Thông tin trên được chính Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, khi Hạm đội Biển Bắc của nước này có các hoạt động quân sự thường niên ở các khu vực vùng rìa ngoài cửa ngõ Bắc Cực tại Đảo Kotelny và Đảo Golomyannyy nằm bên trong lãnh thổ nước Nga. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Dĩ nhiên chẳng ai có thể cấm Lính thủy Đánh bộ Nga xuất hiện ở các khu vực trên vì chúng nằm bên trong lãnh thổ của họ, tuy nhiên Đảo Kotelny và Đảo Golomyannyy lại được xem là các khu vực tiền tiêu dẫn vào Bắc Cực nếu đi từ cực bắc của Nga. Trong đó Đảo Kotelny là tiền đồn hướng về phía Alaska của Mỹ còn Đảo Golomyannyy là Bắc Âu và vùng Biển Barents. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Châu Âu và đặc biệt là Mỹ chẳng hề muốn người Nga thường xuyên lui tới các khu vực bởi họ hiểu Moscow đang nhắm tới cái gì ở Bắc Cực nhưng họ cũng chẳng thể nào lên tiếng phản đối vì một phần của Bắc Cực gắn liền với cực bắc của Nga. Trong ảnh là HQĐB Nga diễn tập đổ bộ tại Đảo Golomyannyy. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Vậy nên mới có chuyện Hải quân Nga xây dựng hẳn một căn cứ quân sự liên hợp tại Đảo Franz Josef với diện tích lên đến 14.000m2 có khả năng phục vụ hàng nghìn binh sĩ cùng một lúc. Nên nhắc lại rằng ở khu vực này nhiệt độ luôn duy trì ở mức -20 độ C thậm chí là thấp hơn. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Do đó điều mà châu Âu và Mỹ có thể làm lúc này là đứng yên nhìn Nga chiếm trọn Bắc Cực theo một nghĩa nào, thậm chí nếu có muốn thì châu Âu hay Mỹ cũng không đủ khả năng triển khai người Bắc Cực như Nga đang làm. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Trong ảnh là đổ bộ hạng nặng lớp Ropucha của Hạm đội Biển Bắc triển khai xe bọc thép đa năng MT-LB tham gia tập trận đổ bộ tại Đảo Kotelny. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Ở một khu vực địa hình bị chia cắt mạnh và nền địa tầng không vững chắc như Bắc Cực thì xe bọc thép đa năng MT-LB là một sự lựa chọn hoàn hảo của Hải quân Đánh bộ Nga. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Mẫu xe bọc thép này có trọng lượng chưa tới 12 tấn nhưng lại có thể chở tới 11 binh sĩ kể cả kíp chiến đấu, vũ khí phòng vệ chính của nó là súng máy hạng nặng 12.7mm NSV quá đủ để hổ trợ cho bộ binh trong tác chiến đổ bộ. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Một tàu khu trục chống ngầm lớp Udaloy hổ trợ tác chiến trên biển cho các tàu đổ bộ Ropucha tại Đảo Golomyannyy. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Hải quân Đánh bộ Nga trắc địa sau khi dàn quân lên Đảo Kotelny. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Một tổ đội hỏa lực của Hải quân Đánh bộ Nga với súng máy hạng nặng Kord, mẫu súng này có tầm bắn lên đến 2.000m với tốc độ bắn có thể đạt 700 phát/phút. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Ở một góc khác là lính hải quân Nga chiến đấu với súng trường tấn công AK-74M. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Dĩ nhiên cũng không thể thiếu súng chống tăng RPG-7 mẫu vũ khí tiêu chuẩn của mọi đơn vị bộ binh Nga. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Với những gì đang diễn ra ở Bắc Cực hiện tại rất khó để châu Âu hay Mỹ có thể quay lại khu vực này nhằm gây khó dễ với Moscow, bởi họ đã có nền tảng vững chắc ở đây. Thậm chí việc gần như độc quyền sử dụng các tàu phá băng nguyên tử ở Bắc Cực cũng giúp Nga kiểm soát được việc ra vào vùng biển quanh năm bị đóng băng này. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Tuy nhiên xét ở một góc độ nào đó Nga chẳng thể nào lấy trọn được Bắc Cực bởi họ không có đủ sức để làm được điều này, mà thay vào đó Moscow sẽ dùng sức mạnh quân sự để kiểm soát nhưng vẫn chia sẻ lợi ích có thể có được từ Bắc Cực cho các quốc gia có ý định hợp tác với mình. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Thông tin trên được chính Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, khi Hạm đội Biển Bắc của nước này có các hoạt động quân sự thường niên ở các khu vực vùng rìa ngoài cửa ngõ Bắc Cực tại Đảo Kotelny và Đảo Golomyannyy nằm bên trong lãnh thổ nước Nga. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Dĩ nhiên chẳng ai có thể cấm Lính thủy Đánh bộ Nga xuất hiện ở các khu vực trên vì chúng nằm bên trong lãnh thổ của họ, tuy nhiên Đảo Kotelny và Đảo Golomyannyy lại được xem là các khu vực tiền tiêu dẫn vào Bắc Cực nếu đi từ cực bắc của Nga. Trong đó Đảo Kotelny là tiền đồn hướng về phía Alaska của Mỹ còn Đảo Golomyannyy là Bắc Âu và vùng Biển Barents. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Châu Âu và đặc biệt là Mỹ chẳng hề muốn người Nga thường xuyên lui tới các khu vực bởi họ hiểu Moscow đang nhắm tới cái gì ở Bắc Cực nhưng họ cũng chẳng thể nào lên tiếng phản đối vì một phần của Bắc Cực gắn liền với cực bắc của Nga. Trong ảnh là HQĐB Nga diễn tập đổ bộ tại Đảo Golomyannyy. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Vậy nên mới có chuyện Hải quân Nga xây dựng hẳn một căn cứ quân sự liên hợp tại Đảo Franz Josef với diện tích lên đến 14.000m2 có khả năng phục vụ hàng nghìn binh sĩ cùng một lúc. Nên nhắc lại rằng ở khu vực này nhiệt độ luôn duy trì ở mức -20 độ C thậm chí là thấp hơn. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Do đó điều mà châu Âu và Mỹ có thể làm lúc này là đứng yên nhìn Nga chiếm trọn Bắc Cực theo một nghĩa nào, thậm chí nếu có muốn thì châu Âu hay Mỹ cũng không đủ khả năng triển khai người Bắc Cực như Nga đang làm. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Trong ảnh là đổ bộ hạng nặng lớp Ropucha của Hạm đội Biển Bắc triển khai xe bọc thép đa năng MT-LB tham gia tập trận đổ bộ tại Đảo Kotelny. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Ở một khu vực địa hình bị chia cắt mạnh và nền địa tầng không vững chắc như Bắc Cực thì xe bọc thép đa năng MT-LB là một sự lựa chọn hoàn hảo của Hải quân Đánh bộ Nga. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Mẫu xe bọc thép này có trọng lượng chưa tới 12 tấn nhưng lại có thể chở tới 11 binh sĩ kể cả kíp chiến đấu, vũ khí phòng vệ chính của nó là súng máy hạng nặng 12.7mm NSV quá đủ để hổ trợ cho bộ binh trong tác chiến đổ bộ. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Một tàu khu trục chống ngầm lớp Udaloy hổ trợ tác chiến trên biển cho các tàu đổ bộ Ropucha tại Đảo Golomyannyy. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Hải quân Đánh bộ Nga trắc địa sau khi dàn quân lên Đảo Kotelny. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Một tổ đội hỏa lực của Hải quân Đánh bộ Nga với súng máy hạng nặng Kord, mẫu súng này có tầm bắn lên đến 2.000m với tốc độ bắn có thể đạt 700 phát/phút. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Ở một góc khác là lính hải quân Nga chiến đấu với súng trường tấn công AK-74M. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Dĩ nhiên cũng không thể thiếu súng chống tăng RPG-7 mẫu vũ khí tiêu chuẩn của mọi đơn vị bộ binh Nga. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Với những gì đang diễn ra ở Bắc Cực hiện tại rất khó để châu Âu hay Mỹ có thể quay lại khu vực này nhằm gây khó dễ với Moscow, bởi họ đã có nền tảng vững chắc ở đây. Thậm chí việc gần như độc quyền sử dụng các tàu phá băng nguyên tử ở Bắc Cực cũng giúp Nga kiểm soát được việc ra vào vùng biển quanh năm bị đóng băng này. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Tuy nhiên xét ở một góc độ nào đó Nga chẳng thể nào lấy trọn được Bắc Cực bởi họ không có đủ sức để làm được điều này, mà thay vào đó Moscow sẽ dùng sức mạnh quân sự để kiểm soát nhưng vẫn chia sẻ lợi ích có thể có được từ Bắc Cực cho các quốc gia có ý định hợp tác với mình. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.