Chiến tranh Việt Nam chắc chắn là một cơn ác mộng mà Quân đội Mỹ không muốn nhắc lại. Mặc dù Quân đội Mỹ đã tập trung một lượng lớn binh lính và vũ khí trang thiết bị kỹ thuật vào đây, nhưng cuộc chiến đã không phát triển theo hướng có lợi thế một chiều tuyệt đối, như Quân đội Mỹ tính toán.Mặc dù Quân đội Mỹ có lợi thế tuyệt đối về hỏa lực không quân, pháo binh, nhưng với chiến thuật linh hoạt và thế trận chiến tranh nhân dân, hỏa lực không quân và pháo binh của Mỹ cũng không phát huy hết được hết lợi thế.Trong cuộc chiến tranh mà Mỹ can dự tại Việt Nam, hỏa lực pháo binh trở thành vũ khí đắc lực để quân Mỹ giữ vững vị trí và tiến hành các cuộc tấn công.Với khả năng hỗ trợ hậu cần mạnh mẽ của Quân đội Mỹ, họ có thể vận chuyển đủ pháo và đạn từ bất kỳ chỗ nào tới chiến trường. Tuy nhiên, điều mà Quân đội Mỹ cần đối mặt không phải là vấn đề này, mà là môi trường tự nhiên của Việt Nam.Với lượng mưa lớn, đặc biệt là trong điều kiện lầy thụt như ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, rất khó tìm được mặt đất cứng để bố trí trận địa pháo binh.Khi thiết bị trận địa pháo xuống khu vực đất mềm, sẽ không chịu được vài phát đạn khi bắn, làm pháo lún sâu xuống đất. Ngoài ra đạn pháo vận chuyển bằng xe tải cũng bị ảnh hưởng, do điều kiện đường sá xuống cấp, hạn chế hiệu quả vận chuyển đạn.Tuy nhiên, điều kiện địa hình của Miền Nam Việt Nam cũng có nhiều con sông, phân bố rộng rãi và có khả năng vận tải tốt. Các pháo hạm sông nội địa do Quân đội Mỹ trang bị đã chứng minh rằng, những con tàu có mớn nước nông có thể di chuyển trên những con sông này một cách bình thường. Quân đội Mỹ đã sử dụng bệ bắn pháo có giá đỡ dạng ống lồng và vận chuyển đến một vị trí nhất định dọc sông để lắp đặt. Loại thiết bị này tuy tốt nhưng lắp đặt rất phức tạp và không thể dễ dàng chuyển đi một khi đã lắp đặt.Theo ý tưởng này, tháp pháo sớm phát triển thành một loại vũ khí khác - tháp pháo nổi không có động cơ đẩy. Tháp pháo nổi không có động cơ, chỉ đơn giản là một sà lan đáy phẳng không có trợ lực. Thân sà lan hình hộp chữ nhật, có mớn nước nông và rộng.Tháp pháo nổi có thể cung cấp một mặt bằng hoạt động ổn định cho hai khẩu pháo ở mỗi đầu, ở giữa có một vị trí tương tự như cây cầu, có thể làm nơi nghỉ ngơi cho lính pháo binh; đồng thời còn là kho chứa một số vật dụng.Có hai loại pháo có thể sử dụng trên căn cứ nổi này là 105mm M101A1 hoặc 105mm M102. Bệ rộng có thể cung cấp cho pháo khả năng bắn theo xạ giới hướng 360°, và bệ cũng có chỗ chứa đủ đạn pháo và lương thực để hỗ trợ các khẩu đội pháo này tiến hành các hoạt động chiến đấu lâu dài trong một khu vực nhất định, giống như một pháo hạm đơn giản.Tuy nhiên, do pháo 105mm thường không bố trí ở vị trí tiền tuyến, nên không có vũ khí tự vệ cố định trên tháp pháo nổi. Khi cần, có thể sử dụng vũ khí nhỏ để tự vệ.Bản thân căn cứ nổi này không có động cơ, nên khi muốn di chuyển, phải được kéo bởi các tàu như tàu đổ bộ LCM-6 hoặc LCM-8. Cũng cần phải lưu ý rằng, bản thân loại căn cứ nổi này rất mỏng manh, một khi bị tấn công sẽ dễ bị phá hủy.Suy cho cùng, tháp pháo nổi của Mỹ chỉ là một thiết bị khẩn cấp rẻ tiền, nó có vai trò tích cực ở cấp độ chiến thuật và có thể được triển khai đến một số địa điểm trọng điểm; nhưng không thể giúp quân đội Mỹ đảo ngược hoàn toàn tình thế chiến tranh. (nguồn ảnh Wikipedia).
