Trong những năm đầu khi Mỹ vừa mới đặt chân tới miền Nam Việt Nam, chiến khu Dương Minh Châu hay còn có tên gọi khác là Chiến khu C được coi là cái gai trong mắt quân Mỹ vì ở đây có rất nhiều đơn vị chủ lực của Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam tập trung. Nguồn ảnh: Wiki.Bắt đầu từ ngày 14/9/1966, Quân đội Mỹ cùng quân đội ngụy Sài Gòn bắt đầu triển khai chiến dịch Attleboro với mục đích "nhổ tận gốc" các căn cứ kháng chiến của quân giải phóng ở khu vực chiến khu Dương Minh Châu. Nguồn ảnh: Star.Chiến khu Dương Minh Châu nằm ở khu vực Tây Ninh, Tây Ninh cũng được coi là một trong ba vùng tạo lên Tam Giác Sắt của lực lượng giải phóng ngay sát nách Sài Gòn, khiến tướng lính Mỹ "ăn không ngon, ngủ không yên". Nguồn ảnh: News.Từ tháng 8/1966, Mỹ và đồng minh bắt đầu tập trung lực lượng tại khu vực ven chiến khu C, theo thông tin tình báo của Mỹ, hiện tại trong Chiến khu C cóSư đoàn 9 Quân đội Nhân dân Việt Nam đóng quân (Sư đoàn 9 hay còn được gọi là Công trường 9). Nguồn ảnh: Star.Tổng cộng tham gia chiến dịch này có một Lữ đoàn bộ binh của Mỹ kèm theo nhiều đơn vị của quân đội ngụy Sài Gòn với tổng cộng 22.000 quân; trong khi đó phía ta chỉ có Sư đoàn 9 và một vài đơn vị bộ đội địa phương vẫn đang củng cố lực lượng trong khu vực này sau nhiều tháng trước đó đã giao tranh liên tục với quân đội ngụy Sài Gòn và đồng minh. Nguồn ảnh: Center.Trong 6 tuần đầu tiên của chiến dịch, không có bất cứ cuộc đụng độ lớn nào do Mỹ chủ trương tiến quân một cách dè chừng, cẩn thận trong khi đó phía ta lại chỉ thăm dò, phán đoán địch chứ không chủ động giao tranh. Nguồn ảnh: Stars.Những trận đụng độ đầu tiên phải tới đầu tháng 11/1966 mới diễn ra, nghĩa là tới gần cuối chiến dịch Attleboro, khi quân Mỹ đã quá mệt mỏi và rệu rã sau hàng tháng trời hành quân "rón rén" phía ta mới quyết định đánh. Nguồn ảnh: Stripes.Giao tranh ác liệt giữa các bên tham chiến bắt đầu từ ngày 3/11 và kéo dài tới ngày 9/11 thì mới tạm thời kết thúc. Phía ta chủ trương đánh bảo toàn lực lượng, hạn chế tối đa đối đầu với hỏa lực địch trong khi đó phía Mỹ lại sử dụng tới ưu thế trên không và pháo binh để "dập nát trận địa" của Quân giải phóng. Nguồn ảnh: 96th.Sau khi đụng độ lớn xảy ra, phía Mỹ tiếp tục hung tăng tiến quân tìm sở chỉ huy của quân giải phóng trong thời gian từ ngày 10/11 tới ngày 26/11 khi chiến dịch Attleboro kết thúc nhưng vẫn không thể tìm ra được lực lượng chính của ta và cũng như các cơ sở chính trị của ta trong khu vực chiến khu C này. Nguồn ảnh: Fine.Kết thúc trận chiến, phía Mỹ tuyên bố có 155 lính thiệt mạng, 494 lính bị thương, trong khi đó quân đội Sài Gòn có khoảng 3000 bị thương, không rõ số tử vong. Ngoài ra còn 14 trực thăng khác của phía Mỹ và đồng minh bị trúng đạn trong đó 1 chiếc rơi tại chỗ, 7 chiếc bị hư hại nặng. Nguồn ảnh: 96th.Kết thúc chiến dịch Attleboro, phía Mỹ vẫn không thể nhổ được cái gai trong mắt mình, các cơ sở chính trị của ta ở Chiến khu C vẫn được bảo toàn, lực lượng bị thiệt hại rất ít về sinh mạng. Thứ duy nhất Mỹ đạt được đó là phá hủy được vài kho lương và kho vũ khí của ta. Nguồn ảnh: Pinterest.Sau thất bại cay đắng về mặt chiến lược tại chiến khu C, Mỹ và quân đội ngụy Sài Gòn còn có thêm nhiều nỗ lực quân sự nữa để giải tỏa khu vực Dương Minh Châu với hai cuộc hành quân đại quy mô cho tới tháng 5/1967 tuy nhiên vẫn không thể Tìm-Diệt được lực lượng của ta trong khu vực này. Nguồn ảnh: Stars.
