Trong mấy ngày qua, xung đột Nga-Ukraine dường như “tăng nhiệt”, không phải là việc quân Nga tiếp tục “tiến lên đều đặn” hay quân Ukraine “rút lui đều đặn”, mà chính là chiến đấu cơ F-16 cuối cùng đã xuất hiện trên bầu trời Ukraine. Tiêm kích F-16 có thể đóng vai trò lớn trên chiến trường Nga-Ukraine, nhưng cũng sẽ bị Quân đội Nga bắn hạ với số lượng lớn. Trước hết, số lượng máy bay chiến đấu F-16 của Quân đội Ukraine quá ít, nên không có thể làm thay đổi bất kỳ điều gì. Ngay cả khi đã có đầy đủ, Ukraine cũng chỉ có hơn 90 chiếc F-16 và thậm chí còn không phải là phiên bản mới nhất. Hiện nay các mẫu mới nhất đều là Block 70-72 và Quân đội Ukraine chỉ có phiên bản Block 30 được sản xuất vào đầu thập niên 1990.Phải thừa nhận rằng, nếu Ukraine có hơn 90 tiêm kích F-16 được đưa vào chiến đấu, họ có thể tấn công mạnh vào các mục tiêu phía trước của Quân đội Nga. Nhưng trước hơn 1.000 hệ thống tên lửa phòng không và hơn 3.000 máy bay chiến đấu của Nga, các máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine chắc chắn sẽ bị tổn thất nghiêm trọng. 90 tiêm kích F-16 đời đầu phải đối đầu với hàng nghìn máy bay chiến đấu của toàn Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga, thì sức mạnh đó còn lâu mới đủ. Cho dù Ukraine có dốc toàn lực, thì tỷ lệ 1 chọi 10 không phải là tỷ lệ 1 máy bay F-16 chiến đấu với 10 máy bay Nga, mà là tỷ lệ 1 F-16 chiến đấu với 40 máy bay Nga. Cho đến hết năm 2024, NATO chỉ có thể giao cho Ukraine khoảng 10-20 tiêm kích F-16; còn Ukraine mới chỉ đào tạo được 20 phi công đủ tiêu chuẩn. Sự so sánh về số lượng máy bay chiến đấu Nga-Ukraine trên tiền tuyến thậm chí còn chênh lệch hơn.Vì vậy, điểm đầu tiên là số lượng tiêm kích F-16 của Ukraine quá ít để đối đầu với Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, gồm hàng nghìn bệ phóng tên lửa phòng không và hàng nghìn máy bay chiến đấu hiện đại. Nếu tiêm kích F-16 tấn công nhiều hơn với số lượng máy bay máy bay ít hơn, chắc chắn chúng sẽ bị tổn thất nặng nề.Thứ hai là máy bay chiến đấu F-16 đã bị tên lửa đạn đạo Iskander truy lùng. Gần đây, độ chính xác khi tấn công của tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga đã được cải thiện lên 2 mét. Tên lửa Iskander-M nâng cấp mới đây đã tấn công các sân bay Ukraine để phá hủy tiêm kích MiG-29 và Su-27 và các nhà chứa máy bay. Ngoài ra, tên lửa Iskander của Nga còn tấn công và phá hủy các đoàn tàu quân sự vận chuyển vũ khí của phương Tây. Tấn công tòa nhà ký túc xá bí mật, tiêu diệt 50 huấn luyện viên quân sự phương Tây ở Kharkov. Như vậy tên lửa có thể tấn công các mục tiêu “nhạy cảm” với thời gian, và giờ đây, Nga sẽ sử dụng Iskander-M để tấn công sân bay chứa F-16. Tiêu diệt sức mạnh không quân mà Ukraine đã chờ đợi bấy lâu nay trên mặt đất. Một nhược điểm của máy bay F-16 là thùng nhiên liệu nhỏ, nên tầm bay rất ngắn, bán kính tối đa chỉ 750 km. Đồng thời, F-16 có thiết kế cửa hút gió ở bụng, nên có yêu cầu tương đối cao đối với đường băng cất và hạ cánh. Do đó những sân bay quân sự bằng bê tông, được sử dụng cho máy bay chiến đấu MiG-29, không thể được sử dụng cho F-16. F-16 chỉ có thể sử dụng đường băng trải bê tông nhựa chất lượng cao và Ukraine sẽ không có quá 6 sân bay cho F-16 có thể cất cánh và hạ cánh.Hiện Ukraine chỉ có 3 sân bay ở Kiev, Lviv và Odessa có thể triển khai tiêm kích F-16 và có khoảng 3 sân bay dự phòng. Với số sân bay hạn chế này và bản thân máy bay chiến đấu F-16 có tầm hoạt động hạn chế, lại cần phải