Vào ngày 7/3, hãng thông tấn Nga Sputnik, trích dẫn nội dung của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Iran sẽ hết hạn vào ngày 18/10 năm nay. Hiện nay, Iran đang tích cực chuẩn bị mua một số máy bay chiến đấu hiện đại, để thay thế cho phi đội máy bay chiến đấu F-14 và MiG-29 đã cũ của nước này.Đồng thời, tình hình chính trị của Syria cũng dần được cải thiện, sau khi quân đội chính phủ nước này giành lại tỉnh Aleppo và quyết tâm nâng cấp lực lượng không quân quốc gia của mình, để chống lại không quân Thổ Nhĩ Kỳ.Được biết, nhu cầu máy bay chiến đấu mới của Không quân Iran là khoảng 200 chiếc và Syria cũng cần 100 chiếc. Nhưng liệu máy bay chiến đấu J-10C của Trung Quốc có cơ hội đón được hai đơn hàng xuất khẩu tiềm năng này khi đối thủ MiG-35 của Nga cũng đang tích cực chào hàng.Đối thủ chính của không quân Iran và Syria là Không quân Israel; hiện nay không quân Israel là lực lượng mạnh nhất trong khu vực, khi được trang bị số lượng lớn máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 5 như F-15, F-16 và F-35I.Trong khi đó Không quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng là kình địch của hai quốc gia trên và cũng là lực lượng mạnh trong khu vực; hiện không quân Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị hơn 200 máy bay chiến đấu F-16C/D.Với Iran và Syria, hiện nay hai quốc gia này gặp nhiều khó khăn về kinh tế, do vậy họ chỉ có thể ưu tiên thay thế số máy bay chiến đấu hạng trung hoặc hạng nhẹ, mà chưa có thể có thể trang bị những loại chiến đấu cơ hạng nặng như Su-30 hoặc Su-35.Cùng với đó là mối quan hệ giữa Iran, Syria và phương Tây không hài hòa, các loại máy bay chiến đấu như F-16, Mirage 2000 và JAS-39 Iran và Syria đều không thể mua; những loại máy bay như FC-1 là sản phẩm liên doanh giữa Pakistan và Trung Quốc, thì vướng sự ngăn cản của Pakistan do Pakistan không muốn bán vũ khí cho Iran và Syria.Hiện nay Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới, Trung Quốc bán vũ khí ít kèm điều kiện chính trị và cũng ít chịu sức ép của quốc gia khác, do vậy tiêm kích hạng nhẹ J-10C là loại vũ khí mà Iran và Syria hoàn toàn có thể trang bị mà ít chịu sự ngăn cản từ quốc gia thứ ba.Ngoài J-10C của Trung Quốc, Iran và Syria có thể lựa chọn máy bay chiến đấu MiG-35; đây là máy bay chiến đấu hạng trung, hai động cơ, có trọng lượng cất cánh tối đa 29 tấn và bán kính chiến đấu hơn 1.000 km.Hệ thống điện tử hàng không của MiG-35 tương đối tiên tiến khi được trang bị radar mảng pha chủ động Zhuk-AE, hiện đại hơn radar mảng pha thụ động được trang bị trên Su-35. Điều thuận lợi là cả Iran và Syria hiện đang khai thác máy bay chiến đấu MiG-29, nếu mua MiG-35 thì sẽ giúp phi công nhanh chóng tiếp cận, khai thác và sử dụng hiệu quả loại máy bay mới này.Tuy nhiên, giá của MiG 35 đắt hơn J-10, và tên lửa không đối không R-73 và R-77 trang bị trên MiG 35 không hiện đại bằng tên lửa không đối không AIM-120 mà F-16 sử dụng.Cùng với đó là MiG-35 vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và không thể được sản xuất hàng loạt ngay lập tức; radar Zhuk-AE là radar mảng pha điện tử chủ động đầu tiên được của Nga, độ tin cậy của radar này vẫn còn là dấu hỏi lớn.Máy bay J-10C cũng sử dụng radar mảng pha điện tử chủ động và được trang bị tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn PL-15, với tầm bắn xa hơn; có thể tiêu diệt máy bay chiến đấu F-16, trang bị tên lửa AIM-120.Đối với Iran và Syria, lợi thế của J-10C là giá rẻ, hệ thống điện tử hàng không và hiệu suất vũ khí trên không được quảng cáo là vượt trội. Ưu điểm của tiêm kích MiG-35 là chất lượng máy bay tốt hơn và có lợi thế trong khai thác, sử dụng và bảo trì bởi hạ tầng sẵn có giành cho MiG-29.Tuy nhiên việc quyết định mua loại máy bay chiến đấu nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chứ không phải đơn thuần là xuất phát từ tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí; nhưng đến thời điểm hiện tại, cả hai loại máy bay J-10 và MiG-35 đều chưa tìm được khách hàng và đều là những loại chiến đấu cơ được các quốc gia trên xếp vào dạng “tiềm năng” mà thôi.Video tiêm kích J-10 của Trung Quốc biểu diễn tài tình và ngoạn mục - Nguồn: Konstantin Khmelik
Vào ngày 7/3, hãng thông tấn Nga Sputnik, trích dẫn nội dung của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Iran sẽ hết hạn vào ngày 18/10 năm nay. Hiện nay, Iran đang tích cực chuẩn bị mua một số máy bay chiến đấu hiện đại, để thay thế cho phi đội máy bay chiến đấu F-14 và MiG-29 đã cũ của nước này.