Chiến tranh Việt Nam chắc chắn là một cơn ác mộng mà Quân đội Mỹ không muốn nhắc lại. Mặc dù Quân đội Mỹ đã tập trung một lượng lớn binh lính và vũ khí trang thiết bị kỹ thuật vào đây, nhưng cuộc chiến đã không phát triển theo hướng có lợi thế một chiều tuyệt đối, như Quân đội Mỹ tính toán.
Mặc dù Quân đội Mỹ có lợi thế tuyệt đối về hỏa lực không quân, pháo binh, nhưng với chiến thuật linh hoạt và thế trận chiến tranh nhân dân, hỏa lực không quân và pháo binh của Mỹ cũng không phát huy hết được hết lợi thế.
Trong cuộc chiến tranh mà Mỹ can dự tại Việt Nam, hỏa lực pháo binh trở thành vũ khí đắc lực để quân Mỹ giữ vững vị trí và tiến hành các cuộc tấn công.
Với khả năng hỗ trợ hậu cần mạnh mẽ của Quân đội Mỹ, họ có thể vận chuyển đủ pháo và đạn từ bất kỳ chỗ nào tới chiến trường. Tuy nhiên, điều mà Quân đội Mỹ cần đối mặt không phải là vấn đề này, mà là môi trường tự nhiên của Việt Nam.
Với lượng mưa lớn, đặc biệt là trong điều kiện lầy thụt như ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, rất khó tìm được mặt đất cứng để bố trí trận địa pháo binh.
Khi thiết bị trận địa pháo xuống khu vực đất mềm, sẽ không chịu được vài phát đạn khi bắn, làm pháo lún sâu xuống đất. Ngoài ra đạn pháo vận chuyển bằng xe tải cũng bị ảnh hưởng, do điều kiện đường sá xuống cấp, hạn chế hiệu quả vận chuyển đạn.
Tuy nhiên, điều kiện địa hình của Miền Nam Việt Nam cũng có nhiều con sông, phân bố rộng rãi và có khả năng vận tải tốt. Các pháo hạm sông nội địa do Quân đội Mỹ trang bị đã chứng minh rằng, những con tàu có mớn nước nông có thể di chuyển trên những con sông này một cách bình thường.
Quân đội Mỹ đã sử dụng bệ bắn pháo có giá đỡ dạng ống lồng và vận chuyển đến một vị trí nhất định dọc sông để lắp đặt. Loại thiết bị này tuy tốt nhưng lắp đặt rất phức tạp và không thể dễ dàng chuyển đi một khi đã lắp đặt.
Theo ý tưởng này, tháp pháo sớm phát triển thành một loại vũ khí khác - tháp pháo nổi không có động cơ đẩy. Tháp pháo nổi không có động cơ, chỉ đơn giản là một sà lan đáy phẳng không có trợ lực. Thân sà lan hình hộp chữ nhật, có mớn nước nông và rộng.
Tháp pháo nổi có thể cung cấp một mặt bằng hoạt động ổn định cho hai khẩu pháo ở mỗi đầu, ở giữa có một vị trí tương tự như cây cầu, có thể làm nơi nghỉ ngơi cho lính pháo binh; đồng thời còn là kho chứa một số vật dụng.
Có hai loại pháo có thể sử dụng trên căn cứ nổi này là 105mm M101A1 hoặc 105mm M102. Bệ rộng có thể cung cấp cho pháo khả năng bắn theo xạ giới hướng 360°, và bệ cũng có chỗ chứa đủ đạn pháo và lương thực để hỗ trợ các khẩu đội pháo này tiến hành các hoạt động chiến đấu lâu dài trong một khu vực nhất định, giống như một pháo hạm đơn giản.
Tuy nhiên, do pháo 105mm thường không bố trí ở vị trí tiền tuyến, nên không có vũ khí tự vệ cố định trên tháp pháo nổi. Khi cần, có thể sử dụng vũ khí nhỏ để tự vệ.
Bản thân căn cứ nổi này không có động cơ, nên khi muốn di chuyển, phải được kéo bởi các tàu như tàu đổ bộ LCM-6 hoặc LCM-8. Cũng cần phải lưu ý rằng, bản thân loại căn cứ nổi này rất mỏng manh, một khi bị tấn công sẽ dễ bị phá hủy.
Suy cho cùng, tháp pháo nổi của Mỹ chỉ là một thiết bị khẩn cấp rẻ tiền, nó có vai trò tích cực ở cấp độ chiến thuật và có thể được triển khai đến một số địa điểm trọng điểm; nhưng không thể giúp quân đội Mỹ đảo ngược hoàn toàn tình thế chiến tranh. (nguồn ảnh Wikipedia).