Theo hãng thông tấn Nhà nước Triều Tiên KCNA, trước chuyến thăm chính thức Nga, nhà lãnh đạo Triều Tiên - Chủ tịch Kim Jong-un đã chuyến thăm và kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị không quân số 1017 - một trong những đơn vị chủ lực của Không quân Triều Tiên. Nguồn ảnh: Sina.Đây không phải là lần đầu tiên ông Kim Jong-un thăm đơn vị không quân được trang bị chiến đấu cơ MiG-29 - dòng tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Triều Tiên kể từ những năm 90 của thế kỷ trước cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Sina.Hiện tại, MiG-29 đang là loại chiến đấu cơ hiện đại nhất trong biên chế quân đội nước này. Triều Tiên được cho là có sở hữu tối đa 35 máy bay chiến đấu MiG-29. Nguồn ảnh: Sina.Là một chiến đấu cơ đa năng được tối ưu hoá cho việc chiếm ưu thế trên không, các máy bay MiG-29 đã được sản xuất hàng loạt từ năm 1981 tới nay và đã có 1600 chiếc được ra đời. Nguồn ảnh: Sina.Tờ Thediplomat năm 2018 có đăng tải loạt bài viết cho biết, trong quá khứ Triều Tiên chỉ đặt mua 24 chiếc MiG-29 từ phía Liên Xô. Sau đó Liên Xô đã chuyển giao công nghệ sản xuất để Triều Tiên có thể tự chủ lắp ráp, sản xuất được loại chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Sina.Nhà máy lắp ráp của Triều Tiên được cho là có quy mô khá nhỏ, với công suất mỗi năm chỉ từ 2 tới 3 chiếc MiG-29 được ra lò. Tuy nhiên kể từ khi được Liên Xô chuyển giao công nghệ từ năm 1987 cho tới cuối thập niên 90, Triều Tiên được cho là đã tự sản xuất được ít nhất 15 chiếc MiG-29. Nguồn ảnh: Sina.Chiếc MiG-29 đầu tiên do Triều Tiên tự lắp ráp và sản xuất cất cánh bay thử vào ngày 15/4/1993. Loại máy bay do nước này tự sản xuất có hiệu năng sử dụng và khả năng cơ động gần như tương tự so với phiên bản gốc của Liên Xô. Nguồn ảnh: Sina.Cho tới tận ngày nay, mối quan hệ về mặt quốc phòng giữa Nga và Triều Tiên vẫn cực kỳ thân thiết. Vậy nên trong tương lai không loại trừ khả năng rất có thể Moscow sẽ cung cấp cho Triều Tiên khả năng tự sản xuất nhiều loại vũ khí hiện đại khác của nước này. Nguồn ảnh: KCNA.Hiện tại, Không quân Nga vẫn là lực lượng sở hữu số lượng tiêm kích MiG-29 nhiều nhất với 256 chiếc. Đứng ngay sau Nga là Ấn Độ với số lượng sở hữu vào khoảng hơn 100 chiếc MiG-29 và MiG-29K. Nguồn ảnh: Jetphotos.Giá của loại chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không này cũng khá rẻ, chỉ vào khoảng 22 triệu USD cho phiên bản MiG-29S (theo tỷ giá năm 2013). Nguồn ảnh: Jetphotos. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh MiG-29 trình diễn khả năng cất cánh khẩn cấp lấy độ cao cực nhanh.
Theo hãng thông tấn Nhà nước Triều Tiên KCNA, trước chuyến thăm chính thức Nga, nhà lãnh đạo Triều Tiên - Chủ tịch Kim Jong-un đã chuyến thăm và kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị không quân số 1017 - một trong những đơn vị chủ lực của Không quân Triều Tiên. Nguồn ảnh: Sina.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Kim Jong-un thăm đơn vị không quân được trang bị chiến đấu cơ MiG-29 - dòng tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Triều Tiên kể từ những năm 90 của thế kỷ trước cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại, MiG-29 đang là loại chiến đấu cơ hiện đại nhất trong biên chế quân đội nước này. Triều Tiên được cho là có sở hữu tối đa 35 máy bay chiến đấu MiG-29. Nguồn ảnh: Sina.
Là một chiến đấu cơ đa năng được tối ưu hoá cho việc chiếm ưu thế trên không, các máy bay MiG-29 đã được sản xuất hàng loạt từ năm 1981 tới nay và đã có 1600 chiếc được ra đời. Nguồn ảnh: Sina.
Tờ Thediplomat năm 2018 có đăng tải loạt bài viết cho biết, trong quá khứ Triều Tiên chỉ đặt mua 24 chiếc MiG-29 từ phía Liên Xô. Sau đó Liên Xô đã chuyển giao công nghệ sản xuất để Triều Tiên có thể tự chủ lắp ráp, sản xuất được loại chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Sina.
Nhà máy lắp ráp của Triều Tiên được cho là có quy mô khá nhỏ, với công suất mỗi năm chỉ từ 2 tới 3 chiếc MiG-29 được ra lò. Tuy nhiên kể từ khi được Liên Xô chuyển giao công nghệ từ năm 1987 cho tới cuối thập niên 90, Triều Tiên được cho là đã tự sản xuất được ít nhất 15 chiếc MiG-29. Nguồn ảnh: Sina.
Chiếc MiG-29 đầu tiên do Triều Tiên tự lắp ráp và sản xuất cất cánh bay thử vào ngày 15/4/1993. Loại máy bay do nước này tự sản xuất có hiệu năng sử dụng và khả năng cơ động gần như tương tự so với phiên bản gốc của Liên Xô. Nguồn ảnh: Sina.
Cho tới tận ngày nay, mối quan hệ về mặt quốc phòng giữa Nga và Triều Tiên vẫn cực kỳ thân thiết. Vậy nên trong tương lai không loại trừ khả năng rất có thể Moscow sẽ cung cấp cho Triều Tiên khả năng tự sản xuất nhiều loại vũ khí hiện đại khác của nước này. Nguồn ảnh: KCNA.
Hiện tại, Không quân Nga vẫn là lực lượng sở hữu số lượng tiêm kích MiG-29 nhiều nhất với 256 chiếc. Đứng ngay sau Nga là Ấn Độ với số lượng sở hữu vào khoảng hơn 100 chiếc MiG-29 và MiG-29K. Nguồn ảnh: Jetphotos.
Giá của loại chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không này cũng khá rẻ, chỉ vào khoảng 22 triệu USD cho phiên bản MiG-29S (theo tỷ giá năm 2013). Nguồn ảnh: Jetphotos.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh MiG-29 trình diễn khả năng cất cánh khẩn cấp lấy độ cao cực nhanh.