Cuộc chiến tranh Iran - Iraq diễn ra trong 9 năm kể từ năm 1980 tới tận năm 1988. Trong thời kỳ này, Không quân Iran vẫn có xương sống là các chiến đấu cơ F-14 Tomcat do Mỹ cung cấp cho nước này trước khi Cách mạng Hồi giáo nổ ra. Nguồn ảnh: Pinterest.Đối đầu với những chiến đấu cơ của Iran này là các chiến đấu cơ hiện đại do Liên Xô sản xuất và viện trợ cho Iraq trước đây. Tuy phi cơ hiện đại ngang nhau nhưng kỹ năng của phi công Iran được cho là vượt trội hơn nhiều lần trình độ bay và khả năng chiến đấu của phi công Iraq. Nguồn ảnh: Flickr.Một trong những bằng chứng cho khả năng vượt trội của phi công Iran đó là pha phóng tên lửa chết chóc nhất lịch sử không chiến thế giới. Theo đó, một tên lửa duy nhất từ chiến đấu cơ F-14 của Iran đã hạ gục ba chiến đấu cơ MiG-23 của đối phương. Ảnh: MiG-23 của Iraq. Nguồn ảnh: Airliners.Sự kiện trên xảy ra vào ngày 7/1/1981. Vào thời điểm này, sức mạnh của F-14 Tomcat trong tay các phi công Iran đã được chứng minh và các phi công của Iraq thậm chí còn sợ hãi đến mức huỷ nhiều chiến dịch không kích khi phát hiện có F-14 Tomcat trong khu vực. Nguồn ảnh: Archive.Phi công điều khiển chiếc F-14 Tomcat của Iran hôm đó là Asadullah Adeli cùng sĩ quan radar bay cùng mang tên Mohammed Masbough đã nhận thông tin từ mặt đất về việc phát hiện các máy bay không xác định đang trên đường bay tới Kharg - một hòn đảo nằm trong Vùng Vịnh. Nguồn ảnh: Fbox.Các chiến đấu cơ không xác định này được xác nhận không phải máy bay của Không quân Iran. Trong hoàn cảnh chiến tranh vào lúc đó, bất cứ máy bay nào được xác định "không phải quân ta" đều đồng nghĩa với việc "là quân địch" không cần biết quốc tịch là gì. Trong trường hợp này, đây đúng là các máy bay mang quốc tịch Iraq, đang cố xâm nhập vào không phận Iran. Nguồn ảnh: Flickr.Do các máy bay của Iraq này bay ở độ cao thấp - khoảng dưới 600 mét nên hệ thống radar mặt đất của Iran không xác định được chính xác số lượng máy bay này. Bằng hệ thống radar trên F-14, phi công số hai là Mohammed đã xác nhận có tổng cộng ba máy bay trong tốp bay của địch. Nguồn ảnh: Flickr.Khi này, chiếc F-14 Tomcat chỉ có duy nhất một cơ hội để khai hoả do nó đã tiếp cận quá gần tốp chiến đấu cơ của Iraq và không đủ thời gian để khoá mục tiêu thứ hai trước khi bị đối phương phát hiện. Nguồn ảnh: Junk.Lệnh từ mặt đất được truyền lên, yêu cầu phi công F-14 Iran tấn công chiếc chiến đấu cơ bay giữa đội hình địch và hy vọng rằng vụ nổ sẽ đủ sức mạnh để làm hư hỏng hoặc ít nhất làm phi công trên hai chiếc còn lại sợ khiếp vía mà phải quay về. Nguồn ảnh: Tube.Sự thật diễn ra còn hơn cả mong đợi. Tên lửa đối không Phoenix của Mỹ được trang bị trên những chiếc F-14 Tomcat lúc đó đã phát nổ cực mạnh trước khi chạm mục tiêu. Vụ nổ khiến chiếc MiG-23 bay giữa nổ tung trên trời trong khi đó hai chiếc bay hai bên bị hư hỏng nặng và rơi ngay lập tức. Nguồn ảnh: Pinterest.Các bằng chứng được tìm thấy ở đảo Kharg ngày hôm sau cho thấy có tổng cộng ba chiếc MiG-23 của Không quân Iraq đã rơi vào đêm trước đó. Đây là chiến tích độc nhất vô nhị, biến phi công Asadullah và Mohammed trở thành huyền thoại của cả thế giới khi có thể bằng một phát tên lửa hạ gục ba máy bay đối phương. Nguồn ảnh: MEHR.Tới tận ngày nay, các chiến đấu cơ F-14 Tomcat của Iran vẫn tiếp tục được sử dụng dù chúng không còn là xương sống của Không quân nước này và trong tương lai, có lẽ sẽ phải rất rất lâu nữa mới có một phi công khác của Iran lặp lại được thành tích của Asadullah Adeli và Mohammed Masbough. Nguồn ảnh: Photoarchive. Mời độc giả xem Video: "Ông lão" F-14 Tomcat của Không quân Iran tới nay vẫn còn được sử dụng với số lượng lớn.
