Những chiếc xe tăng điều khiển từ xa của Liên Xô trong những năm 1930 có tên gọi ngắn gọn là Teletank và là một trong những bước tiến cực kỳ vĩ đại đáng tiếc là dự án này không duy trì được lâu. Nguồn ảnh: EstrankyĐây là loại xe tăng điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến - nghĩa là không cần dây truyền tín hiệu - hiện đại hơn nhiều so với một vài loại thiết bị điều khiển từ xa đánh bom liều chết sau này được Đức sử dụng. Nguồn ảnh: EstrankyThậm chí, các loại xe tăng điều khiển từ xa này còn đã được tham gia Chiến tranh Mùa đông. Tới Chiến tranh Thế giới thứ hai, có ít nhất hai chiếc từng tham chiến nhưng đều bị tiêu diệt trên chiến trường. Nguồn ảnh: EstrankyCác loại xe tăng không người lái điều khiển từ xa có khả năng di chuyển cách nguồn phát tín hiệu radar điều khiển tối đa 1500 mét tuỳ thuộc điều kiện địa hình và thời tiết. Tuy nhiên cũng có nhiều điểm khác biệt so với các loại xe tăng điều khiển từ xa sau này. Nguồn ảnh: EstrankyVào thời điểm này, việc lắp camera trên xe tăng để truyền hình ảnh trực tiếp về cho kíp điều khiển là điều không thể. Kíp điều khiển phải sử dụng ống nhòm và điều khiển xe tăng phối hợp tiến công với bộ binh cũng như các loại phương tiện có người lái khác trên chiến trường. Nguồn ảnh: EstrankyCác loại vũ khí thông thường của xe tăng điều khiển từ xa bao gồm súng máy DT, súng phun lửa, lựu đạn khói và đôi khi là cả bọc phá. Khi sử dụng bọc phá, xe tăng có nhiệm vụ vượt lửa đạn của đối phương đưa khối bọc phá tới gần công sự và thả xuống sau đó chạy ra xa, kíp điều khiển từ xa sẽ kích nổ khối bọc phá sau khi đưa xe tăng ra khỏi tầm ảnh hưởng. Nguồn ảnh: EstrankyTheo tài liệu ghi nhận lại, xe tăng Teletank có khả năng mang theo tối đa 700 kg bọc phá - đủ sức để phá huỷ 4 tầng ngầm dưới lòng đất trong trường hợp công sự được xây dựng kiên cố nhiều lớp. Nguồn ảnh: EstrankyNhiều loại xe tăng đã được đưa ra thử nghiệm với hệ thống điều khiển từ xa bao gồm T-18, T-26, T-38, BT-5 hay thậm chí là "xe đua" BT-7 cũng được mang ra thử nghiệm. Tuỳ từng mẫu mã, chủng loại, các xe tăng có thể thực hiện được từ 16 tới 24 lệnh thông qua bộ điều khiển. Nguồn ảnh: EstrankyCác lệnh thông thường nhất mọi xe tăng đều được gán cho bao gồm tiến, lùi, rẽ các hướng, xoay tháp pháo các hướng, khai hoả, thả bọc phá và kích nổ (nếu có),.... Nguồn ảnh: EstrankyChiến thuật sử dụng xe tăng điều khiển từ xa của Liên Xô cũng rất đơn giản, đó là sử dụng trên những cánh đồng thảo nguyên rộng lớn - đảm bảo sóng radio có thể truyền đi xa nhất, giúp kíp điều khiển ở vị trí an toàn. Các xe tăng điều khiển từ xa sẽ không tham chiến độc lập mà tham chiến cùng đội hình xe tăng thông thường. Nguồn ảnh: EstrankyVới các nhiệm vụ khó và mang tính mạo hiểm như tấn công vị trí công sự, làm mồi nhử để pháo chống tăng của đối phương lộ vị trí, các xe tăng điều khiển từ xa sẽ đảm nhận và xông lên tuyến đầu dưới sự yểm trợ của hoả lực súng máy và pháo binh từ các đội hình xe tăng thông thường phía sau. Nguồn ảnh: EstrankyĐáng tiếc là các dự án nghiên cứu thiết bị điều khiển từ xa của Liên Xô trước Chiến tranh Thế giới thứ hai bao gồm cả máy cắt cỏ - cắt cây điều khiển từ xa và thậm chí là máy bay không người lái đều đã bị huỷ bỏ do có quá nhiều rào cản về kỹ thuật và để dành nhân lực, vật lực cho các loại vũ khí khác cần thiết hơn trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Estranky Mời độc giả xem Video: Xe tăng T-34 của Liên Xô - cỗ xe tăng hiệu quả nhất và đông nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Những chiếc xe tăng điều khiển từ xa của Liên Xô trong những năm 1930 có tên gọi ngắn gọn là Teletank và là một trong những bước tiến cực kỳ vĩ đại đáng tiếc là dự án này không duy trì được lâu. Nguồn ảnh: Estranky
