Theo thông tin trên trang "Tin tức Quốc phòng" của Mỹ, ngày 15/7, dự án " UAV châu Âu", do nhiều nước châu Âu hợp tác phát triển, đã nhận được khoản đầu tư 100 triệu euro, từ Liên minh châu Âu.Các quan chức EU cho biết, hợp đồng sản xuất cho dự án này, sẽ được ký kết vào tháng 10 năm nay, với tổng giá trị 7,1 tỷ euro; dự kiến sẽ giao máy bay vào năm 2028.Dự án "UAV châu Âu" do Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Ý cùng phát triển và các công ty quân sự như Airbus, Dassault và Leonardo chịu trách nhiệm phát triển và sản xuất."UAV châu Âu" là loại UAV sử dụng hai động cơ phản lực cánh quạt, có độ bền cao, tầm trung, được chia thành hai loại: loại giám sát tình báo, trinh sát và loại vũ trang. Sau khi đưa vào sử dụng, loại UAV này sẽ thay thế số máy bay UAV của Mỹ và Israel trong quân đội các nước Tây Âu.Theo các báo cáo, một số quan chức châu Âu cho rằng, dự án "UAV châu Âu" có ý nghĩa lớn, trong việc thúc đẩy quyền tự chủ về quốc phòng của châu Âu.Giám đốc "Tổ chức hợp tác vũ khí chung châu Âu" Madio Biscella nói rằng, dự án "UAV châu Âu" cho thấy, các quốc gia thành viên đã dựa vào ngành công nghiệp châu Âu để phát triển vũ khí và thiết bị, và đó là một bước quan trọng để châu Âu tiến tới độc lập về quốc phòng.Có thông tin cho rằng, hợp đồng sản xuất cho dự án "UAV châu Âu" không được ký với các nước tham gia, mà với tổ chức "Hợp tác Vũ khí chung châu Âu". Tổ chức này được thành lập năm 2002, nhằm tăng cường quản lý hợp tác quốc phòng của các quốc gia thành viên và nâng cao hiệu quả phát triển.Theo thông tin, "UAV châu Âu" sẽ trở thành phương tiện bay không người lái duy nhất bay qua châu Âu, mà không bị hạn chế bay trong tương lai.Theo các quy định của châu Âu, kiểm soát hàng không châu Âu, ưu tiên đảm bảo các chuyến bay hàng không dân dụng và các máy bay không người lái quân sự, nhưng cần phải có chứng nhận đủ điều kiện bay, từ Cục Hàng không châu Âu, trước khi có thể bay.Trước đây, Đức đã sử dụng UAV "Global Hawk", làm cơ sở và hợp tác với công ty Northrop Grumman của Mỹ, để phát triển UAV "Eurohawk"; nhưng cuối cùng dự án đã bị hủy bỏ, do không thể đạt được chứng nhận đủ điều kiện bay. Vì vậy, dự án "UAV châu Âu" trước hết xem xét vấn đề chứng nhận năng lực bay. Phó Chủ tịch điều hành, kiêm Kỹ sư trưởng Segura của Airbus cho biết, hiện tại "UAV châu Âu" đã đạt được chứng nhận đủ điều kiện bay.Cả "Tổ chức hợp tác vũ khí chung châu Âu" và công ty chịu trách nhiệm về dự án, đều có cái nhìn lạc quan về dự án "UAV châu Âu", tuy nhiên việc phát triển dự án vẫn gặp nhiều trở ngại.Một mặt, châu Âu có thể không thoát khỏi sự kiểm soát của Mỹ, vì Mỹ luôn coi châu Âu là thị trường mua bán vũ khí chính của mình. Đây là tình huống mà Mỹ không muốn thấy ở châu Âu, khi châu Âu từ bỏ các UAV do Mỹ sản xuất và độc lập phát triển các UAV.Mỹ có thể có những động thái cản trở sự phát triển của chương trình này bằng nhiều cách. Mặt khác, có những tiếng nói phản đối ở các nước tham gia. Đảng chính trị cánh tả của Đức, kiên quyết phản đối việc trang bị máy bay không người lái.Năm 2020, Ủy ban Ngân sách Quốc hội Đức đã phê duyệt dự án "UAV châu Âu", nhưng đề xuất rằng, Bộ Quốc phòng Đức không được mua vũ khí và đạn dược cho các UAV. Mặc dù quyết định trên gây bất mãn cho Bộ Quốc phòng Đức, nhưng cũng không tìm ra được giải pháp hữu hiệu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Máy bay không người lái Orion của Nga khiến cả châu Âu vừa ngỡ ngàng, vừa sợ hãi. Nguồn: Magfa.
