Sau đòn đau ở Núi Thành, Vạn Tường, Plây Me, Bầu Bàng, Dầu Tiếng,... Đế quốc Mỹ vẫn nung nấu một giải pháp giành thắng lợi bằng quân sự ở miền Nam Việt Nam. Mùa khô năm 1966-1967, khi lực lượng quân sự của Mỹ và đồng minh tại Nam Việt Nam tăng lên gần 1 triệu quân. Nguồn ảnh: FunnyjunkBộ chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn bắt đầu âm mưu mở 3 cuộc hành quân lớn nhằm chuyển biến cục diện chiến trường. Trong đó, Junction City được coi là cuộc hành quân quy mô lớn nhất, dài ngày nhất trong chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFETham vọng của Mỹ trong cuộc hành quân này là nhằm: Phá huỷ căn cứ kháng chiến lớn của quân và dân ta ở Bắc Tây Ninh; tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến; tìm diệt một bộ phận chủ lực lớn của ta ở miền Đông (Sư đoàn 9); tạo lá chắn yểm trợ cho quân đội VNCH tiến hành bình định ở phía Nam, gỡ thế bị uy hiếp nặng ở Sài Gòn - Chợ Lớn; giành một thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định, tạo ra bước ngoặt làm chuyển biến cục diện chung có lợi cho Mỹ và Sài Gòn. Trong ảnh, lính dù Mỹ nhảy khỏi máy bay C-130 trong ngày D-day (mở màn) chiến dịch Junction City, ngày 22/2/1967. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty ImagesVới tham vọng lớn tới như vậy, Mỹ triển khai đại bộ phận các đơn vị ở miền Đông Nam Bộ và một phần quân VNCH gồm: 31 tiểu đoàn bộ binh thuộc các Sư đoàn 1, 25, 4, 9 và các Lữ đoàn dù 196, 173 của Mỹ, 1 lữ đoàn thủy quân lục chiến, 1 liên đoàn biệt động quân VNCH; 1 trung đoàn và 8 tiểu đoàn xe tăng, thiết giáp, 4 trung đoàn pháo binh (tổng số khoảng 45.000 quân) với sự yểm trợ của 17 phi đoàn không quân các loại... Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty ImagesĐây được coi là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 Mỹ triển khai lực lượng lính dù quy mô tới cấp lữ đoàn. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty ImagesTrong ảnh là đại bộ phận quân nhảy dù thuộc Lữ đoàn 173 – được coi là đơn vị quân dù thiện chiến nhất của Không quân Mỹ, được thành lập từ năm 1917 và lập được vô vàn chiến tích trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty ImagesVề phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có Sư đoàn bộ binh 9, Trung đoàn bộ binh 16, tiểu đoàn 58 cối 120mm, 3 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm, 9 đại đội bảo vệ cơ quan, 13 đại đội địa phương và 4.000 du kích. Nhìn chung về tương quan lực lượng, quân Mỹ và VNCH vượt trội về cả số lượng người và vũ khí. Trong ảnh, lực lượng các sư đoàn bộ binh di chuyển về hướng Chiến khu C - tức vùng Lò Gò - Xa Mát ngày nay, nơi đặt cơ quan đầu não Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty ImagesChiến dịch kéo dài suốt 53 ngày diễn ra trong 2 đợt chính. Đợt 1 từ 22/2-15/3/1967, quân Mỹ-VNCH từ hướng Tây đánh sang, từ hướng Nam đánh lên, hình thành thế bao vây, đánh thọc vào khu căn cứ. Tuy nhiên, phía ta sử dụng lực lượng vũ trang tại chỗ chặn đánh, diệt địch ở Sê Lô, Rùm Đuôn, Ang Khắc, Sóc Ki..., đồng thời đưa lực lượng cơ động đánh vào bên sườn và sau lưng địch ở Trảng A Lân, suối Ông Hùng... Bị thiệt hại nặng, từ ngày 1/3 địch phải dừng lại, đóng chốt dọc đường 22, đường 4. Trong ảnh, trận địa pháo 105mm thuộc Tiểu đoàn 1, Sư đoàn Bộ binh 1, Quân đội Mỹ trong chiến dịch Junction City. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty ImagesBị phía ta liên tiếp phục kích ở Trảng Chiên, Cà Tum, Ang Khắc, Rùm Đuôn, Tà Xia, Bàu Cỏ, Đồng Pan, ngày 13/3/1967, các cánh quân Mỹ bắt đầu rút khỏi Kà Tum, Bổ Túc và các chốt trên khu vực Bắc Tây Ninh. Đợt 1 chiến dịch kết thúc. Trong ảnh, các binh sĩ thuộc Lữ đoàn pháo binh 196 đang nạp đạn cho khẩu 105mm M1A1 nã pháo vào Chiến khu C, Tây Bắc Sài Gòn, ngày 25/2/1967. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty ImagesĐợt 2 (từ 16/3 đến 15/4), địch chuyển hướng tiến công sang hướng Đông Bắc, Tây Nam. Ta phát huy thắng lợi đã đạt được, chặn đánh, tiến công địch ở Đồng Rùm, bàu Tri Giết, trảng Ba Vũng, sóc Con Trăng... Không đạt mục tiêu đề ra lại bị tổn thất lớn, từ ngày 4 đến 15/4, địch rút lui từng bước, chấm dứt cuộc hành quân quy mô lớn chưa từng thấy. Trong ảnh, lính dù thuộc Lữ đoàn 173 di chuyển qua một con suốt, ngày 22/2/1967. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty ImagesMặc dù chiếm được ưu thế lớn về quân số, trang bị, thế nhưng quân Mỹ và VNCH đã thất bại thảm hại trước lối đánh du kích của quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Sự kết thúc bi thảm của Junction City đã bẻ gãy tham vọng lớn lao của người Mỹ muốn giải quyết cuộc chiến bằng sức mạnh quân sự khổng lồ. Trong ảnh, binh sĩ Sư đoàn 1 sử dụng khẩu M-60 từ chiến hào. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty ImagesTheo số liệu của ta, kết thúc cuộc hành hành quân Junction City, ta loại khỏi vòng chiến đấu 14.233 quân địch (chủ yếu là quân Mỹ), phá huỷ, phá hỏng 992 xe (có 775 xe tăng và xe thiết giáp), 112 khẩu pháo từ 105mm trở lên, bắn rơi và bắn hỏng 160 máy bay (có 144 trực thăng), tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng nhiều đơn vị tinh nhuệ của Mỹ. Mặc dù vậy, phía Mỹ chỉ chịu thừa nhận... 282 lính thiệt mạng, 1.560 lính bị thương. Trong ảnh, lính Mỹ đang cáng một đồng đội bị thương nặng gần khu vực biên giới với Campuchia, ngày 4/6/1967. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty ImagesMỹ cũng tuyên bố rằng đã gây thương vong 2.728 người với ta, thế nhưng các chuyên gia quốc tế cho rằng thực ra con số này là phóng đại nhiều lần. Bởi trong suốt cả chiến dịch quân Mỹ chỉ thu được 491 vũ khí cá nhân và 100 vũ khí hạng nặng của quân Giải phóng (chỉ bằng 1/5 con số bộ đội hi sinh mà Mỹ tuyên bố). Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty ImagesĐây là thất bại lớn nhất của Mỹ tính đến thời điểm đó. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nhận xét: "Cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti là một cuộc hành quân lớn nhất của quân Mỹ vào vùng căn cứ Bắc Tây Ninh lại là cuộc hành quân thua đau nhất, là cái mốc đánh dấu đỉnh cao sự thất bại của chúng trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai trong âm mưu tìm diệt của chúng". Trong ảnh, lính thông tin Glendong Browning đang gọi cấp cứu cho một đồng đội bị thương, ngày 4/4/1967. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty ImagesThất bại của Mỹ trong cuộc hành quân Junction City là sự bế tắc về chiến thuật, chiến lược của Mỹ ở Việt Nam. Với thất bại này, về cơ bản, gọng kìm "tìm diệt" của Mỹ trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai đã bị bẻ gãy. Thất bại của Mỹ trong cuộc hành quân này đồng thời cũng là cái mốc đánh dấu sự thất bại của cuộc phản công chiến lược lần 2 (1966-1967). Trong ảnh, các binh sĩ Sư đoàn kỵ binh 1 đang cõng đồng đội bị thương sau cuộc giao tranh dữ dội với bộ đội quân giải phóng ở điểm cách biên giới Campuchia 2 dặm. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty ImagesMời độc giả xem video: Lính dù Mỹ nhảy dù từ máy bay vận tải C-130 trong giai đoạn đầu của Chiến dịch Junction City. (Nguồn hdarchives)