Đây là loại xe tăng điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến - nghĩa là không cần dây truyền tín hiệu - hiện đại hơn nhiều so với một vài loại thiết bị điều khiển từ xa đánh bom liều chết sau này được Đức sử dụng. Nguồn ảnh: Estranky
Thậm chí, các loại xe tăng điều khiển từ xa này còn đã được tham gia Chiến tranh Mùa đông. Tới Chiến tranh Thế giới thứ hai, có ít nhất hai chiếc từng tham chiến nhưng đều bị tiêu diệt trên chiến trường. Nguồn ảnh: Estranky
Các loại xe tăng không người lái điều khiển từ xa có khả năng di chuyển cách nguồn phát tín hiệu radar điều khiển tối đa 1500 mét tuỳ thuộc điều kiện địa hình và thời tiết. Tuy nhiên cũng có nhiều điểm khác biệt so với các loại xe tăng điều khiển từ xa sau này. Nguồn ảnh: Estranky
Vào thời điểm này, việc lắp camera trên xe tăng để truyền hình ảnh trực tiếp về cho kíp điều khiển là điều không thể. Kíp điều khiển phải sử dụng ống nhòm và điều khiển xe tăng phối hợp tiến công với bộ binh cũng như các loại phương tiện có người lái khác trên chiến trường. Nguồn ảnh: Estranky
Các loại vũ khí thông thường của xe tăng điều khiển từ xa bao gồm súng máy DT, súng phun lửa, lựu đạn khói và đôi khi là cả bọc phá. Khi sử dụng bọc phá, xe tăng có nhiệm vụ vượt lửa đạn của đối phương đưa khối bọc phá tới gần công sự và thả xuống sau đó chạy ra xa, kíp điều khiển từ xa sẽ kích nổ khối bọc phá sau khi đưa xe tăng ra khỏi tầm ảnh hưởng. Nguồn ảnh: Estranky
Theo tài liệu ghi nhận lại, xe tăng Teletank có khả năng mang theo tối đa 700 kg bọc phá - đủ sức để phá huỷ 4 tầng ngầm dưới lòng đất trong trường hợp công sự được xây dựng kiên cố nhiều lớp. Nguồn ảnh: Estranky
Nhiều loại xe tăng đã được đưa ra thử nghiệm với hệ thống điều khiển từ xa bao gồm T-18, T-26, T-38, BT-5 hay thậm chí là "xe đua" BT-7 cũng được mang ra thử nghiệm. Tuỳ từng mẫu mã, chủng loại, các xe tăng có thể thực hiện được từ 16 tới 24 lệnh thông qua bộ điều khiển. Nguồn ảnh: Estranky
Các lệnh thông thường nhất mọi xe tăng đều được gán cho bao gồm tiến, lùi, rẽ các hướng, xoay tháp pháo các hướng, khai hoả, thả bọc phá và kích nổ (nếu có),.... Nguồn ảnh: Estranky
Chiến thuật sử dụng xe tăng điều khiển từ xa của Liên Xô cũng rất đơn giản, đó là sử dụng trên những cánh đồng thảo nguyên rộng lớn - đảm bảo sóng radio có thể truyền đi xa nhất, giúp kíp điều khiển ở vị trí an toàn. Các xe tăng điều khiển từ xa sẽ không tham chiến độc lập mà tham chiến cùng đội hình xe tăng thông thường. Nguồn ảnh: Estranky
Với các nhiệm vụ khó và mang tính mạo hiểm như tấn công vị trí công sự, làm mồi nhử để pháo chống tăng của đối phương lộ vị trí, các xe tăng điều khiển từ xa sẽ đảm nhận và xông lên tuyến đầu dưới sự yểm trợ của hoả lực súng máy và pháo binh từ các đội hình xe tăng thông thường phía sau. Nguồn ảnh: Estranky
Đáng tiếc là các dự án nghiên cứu thiết bị điều khiển từ xa của Liên Xô trước Chiến tranh Thế giới thứ hai bao gồm cả máy cắt cỏ - cắt cây điều khiển từ xa và thậm chí là máy bay không người lái đều đã bị huỷ bỏ do có quá nhiều rào cản về kỹ thuật và để dành nhân lực, vật lực cho các loại vũ khí khác cần thiết hơn trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Estranky
Mời độc giả xem Video: Xe tăng T-34 của Liên Xô - cỗ xe tăng hiệu quả nhất và đông nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai.