Ngày 16/9/1941, không quân Đức quốc xã tiến hành một cuộc tập kích lớn và gây hư hại cho tàu Marat (4 quả bom nặng 250kg trúng trực tiếp). Ngoài ra, 10 quả đạn pháo 150mm đã bắn trúng soái hạm của Liên Xô. Vụ tập kích khiến 78 thủy thủ thương vong.Một số bộ phận máy móc trên thiết giáp hạm đã không thể hoạt động được, tháp pháo thứ tư bị hỏng, một cụm pháo phòng không 76mm ở phía đuôi và một đội pháo phòng không 37mm ở mũi tàu cũng bị hư hại. Điều này đã làm suy yếu nghiêm trọng khả năng phòng không của thiết giáp hạm Marat.Trong khi đó, Bộ tư lệnh Liên Xô đã không thể tăng cường khả năng phòng không cho Kronstadt và các tàu chiến, bởi mọi thứ hiện có lúc đó đều đã được sử dụng vào việc bảo vệ thành phố Leningrad. Trong khi toàn bộ máy bay hải quân thì phục vụ cho Bộ chỉ huy mặt trận.Chiến hạm Marat đã chạy theo hướng đến Kronstadt và ngày 18/9/1941 thì cập bến Ust-Rogatka. Con tàu vẫn duy trì được khả năng chiến đấu và các khẩu pháo cỡ nòng lớn của nó vẫn tiếp tục nã đạn vào kẻ địch. Để tiêu diệt chiến hạm Liên Xô, quân Đức mang theo những quả bom nặng 1 tấn.Từ ngày 21 đến 23/9, không quân Đức tiến hành một loạt cuộc không kích lớn nhằm vào Kronstadt. Lực lượng phòng không mỏng của Kronstadt, cũng như hệ thống pháo phòng không suy yếu trên thiết giáp hạm Marat đã không thể đẩy lùi được tất cả các cuộc tấn công từ đội máy bay ném bom bổ nhào Ju-87 của Đức.Ngày 23/9, những chiếc Ju-87 của Đức đã tấn công thiết giáp hạm Marat. Quả bom nặng 1 tấn đầu tiên rơi vào trúng mạn trái. Sau đó, thêm một quả bom tương tự khác ném trúng phần mũi. Nó xuyên thủng lớp giáp, phát nổ bên trong con tàu, khiến lượng đạn trong tháp pháo đầu tiên phát nổ.Vụ nổ lớn đã phá hủy tháp ở phần mũi và làm hư hại cấu trúc thượng tầng của con tàu. Ống khói ở phần mũi bị đổ sập, cột khói bốc cao lên tới 1 km. Chỉ huy tàu P.K. Ivanov, đại đội phó V.S. Chufistov cùng 324 người nữa thiệt mạng. Con tàu có lượng choán nước 23.000 tấn bị chìm xuống độ sâu 11m.Trong lúc chiến đấu chống phát xít Đức tấn công, các thủy thủ đã chặn được nước tràn vào một số khoang của con tàu. Các thủy thủ từ các tàu khác cũng đã đến để hỗ trợ. Phần thân vỏ của thiết giáp hạm chìm xuống đáy, nhưng độ sâu không lớn và nó cũng không chìm hẳn. Không lâu sau đó, công tác khôi phục và sửa chữa con tàu đã sớm được bắt đầu.Tháp thứ ba và thứ tư của thiết giáp hạm vẫn còn nguyên vẹn, trong khi tháp thứ hai cần được sửa chữa. Do đó, người ta quyết định sử dụng nó để làm đội pháo nổi cố định và thủy thủ đoàn gồm 357 người đã được giữ lại phục vụ trên tàu.Bằng những nỗ lực quên mình của các thủy thủ trên tàu và công nhân nhà máy, thiết giáp hạm Marat đã được khôi phục một phần vào tháng 10/1941 và trở lại tiếp tục bảo vệ Leningrad.Những khẩu pháo 120mm được tháo ra, 3 đội pháo được thành lập đã giúp tăng cường khả năng phòng thủ trên bộ cho thành phố. Ngày 31/10/1941, những khẩu pháo của tháp pháo thứ ba và thứ tư đã bắn vào quân phát xít, đến tháng 11/1942 thì tháp pháo thứ hai cũng khai hỏa.