Theo thông tin trên trang "Tin tức Quốc phòng" của Mỹ, ngày 15/7, dự án " UAV châu Âu", do nhiều nước châu Âu hợp tác phát triển, đã nhận được khoản đầu tư 100 triệu euro, từ Liên minh châu Âu.
Các quan chức EU cho biết, hợp đồng sản xuất cho dự án này, sẽ được ký kết vào tháng 10 năm nay, với tổng giá trị 7,1 tỷ euro; dự kiến sẽ giao máy bay vào năm 2028.
Dự án "UAV châu Âu" do Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Ý cùng phát triển và các công ty quân sự như Airbus, Dassault và Leonardo chịu trách nhiệm phát triển và sản xuất.
"UAV châu Âu" là loại UAV sử dụng hai động cơ phản lực cánh quạt, có độ bền cao, tầm trung, được chia thành hai loại: loại giám sát tình báo, trinh sát và loại vũ trang. Sau khi đưa vào sử dụng, loại UAV này sẽ thay thế số máy bay UAV của Mỹ và Israel trong quân đội các nước Tây Âu.
Theo các báo cáo, một số quan chức châu Âu cho rằng, dự án "UAV châu Âu" có ý nghĩa lớn, trong việc thúc đẩy quyền tự chủ về quốc phòng của châu Âu.
Giám đốc "Tổ chức hợp tác vũ khí chung châu Âu" Madio Biscella nói rằng, dự án "UAV châu Âu" cho thấy, các quốc gia thành viên đã dựa vào ngành công nghiệp châu Âu để phát triển vũ khí và thiết bị, và đó là một bước quan trọng để châu Âu tiến tới độc lập về quốc phòng.
Có thông tin cho rằng, hợp đồng sản xuất cho dự án "UAV châu Âu" không được ký với các nước tham gia, mà với tổ chức "Hợp tác Vũ khí chung châu Âu". Tổ chức này được thành lập năm 2002, nhằm tăng cường quản lý hợp tác quốc phòng của các quốc gia thành viên và nâng cao hiệu quả phát triển.
Theo thông tin, "UAV châu Âu" sẽ trở thành phương tiện bay không người lái duy nhất bay qua châu Âu, mà không bị hạn chế bay trong tương lai.
Theo các quy định của châu Âu, kiểm soát hàng không châu Âu, ưu tiên đảm bảo các chuyến bay hàng không dân dụng và các máy bay không người lái quân sự, nhưng cần phải có chứng nhận đủ điều kiện bay, từ Cục Hàng không châu Âu, trước khi có thể bay.
Trước đây, Đức đã sử dụng UAV "Global Hawk", làm cơ sở và hợp tác với công ty Northrop Grumman của Mỹ, để phát triển UAV "Eurohawk"; nhưng cuối cùng dự án đã bị hủy bỏ, do không thể đạt được chứng nhận đủ điều kiện bay.
Vì vậy, dự án "UAV châu Âu" trước hết xem xét vấn đề chứng nhận năng lực bay. Phó Chủ tịch điều hành, kiêm Kỹ sư trưởng Segura của Airbus cho biết, hiện tại "UAV châu Âu" đã đạt được chứng nhận đủ điều kiện bay.
Cả "Tổ chức hợp tác vũ khí chung châu Âu" và công ty chịu trách nhiệm về dự án, đều có cái nhìn lạc quan về dự án "UAV châu Âu", tuy nhiên việc phát triển dự án vẫn gặp nhiều trở ngại.
Một mặt, châu Âu có thể không thoát khỏi sự kiểm soát của Mỹ, vì Mỹ luôn coi châu Âu là thị trường mua bán vũ khí chính của mình. Đây là tình huống mà Mỹ không muốn thấy ở châu Âu, khi châu Âu từ bỏ các UAV do Mỹ sản xuất và độc lập phát triển các UAV.
Mỹ có thể có những động thái cản trở sự phát triển của chương trình này bằng nhiều cách. Mặt khác, có những tiếng nói phản đối ở các nước tham gia. Đảng chính trị cánh tả của Đức, kiên quyết phản đối việc trang bị máy bay không người lái.
Năm 2020, Ủy ban Ngân sách Quốc hội Đức đã phê duyệt dự án "UAV châu Âu", nhưng đề xuất rằng, Bộ Quốc phòng Đức không được mua vũ khí và đạn dược cho các UAV. Mặc dù quyết định trên gây bất mãn cho Bộ Quốc phòng Đức, nhưng cũng không tìm ra được giải pháp hữu hiệu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Máy bay không người lái Orion của Nga khiến cả châu Âu vừa ngỡ ngàng, vừa sợ hãi. Nguồn: Magfa.