Hôm 19/7 vừa rồi, Không quân Hàn Quốc đã lần đầu tiên bay thử tiêm kích KF-21 Boramae. Chuyến bay kéo dài 33 phút đã đánh dấu việc Seoul "ngồi chung mâm" với các quốc gia sở hữu tiêm kích thế hệ 5.Boramae hay "Chim ưng trẻ" trong tiếng Hàn - là kết quả của chương trình thiết kế được khởi xướng từ năm 2001.Theo truyền thông Hàn Quốc, tới năm 2028 nước này có thể sở hữu khoảng 40 chiến đấu cơ loại KF-21. Thậm chí, Seoul còn tính tới chuyện xuất khẩu loại tiêm kích này.Hãng tin Yonhap trích lời quan chức quân sự nước này cho biết, tiêm kích KF-21 có khả năng đạt tốc độ tối đa Mach 1.8 - tương đương gần 2 lần tốc độ âm thanh.Xét về khả năng tàng hình, KF-21 vượt qua tiêu chuẩn của một tiêm kích thế hệ 4. Tuy nhiên xét tới khả năng mang vũ khí, nó lại kém hơn so với các tiêm kích thế hệ 5.KF-21 chỉ có khả năng mang theo bốn tên lửa ở khoang chứa dưới bụng, trong khi hai bên cánh có thể mang theo thùng nhiên liệu phụ để tăng tầm hoạt động.Tổng thống Hàn Quốc đã ca ngợi sự thành công trong chuyến bay thử của KF-21, khẳng định lại mục tiêu "độc lập về quốc phòng" của nước này trong tương lai.Hiện tại, toàn bộ các chiến đấu cơ chủ lực trong biên chế Không quân Hàn Quốc đều có nguồn gốc từ Mỹ. Tiêm kích F-35 mới nhất của Mỹ cũng đã được Hàn Quốc đặt mua với số lượng lớn.KF-21 là một dự án được Hàn Quốc và Indonesia hợp tác sản xuất. Phía Hàn Quốc chiếm 80% cổ phần và chịu trách nhiệm chế tạo 65% các linh kiện của máy bay. Chiếc chiến đấu cơ này có áp dụng một vài công nghệ của Anh và Đức.Năm 2015, Mỹ đã từ chối yêu cầu chuyển giao công nghệ tàng hình trên chiến đấu cơ F-35 cho phía Hàn Quốc.Dù không được sản xuất trong nước 100% và vẫn cần nhiều yếu tố nước ngoài, việc Hàn Quốc có thể tự sản xuất tiêm kích thế hệ 5 hoặc tiệm cận với thế hệ 5, cũng là điều rất đáng nể phục.
Hôm 19/7 vừa rồi, Không quân Hàn Quốc đã lần đầu tiên bay thử tiêm kích KF-21 Boramae. Chuyến bay kéo dài 33 phút đã đánh dấu việc Seoul "ngồi chung mâm" với các quốc gia sở hữu tiêm kích thế hệ 5.
Boramae hay "Chim ưng trẻ" trong tiếng Hàn - là kết quả của chương trình thiết kế được khởi xướng từ năm 2001.
Theo truyền thông Hàn Quốc, tới năm 2028 nước này có thể sở hữu khoảng 40 chiến đấu cơ loại KF-21. Thậm chí, Seoul còn tính tới chuyện xuất khẩu loại tiêm kích này.
Hãng tin Yonhap trích lời quan chức quân sự nước này cho biết, tiêm kích KF-21 có khả năng đạt tốc độ tối đa Mach 1.8 - tương đương gần 2 lần tốc độ âm thanh.
Xét về khả năng tàng hình, KF-21 vượt qua tiêu chuẩn của một tiêm kích thế hệ 4. Tuy nhiên xét tới khả năng mang vũ khí, nó lại kém hơn so với các tiêm kích thế hệ 5.
KF-21 chỉ có khả năng mang theo bốn tên lửa ở khoang chứa dưới bụng, trong khi hai bên cánh có thể mang theo thùng nhiên liệu phụ để tăng tầm hoạt động.
Tổng thống Hàn Quốc đã ca ngợi sự thành công trong chuyến bay thử của KF-21, khẳng định lại mục tiêu "độc lập về quốc phòng" của nước này trong tương lai.
Hiện tại, toàn bộ các chiến đấu cơ chủ lực trong biên chế Không quân Hàn Quốc đều có nguồn gốc từ Mỹ. Tiêm kích F-35 mới nhất của Mỹ cũng đã được Hàn Quốc đặt mua với số lượng lớn.
KF-21 là một dự án được Hàn Quốc và Indonesia hợp tác sản xuất. Phía Hàn Quốc chiếm 80% cổ phần và chịu trách nhiệm chế tạo 65% các linh kiện của máy bay. Chiếc chiến đấu cơ này có áp dụng một vài công nghệ của Anh và Đức.
Năm 2015, Mỹ đã từ chối yêu cầu chuyển giao công nghệ tàng hình trên chiến đấu cơ F-35 cho phía Hàn Quốc.
Dù không được sản xuất trong nước 100% và vẫn cần nhiều yếu tố nước ngoài, việc Hàn Quốc có thể tự sản xuất tiêm kích thế hệ 5 hoặc tiệm cận với thế hệ 5, cũng là điều rất đáng nể phục.