hạ cánh liên tục để bảo trì, tiếp nhiên liệu. Chắc chắn 6 sân bay này, sẽ thường xuyên bị các vệ tinh quân sự, hệ thống tác chiến điện tử và UAV trinh sát của Nga theo dõi.Một khi tiêm kích F-16 hạ cánh xuống sân bay để tiếp nhiên liệu, sẽ là cơ hội để Quân đội Nga phóng tên lửa đạn đạo Iskander-M tấn công, tiêu diệt các máy bay chiến đấu F-16 đang bảo trì và tiếp nhiên liệu trên sân đỗ mở. Hiện các vệ tinh và máy bay cảnh báo sớm của NATO thực hiện giám sát bầu trời Nga 24/24 giờ. Nếu máy bay chiến đấu của Nga được điều động để tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn, NATO sẽ ngay lập tức thông báo cho Không quân Ukraine cất cánh tất cả máy bay chiến đấu, để tránh các cuộc không kích của Nga vào sân bay. Vì vậy, về cơ bản, máy bay ném bom Nga khó có thể đánh trúng mục tiêu khi tấn công các sân bay Ukraine.Để chống tình báo NATO theo dõi, Quân đội Nga đã phát triển chiến thuật tấn công bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M sử dụng hệ thống trinh sát và giám sát trên không để quan sát các sân bay lớn của Ukraine theo thời gian thực. Một khi máy bay chiến đấu Ukraine sẽ hạ cánh để tiếp nhiên liệu, nạp đạn hoặc tiến hành kiểm tra, Quân đội Nga chớp thời cơ phóng tên lửa đạn đạo Iskander để tấn công.Tên lửa Iskander có thể đạt tốc độ gấp 6-7 lần tốc độ âm thanh và có thể tấn công bất ngờ trong phạm vi 500 km, khiến máy bay của Ukraine không thể phản ứng được. Các máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine đang tiếp nhiên liệu, nạp đạn hoặc thử nghiệm sẽ bị tiêu diệt trên mặt đất trước khi kịp cất cánh.Máy bay chiến đấu F-16 là thiết kế thời Chiến tranh Lạnh và không có khả năng tàng hình. Thật khó để nói liệu nó có thể chống lại lực lượng phòng không và hàng không vũ trụ mạnh nhất của Nga trong thế kỷ 21 hay không? Hiện tại các khu vực tiền tuyến, Quân đội Nga đã triển khai các hệ thống tên lửa phòng không S-300, S-350, S-400 và S-500 với tầm bắn 100-400 km. Ngoài ra còn có máy bay chiến đấu Su-35S và MiG-31 mang theo tên lửa không đối không tầm trung để tuần tra chiến trường. Đặc biệt, radar điều khiển hỏa lực Bunker-M trang bị trên tiêm kích MiG-31BM mới nhất, có thể phát hiện mục tiêu trong phạm vi 320 km, điều khiển tên lửa tấn công 8 mục tiêu cùng lúc. Tên lửa không đối không tầm xa R-37M trang bị trên MiG-31 có thể tiêu diệt mục tiêu máy bay, tên lửa hành trình hoặc UAV trong phạm vi 300 km. MiG-31BM thực chất là bệ phóng tên lửa phòng không cơ động trên không của Nga, nó có thể tìm kiếm và phát hiện các mục tiêu đối phương trên phạm vi rộng để đánh chặn và tấn công sớm. Các lô tiêm kích F-16 phiên bản Block15/20/30 của Quân đội Ukraine không gặp vấn đề gì khi đối đầu với những máy bay chiến đấu như MiG-21, MiG-23, Su-24 và MiG-29. Tuy nhiên, trước những tiêm kích hiện đại như Su-30, Su-35, MiG-31 và thậm chí là Su-57 mạnh nhất của Quân đội Nga, F-16 của Ukraine vẫn tồn tại những nhược điểm về hiệu suất và về số lượng.Đánh giá từ các cuộc không kích gần đây của Nga, chúng ta có thể nhận thấy, Quân đội Nga đã phát hiện sân bay Mirgorod, một sân bay tiền tuyến quan trọng của Quân đội Ukraine, là nơi máy bay chiến đấu F-16 của Quân đội Ukraine có thể sử dụng, nên sân bay này đã thường xuyên bị tên lửa Nga đặt trong tầm ngắm. Hiện các phi công chiến đấu và tên lửa của Nga đang háo hức với phần thưởng trị giá 15 triệu rúp cho những đơn vị nào tiêu diệt được máy bay F-16 của Ukraine. (Nguồn ảnh: X, Telegram, Wikipedia, CNN).
Trong mấy ngày qua, xung đột Nga-Ukraine dường như “tăng nhiệt”, không phải là việc quân Nga tiếp tục “tiến lên đều đặn” hay quân Ukraine “rút lui đều đặn”, mà chính là chiến đấu cơ F-16 cuối cùng đã xuất hiện trên bầu trời Ukraine. Tiêm kích F-16 có thể đóng vai trò lớn trên chiến trường Nga-Ukraine, nhưng cũng sẽ bị Quân đội Nga bắn hạ với số lượng lớn.
Trước hết, số lượng máy bay chiến đấu F-16 của Quân đội Ukraine quá ít, nên không có thể làm thay đổi bất kỳ điều gì. Ngay cả khi đã có đầy đủ, Ukraine cũng chỉ có hơn 90 chiếc F-16 và thậm chí còn không phải là phiên bản mới nhất. Hiện nay các mẫu mới nhất đều là Block 70-72 và Quân đội Ukraine chỉ có phiên bản Block 30 được sản xuất vào đầu thập niên 1990.
Phải thừa nhận rằng, nếu Ukraine có hơn 90 tiêm kích F-16 được đưa vào chiến đấu, họ có thể tấn công mạnh vào các mục tiêu phía trước của Quân đội Nga. Nhưng trước hơn 1.000 hệ thống tên lửa phòng không và hơn 3.000 máy bay chiến đấu của Nga, các máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine chắc chắn sẽ bị tổn thất nghiêm trọng.
90 tiêm kích F-16 đời đầu phải đối đầu với hàng nghìn máy bay chiến đấu của toàn Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga, thì sức mạnh đó còn lâu mới đủ. Cho dù Ukraine có dốc toàn lực, thì tỷ lệ 1 chọi 10 không phải là tỷ lệ 1 máy bay F-16 chiến đấu với 10 máy bay Nga, mà là tỷ lệ 1 F-16 chiến đấu với 40 máy bay Nga.
Cho đến hết năm 2024, NATO chỉ có thể giao cho Ukraine khoảng 10-20 tiêm kích F-16; còn Ukraine mới chỉ đào tạo được 20 phi công đủ tiêu chuẩn. Sự so sánh về số lượng máy bay chiến đấu Nga-Ukraine trên tiền tuyến thậm chí còn chênh lệch hơn.
Vì vậy, điểm đầu tiên là số lượng tiêm kích F-16 của Ukraine quá ít để đối đầu với Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, gồm hàng nghìn bệ phóng tên lửa phòng không và hàng nghìn máy bay chiến đấu hiện đại. Nếu tiêm kích F-16 tấn công nhiều hơn với số lượng máy bay máy bay ít hơn, chắc chắn chúng sẽ bị tổn thất nặng nề.
Thứ hai là máy bay chiến đấu F-16 đã bị tên lửa đạn đạo Iskander truy lùng. Gần đây, độ chính xác khi tấn công của tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga đã được cải thiện lên 2 mét. Tên lửa Iskander-M nâng cấp mới đây đã tấn công các sân bay Ukraine để phá hủy tiêm kích MiG-29 và Su-27 và các nhà chứa máy bay.
Ngoài ra, tên lửa Iskander của Nga còn tấn công và phá hủy các đoàn tàu quân sự vận chuyển vũ khí của phương Tây. Tấn công tòa nhà ký túc xá bí mật, tiêu diệt 50 huấn luyện viên quân sự phương Tây ở Kharkov. Như vậy tên lửa có thể tấn công các mục tiêu “nhạy cảm” với thời gian, và giờ đây, Nga sẽ sử dụng Iskander-M để tấn công sân bay chứa F-16. Tiêu diệt sức mạnh không quân mà Ukraine đã chờ đợi bấy lâu nay trên mặt đất.
Một nhược điểm của máy bay F-16 là thùng nhiên liệu nhỏ, nên tầm bay rất ngắn, bán kính tối đa chỉ 750 km. Đồng thời, F-16 có thiết kế cửa hút gió ở bụng, nên có yêu cầu tương đối cao đối với đường băng cất và hạ cánh. Do đó những sân bay quân sự bằng bê tông, được sử dụng cho máy bay chiến đấu MiG-29, không thể được sử dụng cho F-16. F-16 chỉ có thể sử dụng đường băng trải bê tông nhựa chất lượng cao và Ukraine sẽ không có quá 6 sân bay cho F-16 có thể cất cánh và hạ cánh.
