BrahMos-II hay BrahMos-2 là loại tên lửa hành trình siêu thanh đang được phía Bộ Quốc Phòng Nga và Bộ Quốc Phòng Ấn Độ hợp tác nghiên cứu. Dự kiến loại tên lửa này sẽ sẵn sàng để thử nghiệm ngoài thực địa vào khoảng năm 2020 tới đây. Nguồn ảnh: Global. Tên lửa hành trình BrahMos-II được thiết kế với công nghệ điều khiển kiểu mới, trang bị công nghệ động cơ đôi đặc biệt cho phép nó đốt nhiên liệu nhanh gấp hai lần bình thường nhưng cung cấp gia tốc lớn hơn nhiều so với các loại động cơ đơn trên các loại tên lửa truyền thống. Nguồn ảnh: Aex.Vấn đề trở ngại lớn nhất đó là công nghệ này chỉ cho phép tên lửa đạt được tầm bay 290 km trở xuống, nghĩa là tên lửa cần phải tiếp cận được mục tiêu trước khi các động cơ đẩy khiến cho nó đạt vận tốc quá cao và tự bốc cháy trong không khí do ma sát lớn. Nguồn ảnh: Slide.Sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, hệ thống đốt của tên lửa BrahMos-II không được thiết kế khả năng tăng-giảm tốc độ, hệ thống này sẽ đốt liên tục với cùng một công suất từ khi tên lửa rời bệ phóng tới lúc nó đâm vào mục tiêu. Chính vì khả năng đốt liên tục đó sẽ khiến cho quả tên lửa hành trình này đạt vận tốc quá cao ở những quãng đường dài khiến hệ thống điều khiển không thể “lái” được tên lửa hoặc tệ hơn nó sẽ bốc cháy do ma sát với không khí quá lớn. Nguồn ảnh: Global.Hiện tại, phía Ấn Độ đã có trong tay công nghệ động cơ đẩy phức hợp này và đang nghiên cứu tìm cách gia tăng khoảng cách cho BrahMos-II lên gấp đôi nghĩa là vào khoảng 600 km. Quá trình nghiên cứu và thử nghiệm dự kiến sẽ kéo dài tới tận năm 2020 để các nhà khoa học có thời gian khắc phục nhiều trở ngại kỹ thuật trên quả tên lửa này. Nguồn ảnh: Navyrec.Tên lửa BrahMos-II có thể phóng được từ nhiều cơ cấu phóng khác nhau với các tính năng-kỹ chiến thuật không đổi. Cụ thể BrahMos-II có thể phóng được từ các loại tàu mặt nước, tàu ngầm từ dưới mặt nước, phóng từ máy bay, các cơ cấu di động trên mặt đất hoặc cơ cấu phóng cố định trên mặt đất. Nguồn ảnh: Topyaps.Vận tốc tối đa của quả tên lửa này dự kiến sẽ cao gấp đôi so với phiên bản BrahMos-I trước đó. Cụ thể tốc độ của BrahMos-II sẽ đạt khoảng 8.575 km/h tương đương với 2,38 km/giây. Nếu đạt được đúng tốc độ này như đã quảng cáo thì đây sẽ trở thành loại tên lửa hành trình có tốc độ cao nhất thế giới. Ảnh: Tên lửa Brahmos-I. Nguồn ảnh: Indiatoday.Để đạt được tốc độ “không tưởng” như vậy, phía Nga đã sáng tạo ra một loại nhiên liệu với công thức bí mật giúp quả tên lửa này có thể đạt được tốc độ lên tới Mach 5. Tên lửa sẽ tận dụng gia tốc có sẵn của mình khi tăng tốc từ 0 đến Mach 5 để đạt vận tốc Mach 7 và sau đó duy trì vận tốc này trong một khoảng thời gian ngắn trước khi phá hủy mục tiêu. Khoảng cách bắn tối đa của BrahMos-II hiện nay chỉ 300 km nên tốc độ không thể đẩy cao hơn được nữa dù khi tiếp cận mục tiêu có thể gia tốc của BrahMos-II vẫn còn nhiều. Nguồn ảnh: Global.Thiết kế của BrahMos-II cũng mang kiểu dáng khá độc đáo, không giống với nhiều loại tên lửa phổ biến hiện tại. Do có hệ thống hai động cơ đẩy kép được đặt hai bên thân tên lửa nên nó phải có thiết kế vuông để tận dụng khí động học làm lực nâng, giúp quả tên lửa này tốn ít nhiên liệu hơn ở quá trình leo đạt độ cao. Nguồn ảnh: Sputnik.
