Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, vốn đã không đạt yêu cầu kể từ sau cuộc xung đột Nga - Ukraine, cuối cùng đã đưa trang bị tối tân nhất của họ vào tham chiến ngày 10/3, đó là máy bay chiến đấu tàng hình Su-57. Ảnh: Tiêm kích Nga rơi ở Ukraine.Nhiều nhân chứng cho rằng, tại khu vực Zhitomir của Ukraine ngày 10/3 cho biết, một máy bay chiến đấu của Nga, có “đặc điểm ngoại hình điển hình của Su-57”, đã tiến hành một cuộc tấn công vào cây cầu địa phương.Đoạn video do các nhân chứng quay cho thấy, chiếc máy bay chiến đấu của Nga đã tấn công vào một trạm kiểm soát của quân đội Ukraine ở phía trước cây cầu, nhưng “không biết cây cầu có bị phá hủy hoàn toàn hay không”?Còn tờ Eurasia Times của Ấn Độ ngày 11/3 cho biết, Su-57 có thể xuất phát từ quân khu phía nam của Nga, và sự xuất hiện của nó, đồng nghĩa với việc tiêm kích tàng hình Nga, lần đầu tiên tham chiến thực tế.Ngoài ra, thông tin Su-57 tham chiến ở Ukraine còn được ủng hộ bởi một số thông tin khác; đó là việc một số phi công lái thử tiêm kích Su-57, thuộc Tập đoàn Sukhoi, gần đây đã cùng Không quân Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.Hiện giới phân tích quân sự vẫn còn nhiều nghi vấn, tại sao Không quân Nga lại chọn đưa Su-57 vào chiến trường Ukraine ở thời điểm này? Khi trên thực tế, bầu trời Ukraine, đã do Không quân Nga hoàn toàn làm chủ và lực lượng phòng không của Ukraine trên thực tế chỉ còn phòng không tầm thấp?Trang web phân tích quốc phòng và hàng không của Anh “Sheffield Media” ngày 10/3 cho biết, kết quả phân tích sơ bộ các video nhân chứng cho thấy, màn “xuất trận” của Su-57 không sử dụng tên lửa, mà thả hai quả bom dẫn đường ở độ cao thấp. Rõ ràng, việc Không quân Nga đưa những chiếc Su-57 đắt tiền, vào các nhiệm vụ ném bom tầm thấp nguy hiểm, đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.Trước đó, nhà sản xuất Su-57 là Tập đoàn Sukhoi của Nga đã công bố, Su-57 được trang bị hệ thống phòng không, dựa trên tác chiến điện tử “vô song”, “hoàn toàn miễn nhiễm” với tên lửa phòng không di động của đối phương. Do sử dụng hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, vì vậy Su-57 có thể sử dụng vào các nhiệm vụ tầm thấp, mà không sợ hệ thống phòng không của đối phương. Nhưng không rõ mức độ đáng tin cậy của thông tin này?Một đồn đoán khác cho rằng, Không quân Nga có xu hướng thử nghiệm khả năng chiến đấu thực tế của Su-57, trong điều kiện thực chiến nguy hiểm. Trên thực tế, Su-57 đã có tiền lệ tại chiến trường Syria.Trong năm 2018 và 2019, Nga đã gửi các nguyên mẫu của Su-57 tới Căn cứ Không quân Khmeimim ở Syria, để “thử nghiệm chiến đấu”. Nó được cho là đã thực hiện ít nhất 10 chuyến xuất kích chiến đấu trên chiến trường Syria, bao gồm cả phóng một tên lửa hành trình.Theo những thông tin được công khai, trong số các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, F-22 của Mỹ đã dẫn đầu trong việc thực hiện các cuộc không kích, nhằm vào các mục tiêu của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS” ở Syria vào năm 2014 và lực lượng Taliban tại Afghanistan.Tuy nhiên các mẫu chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Mỹ, tấn công các mục tiêu mặt đất cũng chưa chứng tỏ được khả năng; khi các mục tiêu tấn công của F-22 đối với các “tổ chức khủng bố”, về cơ bản là không có khả năng phòng không. Tạp chí “Sheffield Media” cho rằng, so với chiến trường Syria vốn cơ bản không xét đến phòng không mặt đất; chiến trường Ukraine ngày nay phức tạp hơn và có thể phản ánh chân thực khả năng chiến đấu thực tế của Su-57. Theo thông tin của Quân đội Nga, cho đến nay, Nga đã sản xuất tổng cộng 4 chiếc Su-57 theo quy mô hàng loạt. Kể từ khi chiếc Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên, gặp nạn vào cuối năm 2019, ngay khi vừa ra khỏi dây chuyền lắp ráp; phải đến tháng 12/2020, Nga mới chính thức đưa Su-57 vào biên chế.