Hiện Ukraine chỉ có 3 sân bay ở Kiev, Lviv và Odessa có thể triển khai tiêm kích F-16 và có khoảng 3 sân bay dự phòng. Với số sân bay hạn chế này và bản thân máy bay chiến đấu F-16 có tầm hoạt động hạn chế, lại cần phải hạ cánh liên tục để bảo trì, tiếp nhiên liệu. Chắc chắn 6 sân bay này, sẽ thường xuyên bị các vệ tinh quân sự, hệ thống tác chiến điện tử và UAV trinh sát của Nga theo dõi.
Một khi tiêm kích F-16 hạ cánh xuống sân bay để tiếp nhiên liệu, sẽ là cơ hội để Quân đội Nga phóng tên lửa đạn đạo Iskander-M tấn công, tiêu diệt các máy bay chiến đấu F-16 đang bảo trì và tiếp nhiên liệu trên sân đỗ mở.
Hiện các vệ tinh và máy bay cảnh báo sớm của NATO thực hiện giám sát bầu trời Nga 24/24 giờ. Nếu máy bay chiến đấu của Nga được điều động để tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn, NATO sẽ ngay lập tức thông báo cho Không quân Ukraine cất cánh tất cả máy bay chiến đấu, để tránh các cuộc không kích của Nga vào sân bay. Vì vậy, về cơ bản, máy bay ném bom Nga khó có thể đánh trúng mục tiêu khi tấn công các sân bay Ukraine.
Để chống tình báo NATO theo dõi, Quân đội Nga đã phát triển chiến thuật tấn công bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M sử dụng hệ thống trinh sát và giám sát trên không để quan sát các sân bay lớn của Ukraine theo thời gian thực. Một khi máy bay chiến đấu Ukraine sẽ hạ cánh để tiếp nhiên liệu, nạp đạn hoặc tiến hành kiểm tra, Quân đội Nga chớp thời cơ phóng tên lửa đạn đạo Iskander để tấn công.
Tên lửa Iskander có thể đạt tốc độ gấp 6-7 lần tốc độ âm thanh và có thể tấn công bất ngờ trong phạm vi 500 km, khiến máy bay của Ukraine không thể phản ứng được. Các máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine đang tiếp nhiên liệu, nạp đạn hoặc thử nghiệm sẽ bị tiêu diệt trên mặt đất trước khi kịp cất cánh.
Máy bay chiến đấu F-16 là thiết kế thời Chiến tranh Lạnh và không có khả năng tàng hình. Thật khó để nói liệu nó có thể chống lại lực lượng phòng không và hàng không vũ trụ mạnh nhất của Nga trong thế kỷ 21 hay không? Hiện tại các khu vực tiền tuyến, Quân đội Nga đã triển khai các hệ thống tên lửa phòng không S-300, S-350, S-400 và S-500 với tầm bắn 100-400 km. Ngoài ra còn có máy bay chiến đấu Su-35S và MiG-31 mang theo tên lửa không đối không tầm trung để tuần tra chiến trường.
Đặc biệt, radar điều khiển hỏa lực Bunker-M trang bị trên tiêm kích MiG-31BM mới nhất, có thể phát hiện mục tiêu trong phạm vi 320 km, điều khiển tên lửa tấn công 8 mục tiêu cùng lúc. Tên lửa không đối không tầm xa R-37M trang bị trên MiG-31 có thể tiêu diệt mục tiêu máy bay, tên lửa hành trình hoặc UAV trong phạm vi 300 km. MiG-31BM thực chất là bệ phóng tên lửa phòng không cơ động trên không của Nga, nó có thể tìm kiếm và phát hiện các mục tiêu đối phương trên phạm vi rộng để đánh chặn và tấn công sớm.
Các lô tiêm kích F-16 phiên bản Block15/20/30 của Quân đội Ukraine không gặp vấn đề gì khi đối đầu với những máy bay chiến đấu như MiG-21, MiG-23, Su-24 và MiG-29. Tuy nhiên, trước những tiêm kích hiện đại như Su-30, Su-35, MiG-31 và thậm chí là Su-57 mạnh nhất của Quân đội Nga, F-16 của Ukraine vẫn tồn tại những nhược điểm về hiệu suất và về số lượng.
Đánh giá từ các cuộc không kích gần đây của Nga, chúng ta có thể nhận thấy, Quân đội Nga đã phát hiện sân bay Mirgorod, một sân bay tiền tuyến quan trọng của Quân đội Ukraine, là nơi máy bay chiến đấu F-16 của Quân đội Ukraine có thể sử dụng, nên sân bay này đã thường xuyên bị tên lửa Nga đặt trong tầm ngắm. Hiện các phi công chiến đấu và tên lửa của Nga đang háo hức với phần thưởng trị giá 15 triệu rúp cho những đơn vị nào tiêu diệt được máy bay F-16 của Ukraine. (Nguồn ảnh: X, Telegram, Wikipedia, CNN).