Truyền thông Nga cho biết, một tốp máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ đang làm nhiệm vụ, khi bay qua phía Đông của Biển Địa Trung Hải để tiến tới vùng lãnh thổ Trung Đông đã bất ngờ bị một cặp cường kích Su-25 của Nga đánh chặn.Mặc dù chiếm nhiều ưu thế về kỹ thuật, ưu thế trong chiến đấu một cách rõ ràng khi F-22 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ. Thế nhưng, các máy bay này đã hoàn toàn không thể làm gì trước bộ đôi cường kích “già” của Nga đã được phát triển từ gần 50 năm trước.Khi gặp phải cuộc đánh chặn bất ngờ này, tốp máy bay F-22 của Mỹ đã buộc phải rút lui khỏi khu vực phía Đông Biển Địa Trung Hải. Theo tờ PolitRussia, dẫn nhận định từ phía truyền thông Trung Quốc cho biết, các máy bay chiến đấu Su-25 của Nga đã tạo ra rắc rối nghiêm trọng cho F-22 của Không quân Mỹ, hành động của các phi công Su-25 được cho là rất hung hăng.Rất nhiều câu hỏi về vấn đề này, lí do thực sự của việc Nga dùng cường kích Su-25 đánh chặn tốp máy bay Mỹ là gì ? Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nhận định hay sự lên tiếng nào từ Moscow.Về Sukhoi Su-25 mà Nga sử dụng trong cuộc đánh chặn này, tên kí hiệu NATO của nó là Frogfoot. Đây là một loại máy bay cường kích và chi viện trực tiếp của Nga, được mệnh danh là một "xe tăng bay”.Sukhoi Su-25 đã được phát triển bởi Sukhoi từ những năm 1960 như một thành quả nghiên cứu, đến nay, máy bay cường kích này vẫn được Nga tin dùng và phục vụ trong biên chế của Không quân Nga dù đã trải qua gần 50 năm chinh chiến. Su-25 được thiết kế với kích thước chiều dài thân là 15.53m, sải cánh rộng 14.36m và chiều cao là 4.8m. Su-25 có tải trọng cất cánh tối đa tương đối lớn, đạt 17,6 tấn và mang theo 1-2 người trong kíp lái tuỳ phiên bản.Cường kích này có thể mang một lượng vũ trang khá lớn với uy lực không nhỏ, lên tới 4,4 tấn vũ khí các loại, đáp ứng hoàn toàn nhu cầu đa nhiệm vụ.Các Su-25 thực hiện tác chiến trên không với sự trang bị bao gồm tên lửa không đối không tầm ngắn Molniya R-60 cùng các loại phòng vệ khác. Kết hợp với khẩu pháo nòng đôi Gryazev-Shipunov GSh-30-2 cỡ nòng 30mm với 250 viên đạn để hỗ trợ tác chiến. Ngoài ra, với các cuộc oanh tạc trận địa mặt đất, Su-25 được trang bị đấy đủ các tên lửa không đối đất như Kh-25ML, Kh-29, Kh-59 hay tên lửa chống bức xạ Kh-58 và hệ thống bom các loại, bao gồm bom chùm, rocket và bom có dẫn đường. Tuy có tải trọng khá lớn, nhưng với việc được trang bị động cơ đôi phản lực Tumansky R-195, Su-25 được đảm bảo sự linh hoạt với gia tốc cực đại đạt đến 975km/h. Có tầm hoạt động khi tác chiến là 375km, khi tuần liễu là 1.950km cùng trần bay cao 7.000m.Qua các thông số, có thể thấy Su-25 hoàn toàn đủ khả năng khi làm các nhiệm vụ được Nga giao phó. Xứng đáng được tin tưởng dù có hơi “già” so với thời đại.Và không chỉ riêng Nga, tính đến nay đã có tới 23 nhà khai thác của dùng Su-25 này ở các phiên bản khác nhau trên thế giới. Nguồn ảnh: Ydex.
Hình ảnh cường kích Su-25, "xe tăng bay" của Nga bắn tập. Nguồn: Sputnik.
