Phan Trần Phú (quận 6, TP. HCM) vừa học đại học vừa tự nghiên cứu, chế tạo thành công nhiều mô hình máy bay, tàu ngầm điều khiển từ xa giống với thực tế. Đặc biệt, mới đây chàng trai 23 tuổi đã cho ra đời thành công một mô hình tàu ngầm Kilo có thể phóng "ngư lôi, tên lửa" sau 2 năm dành thời gian tự mày mò.Con tàu mang số hiệu “183-TP.HCM” lấy cảm hứng từ hình ảnh tàu ngầm lớp Kilo 636 của Việt Nam.Do có quy định không được sử dụng thuốc phóng trong chế tạo thiết bị, mô hình, Phú đã chọn phương án dùng khí nén và tự thiết kế hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, bắn "ngư lôi" từ phía mũi tàu.Trong quá trình chế tạo, bước đầu tiên là lên bản vẽ thiết kế 3D. Muốn con tàu có thể vận hành thì bản vẽ cần chi tiết và đạt độ chính xác.Theo chia sẻ của Phú, khó khăn lớn trong việc chế tạo là mô hình tàu ngầm là từng công đoạn phải tự thử nghiệm lựa chọn vật liệu, linh kiện nhiều lần. Phú mua máy in 3D dùng để in vỏ thân tàu và tự tay làm các vật liệu để thiết kế. Do mô hình phải chìm xuống nước, việc chống thấm là ưu tiên hàng đầuCậu sinh viên phải tự mày mò, sáng tạo và thử nghiệm tất cả chức năng từ cách dằn nước để con tàu chìm nổi, khả năng chống nước, hệ thống ngư lôi,... vì không hề có các tài liệu nghiên cứu nào để tham khảo.Khi hoàn thành, tàu ngầm Kilo 1m, nặng 5kg, có thể lặn sâu 1,5m, hoạt động khoảng 30 phút với điều khiển từ xa, thuận lợi trong tháo lắp để bảo quản, bảo dưỡng.Phú tiết lộ, muốn tìm được bộ điều khiển có sóng xuyên tốt trong môi trường nước (sóng FM) hiện nay cũng rất hiếm. Vì vậy trong suốt quá trình từ khi bắt đầu chế tạo, cậu cũng đã sưu tầm được nhiều bộ điều khiển vừa để sử dụng vừa để trưng bày.Bên cạnh thành công mới nhất là mô hình tàu ngầm, Phú còn chế tạo nhiều mô hình máy bay, chim bay (dạng khác là dơi bay, bướm bay) điều khiển từ xa. Để thỏa mãn đam mê của mình, cậu bạn bắt tay chế tạo nhiều mô hình hơn có độ khó và có kích thước lớn hơn như mô hình tàu thám hiểm sâu dưới nước...
Phan Trần Phú (quận 6, TP. HCM) vừa học đại học vừa tự nghiên cứu, chế tạo thành công nhiều mô hình máy bay, tàu ngầm điều khiển từ xa giống với thực tế. Đặc biệt, mới đây chàng trai 23 tuổi đã cho ra đời thành công một mô hình tàu ngầm Kilo có thể phóng "ngư lôi, tên lửa" sau 2 năm dành thời gian tự mày mò.
Con tàu mang số hiệu “183-TP.HCM” lấy cảm hứng từ hình ảnh tàu ngầm lớp Kilo 636 của Việt Nam.
Do có quy định không được sử dụng thuốc phóng trong chế tạo thiết bị, mô hình, Phú đã chọn phương án dùng khí nén và tự thiết kế hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, bắn "ngư lôi" từ phía mũi tàu.
Trong quá trình chế tạo, bước đầu tiên là lên bản vẽ thiết kế 3D. Muốn con tàu có thể vận hành thì bản vẽ cần chi tiết và đạt độ chính xác.
Theo chia sẻ của Phú, khó khăn lớn trong việc chế tạo là mô hình tàu ngầm là từng công đoạn phải tự thử nghiệm lựa chọn vật liệu, linh kiện nhiều lần. Phú mua máy in 3D dùng để in vỏ thân tàu và tự tay làm các vật liệu để thiết kế. Do mô hình phải chìm xuống nước, việc chống thấm là ưu tiên hàng đầu
Cậu sinh viên phải tự mày mò, sáng tạo và thử nghiệm tất cả chức năng từ cách dằn nước để con tàu chìm nổi, khả năng chống nước, hệ thống ngư lôi,... vì không hề có các tài liệu nghiên cứu nào để tham khảo.
Khi hoàn thành, tàu ngầm Kilo 1m, nặng 5kg, có thể lặn sâu 1,5m, hoạt động khoảng 30 phút với điều khiển từ xa, thuận lợi trong tháo lắp để bảo quản, bảo dưỡng.
Phú tiết lộ, muốn tìm được bộ điều khiển có sóng xuyên tốt trong môi trường nước (sóng FM) hiện nay cũng rất hiếm. Vì vậy trong suốt quá trình từ khi bắt đầu chế tạo, cậu cũng đã sưu tầm được nhiều bộ điều khiển vừa để sử dụng vừa để trưng bày.
Bên cạnh thành công mới nhất là mô hình tàu ngầm, Phú còn chế tạo nhiều mô hình máy bay, chim bay (dạng khác là dơi bay, bướm bay) điều khiển từ xa. Để thỏa mãn đam mê của mình, cậu bạn bắt tay chế tạo nhiều mô hình hơn có độ khó và có kích thước lớn hơn như mô hình tàu thám hiểm sâu dưới nước...