Để bảo vệ đội pháo nổi cố định trước hỏa lực pháo binh và các cuộc không kích của kẻ địch, trên boong tàu được lát những phiến đá granit dày 32 - 45cm, buồng lò hơi được gia cố bằng các tấm giáp bọc thép.Marat đã anh dũng chiến đấu chống lại các đội pháo của quân địch. Ngày 12/12/1941, con tàu đã đè bẹp một đội pháo của Đức gần làng Bezzabotny. Ngày 28/12, thiết giáp hạm từng bị hỏng đã đọ súng với các khẩu pháo 280mm của đội pháo đường sắt của kẻ địch tại nhà ga Novy Peterhof.Có 52 quả đạn pháo được quân phát xít bắn về phía con tàu, nhưng chỉ có 4 quả trúng đích. Marat bị hư hại đáng kể, nhưng đã kịp triệt tiêu đội pháo của Đức. Đầu năm 1942, số thủy thủ đoàn của Marat tăng lên 500 người.Pháo phòng không đã được lắp đặt để bảo vệ đội pháo nổi. Con tàu tiếp tục chiến đấu chống lại pháo binh Đức. Quân phát xít đã bắn vào Marat, nhưng không gây ra thiệt hại nào đáng kể.Ngày 31/5/1943, con tàu được trả lại tên gọi lịch sử ban đầu của nó là Petropavlovsk. Chiếc thiết giáp hạm tiếp tục chiến đấu chống lại kẻ địch cho đến khi Leningrad được giải phóng hoàn toàn vào tháng 1/1944.Tháng 6/1944, các khẩu pháo của thiết giáp hạm đã thực hiện những phát súng cuối cùng nhằm vào kẻ thù trong chiến dịch tiến công Vyborg. Trong những năm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thiết giáp hạm Marat-Petropavlovsk đã thực hiện tổng cộng 1.971 phát bắn từ những khẩu pháo nòng cỡ lớn.Sau chiến tranh, tàu Petropavlovsk dự định sẽ được khôi phục hoàn toàn, hiện đại hóa và tăng cường các loại vũ khí phòng không. Tuy nhiên, cuối cùng thì kế hoạch này đã không được triển khai.Về sau, thiết giáp hạm này được sử dụng để huấn luyện pháo binh. Năm 1950, con tàu một lần nữa được đổi tên thành Volkhov. Năm 1953, nó bị đưa ra khỏi biên chế của Hạm đội Baltic và đầu thập niên 1960 thì bị biến thành sắt vụn. Đáng tiếc là, thiết giáp hạm lừng lẫy một thời đã không được giữ lại làm bảo tàng như chiến hạm nổi tiếng Rạng Đông.
Ngày 16/9/1941, không quân Đức quốc xã tiến hành một cuộc tập kích lớn và gây hư hại cho tàu Marat (4 quả bom nặng 250kg trúng trực tiếp). Ngoài ra, 10 quả đạn pháo 150mm đã bắn trúng soái hạm của Liên Xô. Vụ tập kích khiến 78 thủy thủ thương vong.
Một số bộ phận máy móc trên thiết giáp hạm đã không thể hoạt động được, tháp pháo thứ tư bị hỏng, một cụm pháo phòng không 76mm ở phía đuôi và một đội pháo phòng không 37mm ở mũi tàu cũng bị hư hại. Điều này đã làm suy yếu nghiêm trọng khả năng phòng không của thiết giáp hạm Marat.
Trong khi đó, Bộ tư lệnh Liên Xô đã không thể tăng cường khả năng phòng không cho Kronstadt và các tàu chiến, bởi mọi thứ hiện có lúc đó đều đã được sử dụng vào việc bảo vệ thành phố Leningrad. Trong khi toàn bộ máy bay hải quân thì phục vụ cho Bộ chỉ huy mặt trận.
Chiến hạm Marat đã chạy theo hướng đến Kronstadt và ngày 18/9/1941 thì cập bến Ust-Rogatka. Con tàu vẫn duy trì được khả năng chiến đấu và các khẩu pháo cỡ nòng lớn của nó vẫn tiếp tục nã đạn vào kẻ địch. Để tiêu diệt chiến hạm Liên Xô, quân Đức mang theo những quả bom nặng 1 tấn.
Từ ngày 21 đến 23/9, không quân Đức tiến hành một loạt cuộc không kích lớn nhằm vào Kronstadt. Lực lượng phòng không mỏng của Kronstadt, cũng như hệ thống pháo phòng không suy yếu trên thiết giáp hạm Marat đã không thể đẩy lùi được tất cả các cuộc tấn công từ đội máy bay ném bom bổ nhào Ju-87 của Đức.
Ngày 23/9, những chiếc Ju-87 của Đức đã tấn công thiết giáp hạm Marat. Quả bom nặng 1 tấn đầu tiên rơi vào trúng mạn trái. Sau đó, thêm một quả bom tương tự khác ném trúng phần mũi. Nó xuyên thủng lớp giáp, phát nổ bên trong con tàu, khiến lượng đạn trong tháp pháo đầu tiên phát nổ.