Truyền thông Nga cho biết, một tốp máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ đang làm nhiệm vụ, khi bay qua phía Đông của Biển Địa Trung Hải để tiến tới vùng lãnh thổ Trung Đông đã bất ngờ bị một cặp cường kích Su-25 của Nga đánh chặn.
Mặc dù chiếm nhiều ưu thế về kỹ thuật, ưu thế trong chiến đấu một cách rõ ràng khi F-22 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ. Thế nhưng, các máy bay này đã hoàn toàn không thể làm gì trước bộ đôi cường kích “già” của Nga đã được phát triển từ gần 50 năm trước.
Khi gặp phải cuộc đánh chặn bất ngờ này, tốp máy bay F-22 của Mỹ đã buộc phải rút lui khỏi khu vực phía Đông Biển Địa Trung Hải.
Theo tờ PolitRussia, dẫn nhận định từ phía truyền thông Trung Quốc cho biết, các máy bay chiến đấu Su-25 của Nga đã tạo ra rắc rối nghiêm trọng cho F-22 của Không quân Mỹ, hành động của các phi công Su-25 được cho là rất hung hăng.
Rất nhiều câu hỏi về vấn đề này, lí do thực sự của việc Nga dùng cường kích Su-25 đánh chặn tốp máy bay Mỹ là gì ? Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nhận định hay sự lên tiếng nào từ Moscow.
Về Sukhoi Su-25 mà Nga sử dụng trong cuộc đánh chặn này, tên kí hiệu NATO của nó là Frogfoot. Đây là một loại máy bay cường kích và chi viện trực tiếp của Nga, được mệnh danh là một "xe tăng bay”.
Sukhoi Su-25 đã được phát triển bởi Sukhoi từ những năm 1960 như một thành quả nghiên cứu, đến nay, máy bay cường kích này vẫn được Nga tin dùng và phục vụ trong biên chế của Không quân Nga dù đã trải qua gần 50 năm chinh chiến.
Su-25 được thiết kế với kích thước chiều dài thân là 15.53m, sải cánh rộng 14.36m và chiều cao là 4.8m. Su-25 có tải trọng cất cánh tối đa tương đối lớn, đạt 17,6 tấn và mang theo 1-2 người trong kíp lái tuỳ phiên bản.
Cường kích này có thể mang một lượng vũ trang khá lớn với uy lực không nhỏ, lên tới 4,4 tấn vũ khí các loại, đáp ứng hoàn toàn nhu cầu đa nhiệm vụ.
Các Su-25 thực hiện tác chiến trên không với sự trang bị bao gồm tên lửa không đối không tầm ngắn Molniya R-60 cùng các loại phòng vệ khác. Kết hợp với khẩu pháo nòng đôi Gryazev-Shipunov GSh-30-2 cỡ nòng 30mm với 250 viên đạn để hỗ trợ tác chiến.
Ngoài ra, với các cuộc oanh tạc trận địa mặt đất, Su-25 được trang bị đấy đủ các tên lửa không đối đất như Kh-25ML, Kh-29, Kh-59 hay tên lửa chống bức xạ Kh-58 và hệ thống bom các loại, bao gồm bom chùm, rocket và bom có dẫn đường.
Tuy có tải trọng khá lớn, nhưng với việc được trang bị động cơ đôi phản lực Tumansky R-195, Su-25 được đảm bảo sự linh hoạt với gia tốc cực đại đạt đến 975km/h. Có tầm hoạt động khi tác chiến là 375km, khi tuần liễu là 1.950km cùng trần bay cao 7.000m.
Qua các thông số, có thể thấy Su-25 hoàn toàn đủ khả năng khi làm các nhiệm vụ được Nga giao phó. Xứng đáng được tin tưởng dù có hơi “già” so với thời đại.
Và không chỉ riêng Nga, tính đến nay đã có tới 23 nhà khai thác của dùng Su-25 này ở các phiên bản khác nhau trên thế giới. Nguồn ảnh: Ydex.
Hình ảnh cường kích Su-25, "xe tăng bay" của Nga bắn tập. Nguồn: Sputnik.