nổ ra giữa hai bên tại các khu vực như Donetsk, Kharkov, phía tây và phía bắc Marinka... Do không thể chống chọi trước cuộc tấn công ác liệt của Nga, một số đơn vị Ukraine không còn cách nào khác là phải rút lui, và một số nút then chốt trở thành tâm điểm tranh chấp. Ví dụ, gần hồ chứa Karlivka ở tây nam Avdiivka và gần Krasnohorivka.Tranh thủ khi lực lượng phòng không của Quân đội Ukraine đang bị thiếu hụt đạn tên lửa, Quân đội Nga đã liên tục sử dụng lực lượng không quân, tấn công các lực lượng mặt đất Ukraine bằng bom lượn có điều khiển. Rõ ràng là Nga muốn đánh chiếm Krasnohorivka từ ba phía và kiểm soát hoàn toàn khu vực này.Với chiến lược “góp nhặt thắng lợi nhỏ thành thắng lợi lớn” của Quân đội Nga, khiến nhiều chuyên gia quân sự phương Tây lo lắng. Họ tin rằng cuộc đột phá hiện tại của Quân đội Nga vào Ukraine chỉ tiến vài trăm mét hoặc một hoặc hai km một ngày, hoặc thậm chí một tuần, nhưng kết quả là rõ ràng.Tổng thống Zelensky trước đó đã phàn nàn với phương Tây rằng, Ukraine cần ít nhất khoảng 25 tiểu đoàn tên lửa phòng không Patriot, để bảo vệ toàn bộ mặt trận Ukraine. Tuy nhiên đây là con số vượt xa những gì mà phương Tây có thể cung cấp. Một số người lo ngại rằng, số máy bay chiến đấu F-16 mà Hà Lan và các nước châu Âu cung cấp cho Ukraine vẫn chưa sẵn sàng. Cùng với đó, việc Quân đội Nga liên tiếp tấn công sân bay của Ukraine cho thấy, Nga có khả năng phát hiện và tấn công các mục tiêu ở sâu trong lãnh thổ Ukraine. Nói cách khác, một khi những chiếc F-16 này được bàn giao cho Ukraine, khả năng cao chúng sẽ bị Nga tiêu diệt từ trên mặt đất. Thứ hai, uy tín của vũ khí phương Tây sẽ bị tổn hại. Thứ ba là điều quan trọng nhất, đó là những lời tuyên truyền về tiêm kích F-16 có thể xoay chuyển cục diện chiến trường sẽ bị vạch trần.Theo thống kê, kể từ khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” chống lại Ukraine, Mỹ đã viện trợ quân sự tổng cộng hơn 51 tỷ USD cho Ukraine. Theo một số nguồn tin, Tổng thống Zelensky chưa muốn rời đi, là vì ông tin sự trợ giúp của phương Tây có thể giúp Ukraine đánh bại Nga. Khi mùa hè năm 2024 đã sắp qua, đặc biệt là sau khi nhiệm kỳ danh nghĩa của Tổng thống Zelensky đã kết thúc, nhưng Ukraine chưa thể tiến hành bầu cử, thì việc ai đó phải chịu trách nhiệm về tình hình chiến trường Nga-Ukraine là điều không thể tránh khỏi. (Nguồn ảnh: Topwar, Sina, CNN, Southfront.press).
Kể từ khi bùng nổ xung đột Nga-Ukraine vào đầu năm 2022, Quân đội Nga và Ukraine đã giao tranh ác liệt trên các chiến trường ở miền đông, miền bắc và miền nam Ukraine; hiện tại cả hai bên rơi vào cuộc chiến tiêu hao.
Bước sang tháng 7, cục diện đối đầu giữa hai quân đội trên chiến trường Nga-Ukraine đang dần có sự thay đổi. Quân đội Nga đã đạt được những kết quả đáng chú ý trong các cuộc tấn công vào Ukraine theo nhiều hướng. Có ba khía cạnh tiến bộ đáng được chú ý.
Theo báo chí Đức ngày 9/7 đưa tin, Quân đội Nga đã chiếm đóng một số làng và thị trấn của Ukraine trên hướng Donbass, trong đó có làng Sokil và Voskhod. Lực lượng chiến đấu của Ukraine ở tiền tuyến cũng thừa nhận rằng, các cuộc tấn công này của quân Nga khá thành công và cứ sau vài tuần, một số ngôi làng do Quân đội Ukraine kiểm soát lại bị chiếm.
Tổng thống Zelensky đã nhiều lần phàn nàn với các nước phương Tây rằng, so với Quân đội Nga, nhược điểm về pháo binh của Quân đội Ukraine là rất rõ ràng. Mỗi khi có tin quân Nga đột phá sâu vào tuyến phòng ngự của quân Ukraine, đồng nghĩa với việc khu vực đó đã bị phá hủy hoàn toàn và san bằng.
So với tình trạng trước chiến tranh, Quân đội Nga hiện nay đã được chuẩn bị đầy đủ hơn về hỏa lực pháo binh và bệ phóng tên lửa, đặc biệt là bom lượn có sức công phá cao. Quân đội Ukraine đóng tại Kharkov cho biết, mỗi tuần họ phải hứng chịu ít nhất 800 quả bom lượn có điều khiển của Nga.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/7 công bố kết quả Quân đội Nga sử dụng thành công tên lửa Iskander-M, tiến hành tấn công thành công nhiều khu vực ở Ukraine, phá hủy một kho đạn cũng như một số bệ phóng tên lửa HIMARS và nhân sự vào thời điểm đó.
Mục tiêu chính hiện nay của Quân đội Nga là các cơ sở quân sự ở Ukraine hoặc cơ sở hạ tầng quan trọng liên quan đến tiềm lực quân sự như nhà máy điện, trung tâm phân phối điện, cơ sở sản xuất quốc phòng,... Đồng thời lựa chọn "cởi mở" với các cơ sở dân sự ở Ukraine.
Do các cuộc tấn công của Nga, hoạt động sản xuất quân sự của Ukraine bị ảnh hưởng rất lớn. Có thông tin cho rằng, tốc độ sản xuất của các nhà máy sản xuất UAV của Ukraine không còn có thể đáp ứng mức tiêu thụ khổng lồ ở tuyến đầu, vì năng lượng cần thiết cho sản xuất không thể được đảm bảo một cách hiệu quả.
Theo thông tin mới nhất từ Quân đội Ukraine ngày 10/7, Quân đội Nga đã đạt được tiến bộ đáng kể về nhiều hướng trên tiền tuyến. Giao tranh ác liệt nổ ra giữa hai bên tại các khu vực như Donetsk, Kharkov, phía tây và phía bắc Marinka...
Do không thể chống chọi trước cuộc tấn công ác liệt của Nga, một số đơn vị Ukraine không còn cách nào khác là phải rút lui, và một số nút then chốt trở thành tâm điểm tranh chấp. Ví dụ, gần hồ chứa Karlivka ở tây nam Avdiivka và gần Krasnohorivka.
Tranh thủ khi lực lượng phòng không của Quân đội Ukraine đang bị thiếu hụt đạn tên lửa, Quân đội Nga đã liên tục sử dụng lực lượng không quân, tấn công các lực lượng mặt đất Ukraine bằng bom lượn có điều khiển. Rõ ràng là Nga muốn đánh chiếm Krasnohorivka từ ba phía và kiểm soát hoàn toàn khu vực này.
Với chiến lược “góp nhặt thắng lợi nhỏ thành thắng lợi lớn” của Quân đội Nga, khiến nhiều chuyên gia quân sự phương Tây lo lắng. Họ tin rằng cuộc đột phá hiện tại của Quân đội Nga vào Ukraine chỉ tiến vài trăm mét hoặc một hoặc hai km một ngày, hoặc thậm chí một tuần, nhưng kết quả là rõ ràng.
Tổng thống Zelensky trước đó đã phàn nàn với phương Tây rằng, Ukraine cần ít nhất khoảng 25 tiểu đoàn tên lửa phòng không Patriot, để bảo vệ toàn bộ mặt trận Ukraine. Tuy nhiên đây là con số vượt xa những gì mà phương Tây có thể cung cấp.
Một số người lo ngại rằng, số máy bay chiến đấu F-16 mà Hà Lan và các nước châu Âu cung cấp cho Ukraine vẫn chưa sẵn sàng. Cùng với đó, việc Quân đội Nga liên tiếp tấn công sân bay của Ukraine cho thấy, Nga có khả năng phát hiện và tấn công các mục tiêu ở sâu trong lãnh thổ Ukraine.
Nói cách khác, một khi những chiếc F-16 này được bàn giao cho Ukraine, khả năng cao chúng sẽ bị Nga tiêu diệt từ trên mặt đất. Thứ hai, uy tín của vũ khí phương Tây sẽ bị tổn hại. Thứ ba là điều quan trọng nhất, đó là những lời tuyên truyền về tiêm kích F-16 có thể xoay chuyển cục diện chiến trường sẽ bị vạch trần.
Theo thống kê, kể từ khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” chống lại Ukraine, Mỹ đã viện trợ quân sự tổng cộng hơn 51 tỷ USD cho Ukraine. Theo một số nguồn tin, Tổng thống Zelensky chưa muốn rời đi, là vì ông tin sự trợ giúp của phương Tây có thể giúp Ukraine đánh bại Nga.
Khi mùa hè năm 2024 đã sắp qua, đặc biệt là sau khi nhiệm kỳ danh nghĩa của Tổng thống Zelensky đã kết thúc, nhưng Ukraine chưa thể tiến hành bầu cử, thì việc ai đó phải chịu trách nhiệm về tình hình chiến trường Nga-Ukraine là điều không thể tránh khỏi. (Nguồn ảnh: Topwar, Sina, CNN, Southfront.press).