Sáng 14/10, hai chiếc trực thăng Mil Mi-1717E của Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân đã được điều động từ sân bay Đà Nẵng ra Huế để chuẩn bị tham gia vào công tác cứu hộ các công nhân của nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 bị mắc kẹt từ ngày 12/10. Ảnh: Trực thăng Mi-171E tại sân bay Phú Bài - Huế.Công tác cứu hộ bằng đường bộ vô cùng khó khăn do mưa lớn nhiều ngày, nhiều đoạn đường bị sạt lở, chia cắt nghiêm trọng làm cho các đoàn cứu hộ không thể tiếp cận được. Đã có 13 cán bộ mất tích do sạt lở đất trong đêm khi đang di chuyển về phía Rào Trăng 3 giải cứu các công nhân mắc kẹt. Ảnh: Tổ bay bàn bạc thống nhất trước khi làm nhiệm vụ - Nguồn: Zing.Đích thân Thiếu tướng Phạm Trường Sơn - Phó tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không - Không quân cùng Đại tá Vũ Hồng Sơn - Sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 372 đã có mặt tại sở chỉ huy tiền phương (đóng tại xã Phong Xuân) để trực tiếp chỉ đạo quá trình thực hiện nhiệm vụ nhanh chóng nhất có thể. Ảnh: Thiếu tướng Phạm Trường Sơn bàn bạc cùng ban bay - Nguồn: Zing.Ngay từ rất sớm, tổ thợ máy đã bắt đầu công việc chuẩn bị sẵn sàng cho trực thăng làm nhiệm vụ như lắp dây tời để thả hàng hóa cũng như đổ bộ người cứu hộ, vận chuyển hàng tiếp tế cho những người mắc kẹt. Hiện nay đang có 17 công nhân đang mất liên lạc trong khu vực nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 cùng 13 người trong đoàn tìm kiếm đã bị lũ cuốn trôi. Ảnh: Tổ máy chuẩn bị sẵn sàng cho trực thăng cất cánh - Nguồn: Zing.Đến 9 giờ 20 phút sáng cùng ngày, chiếc Mi-171E đầu tiên đã cất cánh hướng về phía thủy điện Rào Trăng 3. Chiếc này sẽ làm nhiệm vụ bay trinh sát khí tượng cũng như quan sát tình hình thực tế tại hiện trường để quyết định phương án cứu hộ là sẽ hạ cánh trực thăng xuống hay cứu bằng dây tời. Ảnh: Chiếc Mi-171E cất cánh làm nhiệm vụ - Nguồn: Zing.Đến 11 giờ trưa, chuyến bay đầu tiên đã quay trở lại căn cứ sau khi khảo sát xong tình hình và thả hàng tiếp tế cho công nhân bị cô lập tại nhà máy. Hiện nay, ban chỉ huy đã vạch ra 3 phương án tiếp cận và cứu hộ thủy điện Rào Trăng 3 đó là dùng xe đặc chủng đi đường bộ theo hướng đường 71, dùng tàu thủy tiếp cận nhà máy từ hướng Hương Điền và sử dụng máy bay trực thăng trực tiếp cứu hộ. Ảnh: Máy bay Mi-171E tại sân bay Phú Bài - Nguồn: Zing.Mil Mi-171E là phiên bản xuất khẩu hiện đại mới của dòng trực thăng vận tải Mi-8 nổi tiếng do Nga chế tạo, được trang bị cho Không quân ta sau những năm 2000. Trực thăng có sức tải tối đa 26 hành khách hoặc 12 cáng cứu thương với một khoang hàng rộng. Ảnh: Tổ bay nghiên cứu địa hình trước giờ xuất phát - Nguồn: Zing.Trực thăng trang bị một động cơ VK-2500PS-03 có công suất cực đại lên tới 2.700 mã lực, mạnh mẽ hơn 1.5 lần so với thế hệ trước. Hệ thống điều khiển kỹ thuật số kiểu FADEC cho phép giảm đáng kể trọng lượng và kích thước của các khối điện tử cũng như hệ thống cáp nối trên trực thăng, đảm bảo đồng bộ cao. Hệ cánh quạt chính và cánh quạt đuôi hoàn toàn mới cũng giúp cho nó có thể giảm độ ồn đáng kể. Ảnh: Chiến sĩ vận chuyển hàng tiếp tế lên trực thăng - Nguồn: Zing.Mi-171E theo lời nhà sản xuất công bố rằng nó có khả năng đạt tốc độ tối đa cao hơn, mở rộng tầm bay và tải trọng tối đa, nâng cao tính tin cậy, ổn định hơn rất nhiều so với dòng máy bay thế hệ trước. Bên cạnh đó, khung sườn trực thăng cũng được nâng cấp rất lớn với khả năng cứng và vững chắc hơn để đối phó với sự phức tạp của thời tiết. Ảnh: Ban bay nghiên cứu địa hình khu vực thủy điện Rào Trăng 3 - Nguồn: Zing.Có thể nói rằng, tất cả các ban ngành đang khẩn trương, nhanh chóng hết sức để có thể tiếp cận và giải cứu những người đang mắc kẹt cũng như mất tích tại Rào Trăng 3 bằng tất cả nhân tài, vật lực thậm chí là cả những khí tài hiện đại bậc nhất hiện nay của mình. Hi vọng trong thời gian nhanh chóng sắp tới, các công tác tìm kiếm cứu hộ sẽ hoàn thành đạt độ an toàn tuyệt đối cũng như tính hiệu quả cao nhất. Ảnh: Phi công chuẩn bị bước vào ban bay - Nguồn: Zing. Video dàn trực thăng khủng hàng đầu Đông Nam Á của Việt Nam - Nguồn: VNH
Sáng 14/10, hai chiếc trực thăng Mil Mi-1717E của Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân đã được điều động từ sân bay Đà Nẵng ra Huế để chuẩn bị tham gia vào công tác cứu hộ các công nhân của nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 bị mắc kẹt từ ngày 12/10. Ảnh: Trực thăng Mi-171E tại sân bay Phú Bài - Huế.