Trong những năm đầu khi Mỹ vừa mới đặt chân tới miền Nam Việt Nam, chiến khu Dương Minh Châu hay còn có tên gọi khác là Chiến khu C được coi là cái gai trong mắt quân Mỹ vì ở đây có rất nhiều đơn vị chủ lực của Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam tập trung. Nguồn ảnh: Wiki.
Bắt đầu từ ngày 14/9/1966, Quân đội Mỹ cùng quân đội ngụy Sài Gòn bắt đầu triển khai chiến dịch Attleboro với mục đích "nhổ tận gốc" các căn cứ kháng chiến của quân giải phóng ở khu vực chiến khu Dương Minh Châu. Nguồn ảnh: Star.
Chiến khu Dương Minh Châu nằm ở khu vực Tây Ninh, Tây Ninh cũng được coi là một trong ba vùng tạo lên Tam Giác Sắt của lực lượng giải phóng ngay sát nách Sài Gòn, khiến tướng lính Mỹ "ăn không ngon, ngủ không yên". Nguồn ảnh: News.
Từ tháng 8/1966, Mỹ và đồng minh bắt đầu tập trung lực lượng tại khu vực ven chiến khu C, theo thông tin tình báo của Mỹ, hiện tại trong Chiến khu C cóSư đoàn 9 Quân đội Nhân dân Việt Nam đóng quân (Sư đoàn 9 hay còn được gọi là Công trường 9). Nguồn ảnh: Star.
Tổng cộng tham gia chiến dịch này có một Lữ đoàn bộ binh của Mỹ kèm theo nhiều đơn vị của quân đội ngụy Sài Gòn với tổng cộng 22.000 quân; trong khi đó phía ta chỉ có Sư đoàn 9 và một vài đơn vị bộ đội địa phương vẫn đang củng cố lực lượng trong khu vực này sau nhiều tháng trước đó đã giao tranh liên tục với quân đội ngụy Sài Gòn và đồng minh. Nguồn ảnh: Center.
Trong 6 tuần đầu tiên của chiến dịch, không có bất cứ cuộc đụng độ lớn nào do Mỹ chủ trương tiến quân một cách dè chừng, cẩn thận trong khi đó phía ta lại chỉ thăm dò, phán đoán địch chứ không chủ động giao tranh. Nguồn ảnh: Stars.
Những trận đụng độ đầu tiên phải tới đầu tháng 11/1966 mới diễn ra, nghĩa là tới gần cuối chiến dịch Attleboro, khi quân Mỹ đã quá mệt mỏi và rệu rã sau hàng tháng trời hành quân "rón rén" phía ta mới quyết định đánh. Nguồn ảnh: Stripes.
Giao tranh ác liệt giữa các bên tham chiến bắt đầu từ ngày 3/11 và kéo dài tới ngày 9/11 thì mới tạm thời kết thúc. Phía ta chủ trương đánh bảo toàn lực lượng, hạn chế tối đa đối đầu với hỏa lực địch trong khi đó phía Mỹ lại sử dụng tới ưu thế trên không và pháo binh để "dập nát trận địa" của Quân giải phóng. Nguồn ảnh: 96th.
Sau khi đụng độ lớn xảy ra, phía Mỹ tiếp tục hung tăng tiến quân tìm sở chỉ huy của quân giải phóng trong thời gian từ ngày 10/11 tới ngày 26/11 khi chiến dịch Attleboro kết thúc nhưng vẫn không thể tìm ra được lực lượng chính của ta và cũng như các cơ sở chính trị của ta trong khu vực chiến khu C này. Nguồn ảnh: Fine.
Kết thúc trận chiến, phía Mỹ tuyên bố có 155 lính thiệt mạng, 494 lính bị thương, trong khi đó quân đội Sài Gòn có khoảng 3000 bị thương, không rõ số tử vong. Ngoài ra còn 14 trực thăng khác của phía Mỹ và đồng minh bị trúng đạn trong đó 1 chiếc rơi tại chỗ, 7 chiếc bị hư hại nặng. Nguồn ảnh: 96th.
Kết thúc chiến dịch Attleboro, phía Mỹ vẫn không thể nhổ được cái gai trong mắt mình, các cơ sở chính trị của ta ở Chiến khu C vẫn được bảo toàn, lực lượng bị thiệt hại rất ít về sinh mạng. Thứ duy nhất Mỹ đạt được đó là phá hủy được vài kho lương và kho vũ khí của ta. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau thất bại cay đắng về mặt chiến lược tại chiến khu C, Mỹ và quân đội ngụy Sài Gòn còn có thêm nhiều nỗ lực quân sự nữa để giải tỏa khu vực Dương Minh Châu với hai cuộc hành quân đại quy mô cho tới tháng 5/1967 tuy nhiên vẫn không thể Tìm-Diệt được lực lượng của ta trong khu vực này. Nguồn ảnh: Stars.