Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Arsenio Andolong, dự kiến việc chuyển giao lô tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder - vũ khí chính của máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50PH sẽ bắt đầu vào cuối năm nay. Nguồn ảnh: Airliners.netĐáng chú ý, ông Andolong cho biết rằng, khi AIM-9 đến, FA-50PH chắc chắn sẽ có nhiều "răng nanh" hơn để sử dụng trong nhiệm vụ bảo vệ không phận đất nước bên cạnh khẩu pháo tự động 20mm của nó. Điều này gián tiếp khẳng định rằng hóa ra kể từ khi nhận tiêm kích FA-50PH, Philippines không có tên lửa không đối không trang bị cho máy bay khiến FA-50PH "thọt chân" trong vai trò bảo vệ bầu trời. Nguồn ảnh: Airliners.netDù trước đó đã có hình ảnh AIM-9 xuất hiện cạnh FA-50PH, tuy vậy theo các nguồn tin không chính thức thì đó vốn là các tên lửa AIM-9 hệ cũ từng trang bị cho F-5 của Philippines trước đây. Sau khi F-5 nghỉ hưu, AIM-9 được cất vào kho, thế nên có khả năng số tên lửa này đã quá hạn sử dụng, chỉ mang tính chất “đeo cho đẹp”. Nguồn ảnh: Jetphotos.netTrước đó vào năm 2014, Philippines đã ký thỏa thuận trị giá 415 triệu USD mua 12 máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50PH từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, gói hợp đồng dường như không bao gồm vũ khí như tên lửa AIM-9, tên lửa đối đất Maverick hay vũ khí thông minh khác, thậm chí cũng thiếu cả phụ kiện cần thiết kèm theo. Nguồn ảnh: WikipediaCách mua sắm “buồn cười” từ “xưa tới nay” ở Philippines đã khiến phi đội FA-50PH sụt giảm khả năng tác chiến đáng kể. Dù radar hiện đại tới đâu, tính năng bay có tốt tới cỡ nào nhưng không có tên lửa và bom thì máy bay cũng chỉ là “đống sắt vô dụng”. Nguồn ảnh: WikipediaFA-50PH vốn được Hàn Quốc phát triển trên cơ sở cải tạo khung thân F-16, trang bị động cơ phản lực F404 cho tốc độ tối đa 1.640km/h, trần bay 14,6km, tốc độ leo cao 198m/s, tải trọng vũ khí 3,7 tấn cho phép mang tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, bom thông minh và rocket trên 7 điểm treo... Nguồn ảnh: Airliners.netVề lô hàng AIM-9 mà Không quân Philippines đang đặt mua từ Mỹ, người phát ngôn từ chối tiết lộ số lượng cụ thể nhưng khẳng định là "đủ cho tất cả FA-50". Vị này còn nhấn mạnh đây là lô đạn mới tinh, được sản xuất mới không phải là lô đạn cũ? Nguồn ảnh: WikipediaCòn trước đó, vào năm 2017, báo chí Philippines hé lộ rằng nước này đặt mua phiên bản cải tiến AIM-9L của dòng tên lửa không đối không huyền thoại AIM-9 do Mỹ sản xuất. Loại đạn này có khả năng tấn công mục tiêu ở mọi góc độ, tỉ lệ đánh trúng mục tiêu khoảng 80%. Nguồn ảnh: WikipediaĐạn AIM-9L dài 2,89m, nặng 86kg, sải cánh 0,64m, lắp động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tầm bắn từ 1-35km với đầu tự dẫn hồng ngoại. Nguồn ảnh: WikipediaTên lửa trang bị đầu nổ phá mảnh WDU-17/B nặng 9,4kg đủ sức đánh bại mọi máy bay chiến đấu chiến thuật. Nguồn ảnh: WikipediaVideo FA-50PH được Philippines triển khai không kích IS ở Marawi. Nguồn: Youtube
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Arsenio Andolong, dự kiến việc chuyển giao lô tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder - vũ khí chính của máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50PH sẽ bắt đầu vào cuối năm nay. Nguồn ảnh: Airliners.net
Đáng chú ý, ông Andolong cho biết rằng, khi AIM-9 đến, FA-50PH chắc chắn sẽ có nhiều "răng nanh" hơn để sử dụng trong nhiệm vụ bảo vệ không phận đất nước bên cạnh khẩu pháo tự động 20mm của nó. Điều này gián tiếp khẳng định rằng hóa ra kể từ khi nhận tiêm kích FA-50PH, Philippines không có tên lửa không đối không trang bị cho máy bay khiến FA-50PH "thọt chân" trong vai trò bảo vệ bầu trời. Nguồn ảnh: Airliners.net
Dù trước đó đã có hình ảnh AIM-9 xuất hiện cạnh FA-50PH, tuy vậy theo các nguồn tin không chính thức thì đó vốn là các tên lửa AIM-9 hệ cũ từng trang bị cho F-5 của Philippines trước đây. Sau khi F-5 nghỉ hưu, AIM-9 được cất vào kho, thế nên có khả năng số tên lửa này đã quá hạn sử dụng, chỉ mang tính chất “đeo cho đẹp”. Nguồn ảnh: Jetphotos.net
Trước đó vào năm 2014, Philippines đã ký thỏa thuận trị giá 415 triệu USD mua 12 máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50PH từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, gói hợp đồng dường như không bao gồm vũ khí như tên lửa AIM-9, tên lửa đối đất Maverick hay vũ khí thông minh khác, thậm chí cũng thiếu cả phụ kiện cần thiết kèm theo. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cách mua sắm “buồn cười” từ “xưa tới nay” ở Philippines đã khiến phi đội FA-50PH sụt giảm khả năng tác chiến đáng kể. Dù radar hiện đại tới đâu, tính năng bay có tốt tới cỡ nào nhưng không có tên lửa và bom thì máy bay cũng chỉ là “đống sắt vô dụng”. Nguồn ảnh: Wikipedia
FA-50PH vốn được Hàn Quốc phát triển trên cơ sở cải tạo khung thân F-16, trang bị động cơ phản lực F404 cho tốc độ tối đa 1.640km/h, trần bay 14,6km, tốc độ leo cao 198m/s, tải trọng vũ khí 3,7 tấn cho phép mang tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, bom thông minh và rocket trên 7 điểm treo... Nguồn ảnh: Airliners.net
Về lô hàng AIM-9 mà Không quân Philippines đang đặt mua từ Mỹ, người phát ngôn từ chối tiết lộ số lượng cụ thể nhưng khẳng định là "đủ cho tất cả FA-50". Vị này còn nhấn mạnh đây là lô đạn mới tinh, được sản xuất mới không phải là lô đạn cũ? Nguồn ảnh: Wikipedia
Còn trước đó, vào năm 2017, báo chí Philippines hé lộ rằng nước này đặt mua phiên bản cải tiến AIM-9L của dòng tên lửa không đối không huyền thoại AIM-9 do Mỹ sản xuất. Loại đạn này có khả năng tấn công mục tiêu ở mọi góc độ, tỉ lệ đánh trúng mục tiêu khoảng 80%. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đạn AIM-9L dài 2,89m, nặng 86kg, sải cánh 0,64m, lắp động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tầm bắn từ 1-35km với đầu tự dẫn hồng ngoại. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa trang bị đầu nổ phá mảnh WDU-17/B nặng 9,4kg đủ sức đánh bại mọi máy bay chiến đấu chiến thuật. Nguồn ảnh: Wikipedia
Video FA-50PH được Philippines triển khai không kích IS ở Marawi. Nguồn: Youtube