Công tác cứu hộ bằng đường bộ vô cùng khó khăn do mưa lớn nhiều ngày, nhiều đoạn đường bị sạt lở, chia cắt nghiêm trọng làm cho các đoàn cứu hộ không thể tiếp cận được. Đã có 13 cán bộ mất tích do sạt lở đất trong đêm khi đang di chuyển về phía Rào Trăng 3 giải cứu các công nhân mắc kẹt. Ảnh: Tổ bay bàn bạc thống nhất trước khi làm nhiệm vụ - Nguồn: Zing.
Đích thân Thiếu tướng Phạm Trường Sơn - Phó tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không - Không quân cùng Đại tá Vũ Hồng Sơn - Sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân 372 đã có mặt tại sở chỉ huy tiền phương (đóng tại xã Phong Xuân) để trực tiếp chỉ đạo quá trình thực hiện nhiệm vụ nhanh chóng nhất có thể. Ảnh: Thiếu tướng Phạm Trường Sơn bàn bạc cùng ban bay - Nguồn: Zing.
Ngay từ rất sớm, tổ thợ máy đã bắt đầu công việc chuẩn bị sẵn sàng cho trực thăng làm nhiệm vụ như lắp dây tời để thả hàng hóa cũng như đổ bộ người cứu hộ, vận chuyển hàng tiếp tế cho những người mắc kẹt. Hiện nay đang có 17 công nhân đang mất liên lạc trong khu vực nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 cùng 13 người trong đoàn tìm kiếm đã bị lũ cuốn trôi. Ảnh: Tổ máy chuẩn bị sẵn sàng cho trực thăng cất cánh - Nguồn: Zing.
Đến 9 giờ 20 phút sáng cùng ngày, chiếc Mi-171E đầu tiên đã cất cánh hướng về phía thủy điện Rào Trăng 3. Chiếc này sẽ làm nhiệm vụ bay trinh sát khí tượng cũng như quan sát tình hình thực tế tại hiện trường để quyết định phương án cứu hộ là sẽ hạ cánh trực thăng xuống hay cứu bằng dây tời. Ảnh: Chiếc Mi-171E cất cánh làm nhiệm vụ - Nguồn: Zing.
Đến 11 giờ trưa, chuyến bay đầu tiên đã quay trở lại căn cứ sau khi khảo sát xong tình hình và thả hàng tiếp tế cho công nhân bị cô lập tại nhà máy. Hiện nay, ban chỉ huy đã vạch ra 3 phương án tiếp cận và cứu hộ thủy điện Rào Trăng 3 đó là dùng xe đặc chủng đi đường bộ theo hướng đường 71, dùng tàu thủy tiếp cận nhà máy từ hướng Hương Điền và sử dụng máy bay trực thăng trực tiếp cứu hộ. Ảnh: Máy bay Mi-171E tại sân bay Phú Bài - Nguồn: Zing.
Mil Mi-171E là phiên bản xuất khẩu hiện đại mới của dòng trực thăng vận tải Mi-8 nổi tiếng do Nga chế tạo, được trang bị cho Không quân ta sau những năm 2000. Trực thăng có sức tải tối đa 26 hành khách hoặc 12 cáng cứu thương với một khoang hàng rộng. Ảnh: Tổ bay nghiên cứu địa hình trước giờ xuất phát - Nguồn: Zing.
Trực thăng trang bị một động cơ VK-2500PS-03 có công suất cực đại lên tới 2.700 mã lực, mạnh mẽ hơn 1.5 lần so với thế hệ trước. Hệ thống điều khiển kỹ thuật số kiểu FADEC cho phép giảm đáng kể trọng lượng và kích thước của các khối điện tử cũng như hệ thống cáp nối trên trực thăng, đảm bảo đồng bộ cao. Hệ cánh quạt chính và cánh quạt đuôi hoàn toàn mới cũng giúp cho nó có thể giảm độ ồn đáng kể. Ảnh: Chiến sĩ vận chuyển hàng tiếp tế lên trực thăng - Nguồn: Zing.
Mi-171E theo lời nhà sản xuất công bố rằng nó có khả năng đạt tốc độ tối đa cao hơn, mở rộng tầm bay và tải trọng tối đa, nâng cao tính tin cậy, ổn định hơn rất nhiều so với dòng máy bay thế hệ trước. Bên cạnh đó, khung sườn trực thăng cũng được nâng cấp rất lớn với khả năng cứng và vững chắc hơn để đối phó với sự phức tạp của thời tiết. Ảnh: Ban bay nghiên cứu địa hình khu vực thủy điện Rào Trăng 3 - Nguồn: Zing.
Có thể nói rằng, tất cả các ban ngành đang khẩn trương, nhanh chóng hết sức để có thể tiếp cận và giải cứu những người đang mắc kẹt cũng như mất tích tại Rào Trăng 3 bằng tất cả nhân tài, vật lực thậm chí là cả những khí tài hiện đại bậc nhất hiện nay của mình. Hi vọng trong thời gian nhanh chóng sắp tới, các công tác tìm kiếm cứu hộ sẽ hoàn thành đạt độ an toàn tuyệt đối cũng như tính hiệu quả cao nhất. Ảnh: Phi công chuẩn bị bước vào ban bay - Nguồn: Zing.
Video dàn trực thăng khủng hàng đầu Đông Nam Á của Việt Nam - Nguồn: VNH