Vào thời điểm đầu tiên khi tàu hộ vệ hạm Gepard 3.9 011 Đinh Tiên Hoàng về Việt Nam, tàu được mang màu sơn như tàu chiến của Hải quân Nga với màu thẫm nước biển rất mạnh mẽ. Nguồn ảnh: QPVN.Màu sơn này cho phép các tàu hộ vệ hạm Gepard 3.9 nguỵ trang tốt trên biển, những vệt bẩn bám trên thân tàu không bị lộ. Đây cũng là màu sơn nguỵ trang cho toàn bộ các tàu chiến của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: BHQ.Sau một thời gian, Hải quân Việt Nam đã thay đổi màu sơn của 011 Đinh Tiên Hoàng với màu sơn nhạt hơn, không còn đậm như trước. Nguồn ảnh: Pinterest.Tới khi tàu 012 Lý Thái Tổ nhập biên Hải quân Việt Nam, nó cũng được mang màu sơn sẫm nhạt này. Nguồn ảnh: TTXVN.Qua thời gian, các tàu hộ vệ hạm của Hải quân Việt Nam lại một lần nữa được cải biến màu sơn, chuyển sang sử dụng màu sẫm khác biệt hoàn toàn so với nước sơn ban đầu. Nguồn ảnh: QPVN.Màu sơn này được cho là cung cấp khả năng nguỵ trang tốt khi tác chiến trong môi trường nhiều sương mù, tầm nhìn hạn chế. Nguồn ảnh: Pinterest.So với màu sơn đậm như nguyên bản ban đầu được mua về từ Nga, màu sơn sáng hơn có vẻ như đồng nghĩa với việc các tàu chiến của chúng ta sẽ dễ bị phát hiện hơn khi hoạt động trên biển, nhưng lại khó bị phát hiện hơn khi hoạt động trong môi trường sương mù, biển động, tầm nhìn kém. Nguồn ảnh: BHQ.Tới thời điểm hiện tại, chúng ta đã chuyển sang sử dụng màu sơn sáng trắng giống với màu lễ phục của lực lượng hải quân. Màu sơn này khiến các tàu chiến Gepard 3.9 của Việt Nam toát lên vẻ hiện đại như các tàu chiến của Nhật Bản, Hàn Quốc. Nguồn ảnh: MDC.Tuy nhiên nhược điểm của màu sơn trắng sáng này đó là ở khu vực phát thải động cơ trên tàu, vỏ tàu rất dễ bị bám muội từ khí thải dẫn đến mất thẩm mỹ. Nguồn ảnh: MDC.Tàu Quang Trung của Hải quân Việt Nam với một phần nhỏ rất nổi bật trên nền sơn trắng sáng ở thân tàu bị bám muội sau quá trình hoạt động trên biển. Nguồn ảnh: MDC.Hải quân Việt Nam làm chủ tàu chiến hiện đại Gepard 3.9. Nguồn: QPVN.
Vào thời điểm đầu tiên khi tàu hộ vệ hạm Gepard 3.9 011 Đinh Tiên Hoàng về Việt Nam, tàu được mang màu sơn như tàu chiến của Hải quân Nga với màu thẫm nước biển rất mạnh mẽ. Nguồn ảnh: QPVN.
Màu sơn này cho phép các tàu hộ vệ hạm Gepard 3.9 nguỵ trang tốt trên biển, những vệt bẩn bám trên thân tàu không bị lộ. Đây cũng là màu sơn nguỵ trang cho toàn bộ các tàu chiến của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: BHQ.
Sau một thời gian, Hải quân Việt Nam đã thay đổi màu sơn của 011 Đinh Tiên Hoàng với màu sơn nhạt hơn, không còn đậm như trước. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới khi tàu 012 Lý Thái Tổ nhập biên Hải quân Việt Nam, nó cũng được mang màu sơn sẫm nhạt này. Nguồn ảnh: TTXVN.
Qua thời gian, các tàu hộ vệ hạm của Hải quân Việt Nam lại một lần nữa được cải biến màu sơn, chuyển sang sử dụng màu sẫm khác biệt hoàn toàn so với nước sơn ban đầu. Nguồn ảnh: QPVN.
Màu sơn này được cho là cung cấp khả năng nguỵ trang tốt khi tác chiến trong môi trường nhiều sương mù, tầm nhìn hạn chế. Nguồn ảnh: Pinterest.
So với màu sơn đậm như nguyên bản ban đầu được mua về từ Nga, màu sơn sáng hơn có vẻ như đồng nghĩa với việc các tàu chiến của chúng ta sẽ dễ bị phát hiện hơn khi hoạt động trên biển, nhưng lại khó bị phát hiện hơn khi hoạt động trong môi trường sương mù, biển động, tầm nhìn kém. Nguồn ảnh: BHQ.
Tới thời điểm hiện tại, chúng ta đã chuyển sang sử dụng màu sơn sáng trắng giống với màu lễ phục của lực lượng hải quân. Màu sơn này khiến các tàu chiến Gepard 3.9 của Việt Nam toát lên vẻ hiện đại như các tàu chiến của Nhật Bản, Hàn Quốc. Nguồn ảnh: MDC.
Tuy nhiên nhược điểm của màu sơn trắng sáng này đó là ở khu vực phát thải động cơ trên tàu, vỏ tàu rất dễ bị bám muội từ khí thải dẫn đến mất thẩm mỹ. Nguồn ảnh: MDC.
Tàu Quang Trung của Hải quân Việt Nam với một phần nhỏ rất nổi bật trên nền sơn trắng sáng ở thân tàu bị bám muội sau quá trình hoạt động trên biển. Nguồn ảnh: MDC.
Hải quân Việt Nam làm chủ tàu chiến hiện đại Gepard 3.9. Nguồn: QPVN.