Sau đòn đau ở Núi Thành, Vạn Tường, Plây Me, Bầu Bàng, Dầu Tiếng,... Đế quốc Mỹ vẫn nung nấu một giải pháp giành thắng lợi bằng quân sự ở miền Nam Việt Nam. Mùa khô năm 1966-1967, khi lực lượng quân sự của Mỹ và đồng minh tại Nam Việt Nam tăng lên gần 1 triệu quân. Nguồn ảnh: Funnyjunk
Bộ chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn bắt đầu âm mưu mở 3 cuộc hành quân lớn nhằm chuyển biến cục diện chiến trường. Trong đó, Junction City được coi là cuộc hành quân quy mô lớn nhất, dài ngày nhất trong chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE
Tham vọng của Mỹ trong cuộc hành quân này là nhằm: Phá huỷ căn cứ kháng chiến lớn của quân và dân ta ở Bắc Tây Ninh; tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến; tìm diệt một bộ phận chủ lực lớn của ta ở miền Đông (Sư đoàn 9); tạo lá chắn yểm trợ cho quân đội VNCH tiến hành bình định ở phía Nam, gỡ thế bị uy hiếp nặng ở Sài Gòn - Chợ Lớn; giành một thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định, tạo ra bước ngoặt làm chuyển biến cục diện chung có lợi cho Mỹ và Sài Gòn. Trong ảnh, lính dù Mỹ nhảy khỏi máy bay C-130 trong ngày D-day (mở màn) chiến dịch Junction City, ngày 22/2/1967. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty Images
Với tham vọng lớn tới như vậy, Mỹ triển khai đại bộ phận các đơn vị ở miền Đông Nam Bộ và một phần quân VNCH gồm: 31 tiểu đoàn bộ binh thuộc các Sư đoàn 1, 25, 4, 9 và các Lữ đoàn dù 196, 173 của Mỹ, 1 lữ đoàn thủy quân lục chiến, 1 liên đoàn biệt động quân VNCH; 1 trung đoàn và 8 tiểu đoàn xe tăng, thiết giáp, 4 trung đoàn pháo binh (tổng số khoảng 45.000 quân) với sự yểm trợ của 17 phi đoàn không quân các loại... Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty Images
Đây được coi là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 Mỹ triển khai lực lượng lính dù quy mô tới cấp lữ đoàn. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty Images
Trong ảnh là đại bộ phận quân nhảy dù thuộc Lữ đoàn 173 – được coi là đơn vị quân dù thiện chiến nhất của Không quân Mỹ, được thành lập từ năm 1917 và lập được vô vàn chiến tích trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty Images
Về phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có Sư đoàn bộ binh 9, Trung đoàn bộ binh 16, tiểu đoàn 58 cối 120mm, 3 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm, 9 đại đội bảo vệ cơ quan, 13 đại đội địa phương và 4.000 du kích. Nhìn chung về tương quan lực lượng, quân Mỹ và VNCH vượt trội về cả số lượng người và vũ khí. Trong ảnh, lực lượng các sư đoàn bộ binh di chuyển về hướng Chiến khu C - tức vùng Lò Gò - Xa Mát ngày nay, nơi đặt cơ quan đầu não Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty Images
Chiến dịch kéo dài suốt 53 ngày diễn ra trong 2 đợt chính. Đợt 1 từ 22/2-15/3/1967, quân Mỹ-VNCH từ hướng Tây đánh sang, từ hướng Nam đánh lên, hình thành thế bao vây, đánh thọc vào khu căn cứ. Tuy nhiên, phía ta sử dụng lực lượng vũ trang tại chỗ chặn đánh, diệt địch ở Sê Lô, Rùm Đuôn, Ang Khắc, Sóc Ki..., đồng thời đưa lực lượng cơ động đánh vào bên sườn và sau lưng địch ở Trảng A Lân, suối Ông Hùng... Bị thiệt hại nặng, từ ngày 1/3 địch phải dừng lại, đóng chốt dọc đường 22, đường 4. Trong ảnh, trận địa pháo 105mm thuộc Tiểu đoàn 1, Sư đoàn Bộ binh 1, Quân đội Mỹ trong chiến dịch Junction City. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty Images