Đồng thời, tình hình chính trị của Syria cũng dần được cải thiện, sau khi quân đội chính phủ nước này giành lại tỉnh Aleppo và quyết tâm nâng cấp lực lượng không quân quốc gia của mình, để chống lại không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Được biết, nhu cầu máy bay chiến đấu mới của Không quân Iran là khoảng 200 chiếc và Syria cũng cần 100 chiếc. Nhưng liệu máy bay chiến đấu J-10C của Trung Quốc có cơ hội đón được hai đơn hàng xuất khẩu tiềm năng này khi đối thủ MiG-35 của Nga cũng đang tích cực chào hàng.
Đối thủ chính của không quân Iran và Syria là Không quân Israel; hiện nay không quân Israel là lực lượng mạnh nhất trong khu vực, khi được trang bị số lượng lớn máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 5 như F-15, F-16 và F-35I.
Trong khi đó Không quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng là kình địch của hai quốc gia trên và cũng là lực lượng mạnh trong khu vực; hiện không quân Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị hơn 200 máy bay chiến đấu F-16C/D.
Với Iran và Syria, hiện nay hai quốc gia này gặp nhiều khó khăn về kinh tế, do vậy họ chỉ có thể ưu tiên thay thế số máy bay chiến đấu hạng trung hoặc hạng nhẹ, mà chưa có thể có thể trang bị những loại chiến đấu cơ hạng nặng như Su-30 hoặc Su-35.
Cùng với đó là mối quan hệ giữa Iran, Syria và phương Tây không hài hòa, các loại máy bay chiến đấu như F-16, Mirage 2000 và JAS-39 Iran và Syria đều không thể mua; những loại máy bay như FC-1 là sản phẩm liên doanh giữa Pakistan và Trung Quốc, thì vướng sự ngăn cản của Pakistan do Pakistan không muốn bán vũ khí cho Iran và Syria.
Hiện nay Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới, Trung Quốc bán vũ khí ít kèm điều kiện chính trị và cũng ít chịu sức ép của quốc gia khác, do vậy tiêm kích hạng nhẹ J-10C là loại vũ khí mà Iran và Syria hoàn toàn có thể trang bị mà ít chịu sự ngăn cản từ quốc gia thứ ba.
Ngoài J-10C của Trung Quốc, Iran và Syria có thể lựa chọn máy bay chiến đấu MiG-35; đây là máy bay chiến đấu hạng trung, hai động cơ, có trọng lượng cất cánh tối đa 29 tấn và bán kính chiến đấu hơn 1.000 km.
Hệ thống điện tử hàng không của MiG-35 tương đối tiên tiến khi được trang bị radar mảng pha chủ động Zhuk-AE, hiện đại hơn radar mảng pha thụ động được trang bị trên Su-35. Điều thuận lợi là cả Iran và Syria hiện đang khai thác máy bay chiến đấu MiG-29, nếu mua MiG-35 thì sẽ giúp phi công nhanh chóng tiếp cận, khai thác và sử dụng hiệu quả loại máy bay mới này.
Tuy nhiên, giá của MiG 35 đắt hơn J-10, và tên lửa không đối không R-73 và R-77 trang bị trên MiG 35 không hiện đại bằng tên lửa không đối không AIM-120 mà F-16 sử dụng.
Cùng với đó là MiG-35 vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và không thể được sản xuất hàng loạt ngay lập tức; radar Zhuk-AE là radar mảng pha điện tử chủ động đầu tiên được của Nga, độ tin cậy của radar này vẫn còn là dấu hỏi lớn.
Máy bay J-10C cũng sử dụng radar mảng pha điện tử chủ động và được trang bị tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn PL-15, với tầm bắn xa hơn; có thể tiêu diệt máy bay chiến đấu F-16, trang bị tên lửa AIM-120.
Đối với Iran và Syria, lợi thế của J-10C là giá rẻ, hệ thống điện tử hàng không và hiệu suất vũ khí trên không được quảng cáo là vượt trội. Ưu điểm của tiêm kích MiG-35 là chất lượng máy bay tốt hơn và có lợi thế trong khai thác, sử dụng và bảo trì bởi hạ tầng sẵn có giành cho MiG-29.
Tuy nhiên việc quyết định mua loại máy bay chiến đấu nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chứ không phải đơn thuần là xuất phát từ tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí; nhưng đến thời điểm hiện tại, cả hai loại máy bay J-10 và MiG-35 đều chưa tìm được khách hàng và đều là những loại chiến đấu cơ được các quốc gia trên xếp vào dạng “tiềm năng” mà thôi.
Video tiêm kích J-10 của Trung Quốc biểu diễn tài tình và ngoạn mục - Nguồn: Konstantin Khmelik