Phi công Nguyễn Văn Bảy sinh năm 1936 tại Lai Vung, Đồng Tháp. Vào năm 1954, ông gia nhập bộ đội và tập kết ra Bắc tới năm 1960 được lựa chọn để đi học phi công. Nguồn ảnh: NLĐ.Năm 1965, phi công Nguyễn Văn Bảy được trở về nước và bắt đầu "reo rắc nỗi sợ hãi" cho Không quân Mỹ. Trong thời gian tham chiến với Không quân Mỹ trên bầu trời Hà Nội, ông cùng đồng đội chỉ sử dụng tiêm kích MiG-17 - loại tiêm kích yếu hơn mọi mặt so với máy bay của đối phương. Nguồn ảnh: TL.Nói một cách ngắn gọn, khi đó các loại tiêm kích của Mỹ đều đã có trang bị radar dẫn đường. Trong khi đó, chiếc MiG-17 của phi công Nguyễn Văn Bảy vừa chậm hơn, vừa kém hơn về hoả lực khi không có tên lửa dẫn đường mà chỉ có pháo. Chiến công đầu tiên của ông Bảy được lập ngày 21/6/1966. Hôm đó, biên đội 4 chiếc MiG17 phát hiện nhiều máy bay Mỹ, trong đó có một máy bay trinh sát RF8A được hộ tống bởi chiếc F8 Crusader vốn được mệnh danh là "hiệp sĩ thánh chiến" của Phi đội 211 Mỹ. Biên đội trưởng Phan Thành Trung đã tiêu diệt chiếc RF8A, còn phi công Bảy hạ chiếc F8E do Cole Black điều khiển.Nguồn ảnh: TL.Trong thời gian tham chiến, ông đã có 7 lần bắn hạ máy bay của đối phương và phía Mỹ cũng "tâm phục khẩu phục" với 7 lần bại trận trước họng pháo của chiếc MiG-17 do phi công Nguyễn Văn Bảy điều khiển. Nguồn ảnh: TL.Trong số 7 chiếc máy bay của Mỹ bị phi công Nguyễn Văn Bảy bắn hạ, có 2 chiếc F-8, 1 chiếc A-4C, 1 chiếc F-4B và một chiếc F-105D - đây đều là những máy bay hiện đại hơn nhiều so với chiếc MiG-17. Nguồn ảnh: TL.Ông cũng là một trong số ba người duy nhất của Không quân Việt Nam đạt được danh hiệu "Át Chủ Bài" khi điều khiển tiêm kích MiG-17. Các Aces còn lại của Việt Nam đều đạt được thành tích này với chiếc MiG-21 - vốn hiện đại hơn MiG-17 rất nhiều và có sức mạnh ngang ngửa các tiêm kích Mỹ cùng thời. Nguồn ảnh: TL.Giai đoạn sau khi Không quân Mỹ tăng cường đánh phá miền Bắc, anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy ít xuất kích dần và sau đó được giữ lại ở mặt đất để đảm nhận nhiều công tác khác nhau. Một phần là do loại tiêm kích MiG-17 ông có nhiều kinh nghiệm điều khiển đã lỗi thời trước các loại vũ khí mới của Mỹ. Bên cạnh đó, việc giữ ông lại ở mặt đất cũng là để ông có cơ hội truyền kinh nghiệm của mình cho các lứa phi công sau. Nguồn ảnh: KQVN.Khi chiến tranh kết thúc, nhiều lần các cựu chiến binh Mỹ đã quay trở lại Việt Nam để tìm gặp người phi công huyền thoại Nguyễn Văn Bảy để tìm hiểu xem tại sao với chiếc MiG-17 lỗi thời, ông vẫn có thể vít cổ được những con chim sắt hiện đại tối tân của người Mỹ thời điểm đó. Nguồn ảnh: HTV.Thậm chí Đại tá Nguyễn Văn Bảy cùng nhiều phi công huyền thoại khác của Việt Nam từng được các phi công Mỹ mời sang Mỹ để chia sẻ lại những thông tin về các trận không chiến cách đây nửa thế kỷ. Nguồn ảnh: Tube.Sau khi về hưu, Đại tá Nguyễn Văn Bảy trở về quê sống đúng chất nông phu với công việc đồng áng, vườn tược hàng ngày. Nguồn ảnh: Danviet.Nhìn những hình ảnh về ông nông dân chân lấm tay bùn, tai đeo máy trợ thính "tự chế" này, ít ai biết rằng cái tên của ông từng là cơn ác mộng với mọi phi công Mỹ khi bay vào không phận miền Bắc Việt Nam trong thời chiến tranh. Nguồn ảnh: VTCnews.Hình ảnh quen thuộc của Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nguyễn Văn Bảy ở quê nhà - người anh hùng ở tuổi ngoài 80 vẫn làm vườn "cho vui". Nguồn ảnh: Zingnews.Mời độc giả xem Video: Tiêm kích MiG-17 - cơn ác mộng một thời của Mỹ thời Chiến tranh Việt Nam.
Phi công Nguyễn Văn Bảy sinh năm 1936 tại Lai Vung, Đồng Tháp. Vào năm 1954, ông gia nhập bộ đội và tập kết ra Bắc tới năm 1960 được lựa chọn để đi học phi công. Nguồn ảnh: NLĐ.
Năm 1965, phi công Nguyễn Văn Bảy được trở về nước và bắt đầu "reo rắc nỗi sợ hãi" cho Không quân Mỹ. Trong thời gian tham chiến với Không quân Mỹ trên bầu trời Hà Nội, ông cùng đồng đội chỉ sử dụng tiêm kích MiG-17 - loại tiêm kích yếu hơn mọi mặt so với máy bay của đối phương. Nguồn ảnh: TL.
Nói một cách ngắn gọn, khi đó các loại tiêm kích của Mỹ đều đã có trang bị radar dẫn đường. Trong khi đó, chiếc MiG-17 của phi công Nguyễn Văn Bảy vừa chậm hơn, vừa kém hơn về hoả lực khi không có tên lửa dẫn đường mà chỉ có pháo. Chiến công đầu tiên của ông Bảy được lập ngày 21/6/1966. Hôm đó, biên đội 4 chiếc MiG17 phát hiện nhiều máy bay Mỹ, trong đó có một máy bay trinh sát RF8A được hộ tống bởi chiếc F8 Crusader vốn được mệnh danh là "hiệp sĩ thánh chiến" của Phi đội 211 Mỹ. Biên đội trưởng Phan Thành Trung đã tiêu diệt chiếc RF8A, còn phi công Bảy hạ chiếc F8E do Cole Black điều khiển.Nguồn ảnh: TL.
Trong thời gian tham chiến, ông đã có 7 lần bắn hạ máy bay của đối phương và phía Mỹ cũng "tâm phục khẩu phục" với 7 lần bại trận trước họng pháo của chiếc MiG-17 do phi công Nguyễn Văn Bảy điều khiển. Nguồn ảnh: TL.
Trong số 7 chiếc máy bay của Mỹ bị phi công Nguyễn Văn Bảy bắn hạ, có 2 chiếc F-8, 1 chiếc A-4C, 1 chiếc F-4B và một chiếc F-105D - đây đều là những máy bay hiện đại hơn nhiều so với chiếc MiG-17. Nguồn ảnh: TL.
Ông cũng là một trong số ba người duy nhất của Không quân Việt Nam đạt được danh hiệu "Át Chủ Bài" khi điều khiển tiêm kích MiG-17. Các Aces còn lại của Việt Nam đều đạt được thành tích này với chiếc MiG-21 - vốn hiện đại hơn MiG-17 rất nhiều và có sức mạnh ngang ngửa các tiêm kích Mỹ cùng thời. Nguồn ảnh: TL.
Giai đoạn sau khi Không quân Mỹ tăng cường đánh phá miền Bắc, anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy ít xuất kích dần và sau đó được giữ lại ở mặt đất để đảm nhận nhiều công tác khác nhau. Một phần là do loại tiêm kích MiG-17 ông có nhiều kinh nghiệm điều khiển đã lỗi thời trước các loại vũ khí mới của Mỹ. Bên cạnh đó, việc giữ ông lại ở mặt đất cũng là để ông có cơ hội truyền kinh nghiệm của mình cho các lứa phi công sau. Nguồn ảnh: KQVN.
Khi chiến tranh kết thúc, nhiều lần các cựu chiến binh Mỹ đã quay trở lại Việt Nam để tìm gặp người phi công huyền thoại Nguyễn Văn Bảy để tìm hiểu xem tại sao với chiếc MiG-17 lỗi thời, ông vẫn có thể vít cổ được những con chim sắt hiện đại tối tân của người Mỹ thời điểm đó. Nguồn ảnh: HTV.
Thậm chí Đại tá Nguyễn Văn Bảy cùng nhiều phi công huyền thoại khác của Việt Nam từng được các phi công Mỹ mời sang Mỹ để chia sẻ lại những thông tin về các trận không chiến cách đây nửa thế kỷ. Nguồn ảnh: Tube.
Sau khi về hưu, Đại tá Nguyễn Văn Bảy trở về quê sống đúng chất nông phu với công việc đồng áng, vườn tược hàng ngày. Nguồn ảnh: Danviet.
Nhìn những hình ảnh về ông nông dân chân lấm tay bùn, tai đeo máy trợ thính "tự chế" này, ít ai biết rằng cái tên của ông từng là cơn ác mộng với mọi phi công Mỹ khi bay vào không phận miền Bắc Việt Nam trong thời chiến tranh. Nguồn ảnh: VTCnews.
Hình ảnh quen thuộc của Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nguyễn Văn Bảy ở quê nhà - người anh hùng ở tuổi ngoài 80 vẫn làm vườn "cho vui". Nguồn ảnh: Zingnews.
Mời độc giả xem Video: Tiêm kích MiG-17 - cơn ác mộng một thời của Mỹ thời Chiến tranh Việt Nam.