BrahMos-II hay BrahMos-2 là loại tên lửa hành trình siêu thanh đang được phía Bộ Quốc Phòng Nga và Bộ Quốc Phòng Ấn Độ hợp tác nghiên cứu. Dự kiến loại tên lửa này sẽ sẵn sàng để thử nghiệm ngoài thực địa vào khoảng năm 2020 tới đây. Nguồn ảnh: Global.
Tên lửa hành trình BrahMos-II được thiết kế với công nghệ điều khiển kiểu mới, trang bị công nghệ động cơ đôi đặc biệt cho phép nó đốt nhiên liệu nhanh gấp hai lần bình thường nhưng cung cấp gia tốc lớn hơn nhiều so với các loại động cơ đơn trên các loại tên lửa truyền thống. Nguồn ảnh: Aex.
Vấn đề trở ngại lớn nhất đó là công nghệ này chỉ cho phép tên lửa đạt được tầm bay 290 km trở xuống, nghĩa là tên lửa cần phải tiếp cận được mục tiêu trước khi các động cơ đẩy khiến cho nó đạt vận tốc quá cao và tự bốc cháy trong không khí do ma sát lớn. Nguồn ảnh: Slide.
Sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, hệ thống đốt của tên lửa BrahMos-II không được thiết kế khả năng tăng-giảm tốc độ, hệ thống này sẽ đốt liên tục với cùng một công suất từ khi tên lửa rời bệ phóng tới lúc nó đâm vào mục tiêu. Chính vì khả năng đốt liên tục đó sẽ khiến cho quả tên lửa hành trình này đạt vận tốc quá cao ở những quãng đường dài khiến hệ thống điều khiển không thể “lái” được tên lửa hoặc tệ hơn nó sẽ bốc cháy do ma sát với không khí quá lớn. Nguồn ảnh: Global.
Hiện tại, phía Ấn Độ đã có trong tay công nghệ động cơ đẩy phức hợp này và đang nghiên cứu tìm cách gia tăng khoảng cách cho BrahMos-II lên gấp đôi nghĩa là vào khoảng 600 km. Quá trình nghiên cứu và thử nghiệm dự kiến sẽ kéo dài tới tận năm 2020 để các nhà khoa học có thời gian khắc phục nhiều trở ngại kỹ thuật trên quả tên lửa này. Nguồn ảnh: Navyrec.
Tên lửa BrahMos-II có thể phóng được từ nhiều cơ cấu phóng khác nhau với các tính năng-kỹ chiến thuật không đổi. Cụ thể BrahMos-II có thể phóng được từ các loại tàu mặt nước, tàu ngầm từ dưới mặt nước, phóng từ máy bay, các cơ cấu di động trên mặt đất hoặc cơ cấu phóng cố định trên mặt đất. Nguồn ảnh: Topyaps.
Vận tốc tối đa của quả tên lửa này dự kiến sẽ cao gấp đôi so với phiên bản BrahMos-I trước đó. Cụ thể tốc độ của BrahMos-II sẽ đạt khoảng 8.575 km/h tương đương với 2,38 km/giây. Nếu đạt được đúng tốc độ này như đã quảng cáo thì đây sẽ trở thành loại tên lửa hành trình có tốc độ cao nhất thế giới. Ảnh: Tên lửa Brahmos-I. Nguồn ảnh: Indiatoday.
Để đạt được tốc độ “không tưởng” như vậy, phía Nga đã sáng tạo ra một loại nhiên liệu với công thức bí mật giúp quả tên lửa này có thể đạt được tốc độ lên tới Mach 5. Tên lửa sẽ tận dụng gia tốc có sẵn của mình khi tăng tốc từ 0 đến Mach 5 để đạt vận tốc Mach 7 và sau đó duy trì vận tốc này trong một khoảng thời gian ngắn trước khi phá hủy mục tiêu. Khoảng cách bắn tối đa của BrahMos-II hiện nay chỉ 300 km nên tốc độ không thể đẩy cao hơn được nữa dù khi tiếp cận mục tiêu có thể gia tốc của BrahMos-II vẫn còn nhiều. Nguồn ảnh: Global.
Thiết kế của BrahMos-II cũng mang kiểu dáng khá độc đáo, không giống với nhiều loại tên lửa phổ biến hiện tại. Do có hệ thống hai động cơ đẩy kép được đặt hai bên thân tên lửa nên nó phải có thiết kế vuông để tận dụng khí động học làm lực nâng, giúp quả tên lửa này tốn ít nhiên liệu hơn ở quá trình leo đạt độ cao. Nguồn ảnh: Sputnik.