Chiến trường Idlib của Syria là nơi mà Thổ Nhĩ Kỳ đã tung vào trận số lượng lớn máy bay không người lái (UAV) do họ chế tạo cho nhiệm vụ trinh sát và tấn công đối phương.Những chiếc UAV của Thổ Nhĩ Kỳ được báo cáo đã phát huy tác dụng ở mức cực lớn, thậm chí vai trò của chúng còn được báo cáo là vượt trội cả tiêm kích F-16 Fighting Falcon đắt tiền.Những chiếc UAV vũ trang như Bayraktar TB2 hay Anka-S của Thổ Nhĩ Kỳ là phương tiện gây ra rất nhiều thương vong cho binh sĩ Syria, thậm chí chúng còn được xem là sát thủ diệt tăng.Chính vì sự lợi hại của các máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ mà phương tiện này trở thành đối tượng được lực lượng phòng không Syria quan tâm đặc biệt.Do kích thước khá lớn, hoạt động ở tầm cao vài ngàn mét cũng như không có khả năng lẩn tránh mà UAV Thổ Nhĩ Kỳ đã chịu thiệt hại khá nhiều bởi tên lửa phòng không Syria.Sau 2 tuần tham chiến, đã có ít nhất 7 máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn hạ và mới đây nhất Ankara còn phải chịu một thiệt hại theo đánh giá là vô cùng nghiêm trọng.Hôm 6/3, quân đội Syria ra thông báo chiếc máy bay không người lái độc nhất vô nhị và cực kỳ hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bắn hạ, đó là phiên bản trinh sát điện tử (ELINT) Anka-I."Máy bay không người lái phiên bản đặc biệt Anka-I chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất một chiếc duy nhất đã bị tên lửa phòng không Syria bắn hạ khi nó bị phát hiện xâm nhập biên giới", truyền thông Syria cho biết.Được biết những chiếc UAV Anka phiên bản thông thường đang phục vụ trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ với số lượng lớn. Tuy nhiên biến thể Anka-I chỉ được chế tạo một chiếc duy nhất để thử nghiệm do chi phí đắt đỏ.Chiếc UAV này có khả năng thu thập thông tin về hoạt động của radar, tên lửa phòng không nhờ các khí tài trinh sát điện tử đặc biệt mà nó mang theo, vì vậy đây là phương tiện nguy hiểm hơn cả phiên bản vũ trang Anka-S.Tuy nhiên hiện nay vị trí chính xác nơi chiếc Anka-I bị bắn hạ vẫn chưa được công bố, cho nên đã xuất hiện một vài ý kiến nghi ngờ về chiến công của quân đội Syria.Nhưng nếu thông tin là chính xác, rất có thể Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiến hành bước đi leo thang khác nhằm sẵn sàng cho một cuộc không kích diện rộng vào Syria, bất chấp tuyên bố của Tổng thống Ergogan về lệnh ngừng bắn.Ngoài ra cần lưu ý rằng phiên bản máy bay không người lái trinh sát điện tử Anka-I không có khả năng sống còn cao hơn biến thể thông thường Anka-S bao nhiêu.Chính vì vậy, khi phòng không Syria đã bắn hạ ít nhất 7 chiếc máy bay không người lái Anka-S thì việc họ hạ được thêm một chiếc Anka-I cũng là điều không có gì bất thường.
Chiến trường Idlib của Syria là nơi mà Thổ Nhĩ Kỳ đã tung vào trận số lượng lớn máy bay không người lái (UAV) do họ chế tạo cho nhiệm vụ trinh sát và tấn công đối phương.
Những chiếc UAV của Thổ Nhĩ Kỳ được báo cáo đã phát huy tác dụng ở mức cực lớn, thậm chí vai trò của chúng còn được báo cáo là vượt trội cả tiêm kích F-16 Fighting Falcon đắt tiền.
Những chiếc UAV vũ trang như Bayraktar TB2 hay Anka-S của Thổ Nhĩ Kỳ là phương tiện gây ra rất nhiều thương vong cho binh sĩ Syria, thậm chí chúng còn được xem là sát thủ diệt tăng.
Chính vì sự lợi hại của các máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ mà phương tiện này trở thành đối tượng được lực lượng phòng không Syria quan tâm đặc biệt.
Do kích thước khá lớn, hoạt động ở tầm cao vài ngàn mét cũng như không có khả năng lẩn tránh mà UAV Thổ Nhĩ Kỳ đã chịu thiệt hại khá nhiều bởi tên lửa phòng không Syria.
Sau 2 tuần tham chiến, đã có ít nhất 7 máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn hạ và mới đây nhất Ankara còn phải chịu một thiệt hại theo đánh giá là vô cùng nghiêm trọng.
Hôm 6/3, quân đội Syria ra thông báo chiếc máy bay không người lái độc nhất vô nhị và cực kỳ hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bắn hạ, đó là phiên bản trinh sát điện tử (ELINT) Anka-I.
"Máy bay không người lái phiên bản đặc biệt Anka-I chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất một chiếc duy nhất đã bị tên lửa phòng không Syria bắn hạ khi nó bị phát hiện xâm nhập biên giới", truyền thông Syria cho biết.
Được biết những chiếc UAV Anka phiên bản thông thường đang phục vụ trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ với số lượng lớn. Tuy nhiên biến thể Anka-I chỉ được chế tạo một chiếc duy nhất để thử nghiệm do chi phí đắt đỏ.
Chiếc UAV này có khả năng thu thập thông tin về hoạt động của radar, tên lửa phòng không nhờ các khí tài trinh sát điện tử đặc biệt mà nó mang theo, vì vậy đây là phương tiện nguy hiểm hơn cả phiên bản vũ trang Anka-S.
Tuy nhiên hiện nay vị trí chính xác nơi chiếc Anka-I bị bắn hạ vẫn chưa được công bố, cho nên đã xuất hiện một vài ý kiến nghi ngờ về chiến công của quân đội Syria.
Nhưng nếu thông tin là chính xác, rất có thể Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiến hành bước đi leo thang khác nhằm sẵn sàng cho một cuộc không kích diện rộng vào Syria, bất chấp tuyên bố của Tổng thống Ergogan về lệnh ngừng bắn.
Ngoài ra cần lưu ý rằng phiên bản máy bay không người lái trinh sát điện tử Anka-I không có khả năng sống còn cao hơn biến thể thông thường Anka-S bao nhiêu.
Chính vì vậy, khi phòng không Syria đã bắn hạ ít nhất 7 chiếc máy bay không người lái Anka-S thì việc họ hạ được thêm một chiếc Anka-I cũng là điều không có gì bất thường.