Bị phía ta liên tiếp phục kích ở Trảng Chiên, Cà Tum, Ang Khắc, Rùm Đuôn, Tà Xia, Bàu Cỏ, Đồng Pan, ngày 13/3/1967, các cánh quân Mỹ bắt đầu rút khỏi Kà Tum, Bổ Túc và các chốt trên khu vực Bắc Tây Ninh. Đợt 1 chiến dịch kết thúc. Trong ảnh, các binh sĩ thuộc Lữ đoàn pháo binh 196 đang nạp đạn cho khẩu 105mm M1A1 nã pháo vào Chiến khu C, Tây Bắc Sài Gòn, ngày 25/2/1967. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty Images
Đợt 2 (từ 16/3 đến 15/4), địch chuyển hướng tiến công sang hướng Đông Bắc, Tây Nam. Ta phát huy thắng lợi đã đạt được, chặn đánh, tiến công địch ở Đồng Rùm, bàu Tri Giết, trảng Ba Vũng, sóc Con Trăng... Không đạt mục tiêu đề ra lại bị tổn thất lớn, từ ngày 4 đến 15/4, địch rút lui từng bước, chấm dứt cuộc hành quân quy mô lớn chưa từng thấy. Trong ảnh, lính dù thuộc Lữ đoàn 173 di chuyển qua một con suốt, ngày 22/2/1967. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty Images
Mặc dù chiếm được ưu thế lớn về quân số, trang bị, thế nhưng quân Mỹ và VNCH đã thất bại thảm hại trước lối đánh du kích của quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Sự kết thúc bi thảm của Junction City đã bẻ gãy tham vọng lớn lao của người Mỹ muốn giải quyết cuộc chiến bằng sức mạnh quân sự khổng lồ. Trong ảnh, binh sĩ Sư đoàn 1 sử dụng khẩu M-60 từ chiến hào. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty Images
Theo số liệu của ta, kết thúc cuộc hành hành quân Junction City, ta loại khỏi vòng chiến đấu 14.233 quân địch (chủ yếu là quân Mỹ), phá huỷ, phá hỏng 992 xe (có 775 xe tăng và xe thiết giáp), 112 khẩu pháo từ 105mm trở lên, bắn rơi và bắn hỏng 160 máy bay (có 144 trực thăng), tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng nhiều đơn vị tinh nhuệ của Mỹ. Mặc dù vậy, phía Mỹ chỉ chịu thừa nhận... 282 lính thiệt mạng, 1.560 lính bị thương. Trong ảnh, lính Mỹ đang cáng một đồng đội bị thương nặng gần khu vực biên giới với Campuchia, ngày 4/6/1967. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty Images
Mỹ cũng tuyên bố rằng đã gây thương vong 2.728 người với ta, thế nhưng các chuyên gia quốc tế cho rằng thực ra con số này là phóng đại nhiều lần. Bởi trong suốt cả chiến dịch quân Mỹ chỉ thu được 491 vũ khí cá nhân và 100 vũ khí hạng nặng của quân Giải phóng (chỉ bằng 1/5 con số bộ đội hi sinh mà Mỹ tuyên bố). Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty Images
Đây là thất bại lớn nhất của Mỹ tính đến thời điểm đó. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nhận xét: "Cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti là một cuộc hành quân lớn nhất của quân Mỹ vào vùng căn cứ Bắc Tây Ninh lại là cuộc hành quân thua đau nhất, là cái mốc đánh dấu đỉnh cao sự thất bại của chúng trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai trong âm mưu tìm diệt của chúng". Trong ảnh, lính thông tin Glendong Browning đang gọi cấp cứu cho một đồng đội bị thương, ngày 4/4/1967. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty Images
Thất bại của Mỹ trong cuộc hành quân Junction City là sự bế tắc về chiến thuật, chiến lược của Mỹ ở Việt Nam. Với thất bại này, về cơ bản, gọng kìm "tìm diệt" của Mỹ trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai đã bị bẻ gãy. Thất bại của Mỹ trong cuộc hành quân này đồng thời cũng là cái mốc đánh dấu sự thất bại của cuộc phản công chiến lược lần 2 (1966-1967). Trong ảnh, các binh sĩ Sư đoàn kỵ binh 1 đang cõng đồng đội bị thương sau cuộc giao tranh dữ dội với bộ đội quân giải phóng ở điểm cách biên giới Campuchia 2 dặm. Nguồn ảnh: Tạp chí LIFE/Getty Images
Mời độc giả xem video: Lính dù Mỹ nhảy dù từ máy bay vận tải C-130 trong giai đoạn đầu của Chiến dịch Junction City. (Nguồn hdarchives)