Vụ nổ lớn đã phá hủy tháp ở phần mũi và làm hư hại cấu trúc thượng tầng của con tàu. Ống khói ở phần mũi bị đổ sập, cột khói bốc cao lên tới 1 km. Chỉ huy tàu P.K. Ivanov, đại đội phó V.S. Chufistov cùng 324 người nữa thiệt mạng. Con tàu có lượng choán nước 23.000 tấn bị chìm xuống độ sâu 11m.
Trong lúc chiến đấu chống phát xít Đức tấn công, các thủy thủ đã chặn được nước tràn vào một số khoang của con tàu. Các thủy thủ từ các tàu khác cũng đã đến để hỗ trợ. Phần thân vỏ của thiết giáp hạm chìm xuống đáy, nhưng độ sâu không lớn và nó cũng không chìm hẳn. Không lâu sau đó, công tác khôi phục và sửa chữa con tàu đã sớm được bắt đầu.
Tháp thứ ba và thứ tư của thiết giáp hạm vẫn còn nguyên vẹn, trong khi tháp thứ hai cần được sửa chữa. Do đó, người ta quyết định sử dụng nó để làm đội pháo nổi cố định và thủy thủ đoàn gồm 357 người đã được giữ lại phục vụ trên tàu.
Bằng những nỗ lực quên mình của các thủy thủ trên tàu và công nhân nhà máy, thiết giáp hạm Marat đã được khôi phục một phần vào tháng 10/1941 và trở lại tiếp tục bảo vệ Leningrad.
Những khẩu pháo 120mm được tháo ra, 3 đội pháo được thành lập đã giúp tăng cường khả năng phòng thủ trên bộ cho thành phố. Ngày 31/10/1941, những khẩu pháo của tháp pháo thứ ba và thứ tư đã bắn vào quân phát xít, đến tháng 11/1942 thì tháp pháo thứ hai cũng khai hỏa.
Để bảo vệ đội pháo nổi cố định trước hỏa lực pháo binh và các cuộc không kích của kẻ địch, trên boong tàu được lát những phiến đá granit dày 32 - 45cm, buồng lò hơi được gia cố bằng các tấm giáp bọc thép.
Marat đã anh dũng chiến đấu chống lại các đội pháo của quân địch. Ngày 12/12/1941, con tàu đã đè bẹp một đội pháo của Đức gần làng Bezzabotny. Ngày 28/12, thiết giáp hạm từng bị hỏng đã đọ súng với các khẩu pháo 280mm của đội pháo đường sắt của kẻ địch tại nhà ga Novy Peterhof.
Có 52 quả đạn pháo được quân phát xít bắn về phía con tàu, nhưng chỉ có 4 quả trúng đích. Marat bị hư hại đáng kể, nhưng đã kịp triệt tiêu đội pháo của Đức. Đầu năm 1942, số thủy thủ đoàn của Marat tăng lên 500 người.
Pháo phòng không đã được lắp đặt để bảo vệ đội pháo nổi. Con tàu tiếp tục chiến đấu chống lại pháo binh Đức. Quân phát xít đã bắn vào Marat, nhưng không gây ra thiệt hại nào đáng kể.
Ngày 31/5/1943, con tàu được trả lại tên gọi lịch sử ban đầu của nó là Petropavlovsk. Chiếc thiết giáp hạm tiếp tục chiến đấu chống lại kẻ địch cho đến khi Leningrad được giải phóng hoàn toàn vào tháng 1/1944.
Tháng 6/1944, các khẩu pháo của thiết giáp hạm đã thực hiện những phát súng cuối cùng nhằm vào kẻ thù trong chiến dịch tiến công Vyborg. Trong những năm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thiết giáp hạm Marat-Petropavlovsk đã thực hiện tổng cộng 1.971 phát bắn từ những khẩu pháo nòng cỡ lớn.
Sau chiến tranh, tàu Petropavlovsk dự định sẽ được khôi phục hoàn toàn, hiện đại hóa và tăng cường các loại vũ khí phòng không. Tuy nhiên, cuối cùng thì kế hoạch này đã không được triển khai.
Về sau, thiết giáp hạm này được sử dụng để huấn luyện pháo binh. Năm 1950, con tàu một lần nữa được đổi tên thành Volkhov. Năm 1953, nó bị đưa ra khỏi biên chế của Hạm đội Baltic và đầu thập niên 1960 thì bị biến thành sắt vụn. Đáng tiếc là, thiết giáp hạm lừng lẫy một thời đã không được giữ lại làm bảo tàng như chiến hạm nổi tiếng Rạng Đông.