Cuộc chiến tranh Iran - Iraq diễn ra trong 9 năm kể từ năm 1980 tới tận năm 1988. Trong thời kỳ này, Không quân Iran vẫn có xương sống là các chiến đấu cơ F-14 Tomcat do Mỹ cung cấp cho nước này trước khi Cách mạng Hồi giáo nổ ra. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đối đầu với những chiến đấu cơ của Iran này là các chiến đấu cơ hiện đại do Liên Xô sản xuất và viện trợ cho Iraq trước đây. Tuy phi cơ hiện đại ngang nhau nhưng kỹ năng của phi công Iran được cho là vượt trội hơn nhiều lần trình độ bay và khả năng chiến đấu của phi công Iraq. Nguồn ảnh: Flickr.
Một trong những bằng chứng cho khả năng vượt trội của phi công Iran đó là pha phóng tên lửa chết chóc nhất lịch sử không chiến thế giới. Theo đó, một tên lửa duy nhất từ chiến đấu cơ F-14 của Iran đã hạ gục ba chiến đấu cơ MiG-23 của đối phương. Ảnh: MiG-23 của Iraq. Nguồn ảnh: Airliners.
Sự kiện trên xảy ra vào ngày 7/1/1981. Vào thời điểm này, sức mạnh của F-14 Tomcat trong tay các phi công Iran đã được chứng minh và các phi công của Iraq thậm chí còn sợ hãi đến mức huỷ nhiều chiến dịch không kích khi phát hiện có F-14 Tomcat trong khu vực. Nguồn ảnh: Archive.
Phi công điều khiển chiếc F-14 Tomcat của Iran hôm đó là Asadullah Adeli cùng sĩ quan radar bay cùng mang tên Mohammed Masbough đã nhận thông tin từ mặt đất về việc phát hiện các máy bay không xác định đang trên đường bay tới Kharg - một hòn đảo nằm trong Vùng Vịnh. Nguồn ảnh: Fbox.
Các chiến đấu cơ không xác định này được xác nhận không phải máy bay của Không quân Iran. Trong hoàn cảnh chiến tranh vào lúc đó, bất cứ máy bay nào được xác định "không phải quân ta" đều đồng nghĩa với việc "là quân địch" không cần biết quốc tịch là gì. Trong trường hợp này, đây đúng là các máy bay mang quốc tịch Iraq, đang cố xâm nhập vào không phận Iran. Nguồn ảnh: Flickr.
Do các máy bay của Iraq này bay ở độ cao thấp - khoảng dưới 600 mét nên hệ thống radar mặt đất của Iran không xác định được chính xác số lượng máy bay này. Bằng hệ thống radar trên F-14, phi công số hai là Mohammed đã xác nhận có tổng cộng ba máy bay trong tốp bay của địch. Nguồn ảnh: Flickr.
Khi này, chiếc F-14 Tomcat chỉ có duy nhất một cơ hội để khai hoả do nó đã tiếp cận quá gần tốp chiến đấu cơ của Iraq và không đủ thời gian để khoá mục tiêu thứ hai trước khi bị đối phương phát hiện. Nguồn ảnh: Junk.
Lệnh từ mặt đất được truyền lên, yêu cầu phi công F-14 Iran tấn công chiếc chiến đấu cơ bay giữa đội hình địch và hy vọng rằng vụ nổ sẽ đủ sức mạnh để làm hư hỏng hoặc ít nhất làm phi công trên hai chiếc còn lại sợ khiếp vía mà phải quay về. Nguồn ảnh: Tube.
Sự thật diễn ra còn hơn cả mong đợi. Tên lửa đối không Phoenix của Mỹ được trang bị trên những chiếc F-14 Tomcat lúc đó đã phát nổ cực mạnh trước khi chạm mục tiêu. Vụ nổ khiến chiếc MiG-23 bay giữa nổ tung trên trời trong khi đó hai chiếc bay hai bên bị hư hỏng nặng và rơi ngay lập tức. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các bằng chứng được tìm thấy ở đảo Kharg ngày hôm sau cho thấy có tổng cộng ba chiếc MiG-23 của Không quân Iraq đã rơi vào đêm trước đó. Đây là chiến tích độc nhất vô nhị, biến phi công Asadullah và Mohammed trở thành huyền thoại của cả thế giới khi có thể bằng một phát tên lửa hạ gục ba máy bay đối phương. Nguồn ảnh: MEHR.
Tới tận ngày nay, các chiến đấu cơ F-14 Tomcat của Iran vẫn tiếp tục được sử dụng dù chúng không còn là xương sống của Không quân nước này và trong tương lai, có lẽ sẽ phải rất rất lâu nữa mới có một phi công khác của Iran lặp lại được thành tích của Asadullah Adeli và Mohammed Masbough. Nguồn ảnh: Photoarchive.
Mời độc giả xem Video: "Ông lão" F-14 Tomcat của Không quân Iran tới nay vẫn còn được sử dụng với số lượng lớn.