Điều này có nghĩa là, ngay cả khi hệ thống phòng không Ukraine chỉ có cơ hội “lý thuyết” để bắn hạ một máy bay chiến đấu tiên tiến như vậy, nó cũng thể hiện mức độ “rủi ro chính trị” và uy tín rất cao đối với Nga, báo cáo cho biết.Trong mắt phương Tây, tiêm kích tàng hình Su-57 là đối thủ nặng ký của Không quân Nga, để răn đe NATO can thiệp vào cuộc xung đột Nga-Ukraine.Hiện NATO đã triển khai đáng kể các máy bay chiến đấu F-15, F-16 và các máy bay chiến đấu Typhoon của châu Âu xung quanh Ukraine, cũng như các máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến hơn F-35. Theo thông tin, Su-57 hiện là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của quân đội Nga, khi tập trung vào việc tăng cường tính năng tàng hình; nhưng chuyên gia phương Tây cho rằng, hiệu quả tàng hình ở hai bên và phía sau của Su-57, có thể không tốt bằng F-22 và F-35 của Mỹ.Có thể khẳng định, NATO không muốn hành động liều lĩnh, bằng chứng là việc đưa đẩy bàn giao chiến đấu cơ MiG-29 của Ba Lan cho Ukraine. Và loại chiến đấu cơ của Nga, có thể sánh ngang với F-35, chỉ có tiêm kích Su-57.Nhưng liệu Nga có quá “phi lý” khi đưa Su-57 vào chiến trường Ukraine, và tham gia các hoạt động tấn công mặt đất nguy hiểm. Đây có phải là màn “tất tay” của Nga, hay chỉ là lần thử nghiệm thực chiến? Câu trả lời phải lâu nữa mới sáng tỏ.
Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, vốn đã không đạt yêu cầu kể từ sau cuộc xung đột Nga - Ukraine, cuối cùng đã đưa trang bị tối tân nhất của họ vào tham chiến ngày 10/3, đó là máy bay chiến đấu tàng hình Su-57. Ảnh: Tiêm kích Nga rơi ở Ukraine.
Nhiều nhân chứng cho rằng, tại khu vực Zhitomir của Ukraine ngày 10/3 cho biết, một máy bay chiến đấu của Nga, có “đặc điểm ngoại hình điển hình của Su-57”, đã tiến hành một cuộc tấn công vào cây cầu địa phương.
Đoạn video do các nhân chứng quay cho thấy, chiếc máy bay chiến đấu của Nga đã tấn công vào một trạm kiểm soát của quân đội Ukraine ở phía trước cây cầu, nhưng “không biết cây cầu có bị phá hủy hoàn toàn hay không”?
Còn tờ Eurasia Times của Ấn Độ ngày 11/3 cho biết, Su-57 có thể xuất phát từ quân khu phía nam của Nga, và sự xuất hiện của nó, đồng nghĩa với việc tiêm kích tàng hình Nga, lần đầu tiên tham chiến thực tế.
Ngoài ra, thông tin Su-57 tham chiến ở Ukraine còn được ủng hộ bởi một số thông tin khác; đó là việc một số phi công lái thử tiêm kích Su-57, thuộc Tập đoàn Sukhoi, gần đây đã cùng Không quân Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Hiện giới phân tích quân sự vẫn còn nhiều nghi vấn, tại sao Không quân Nga lại chọn đưa Su-57 vào chiến trường Ukraine ở thời điểm này? Khi trên thực tế, bầu trời Ukraine, đã do Không quân Nga hoàn toàn làm chủ và lực lượng phòng không của Ukraine trên thực tế chỉ còn phòng không tầm thấp?
Trang web phân tích quốc phòng và hàng không của Anh “Sheffield Media” ngày 10/3 cho biết, kết quả phân tích sơ bộ các video nhân chứng cho thấy, màn “xuất trận” của Su-57 không sử dụng tên lửa, mà thả hai quả bom dẫn đường ở độ cao thấp. Rõ ràng, việc Không quân Nga đưa những chiếc Su-57 đắt tiền, vào các nhiệm vụ ném bom tầm thấp nguy hiểm, đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trước đó, nhà sản xuất Su-57 là Tập đoàn Sukhoi của Nga đã công bố, Su-57 được trang bị hệ thống phòng không, dựa trên tác chiến điện tử “vô song”, “hoàn toàn miễn nhiễm” với tên lửa phòng không di động của đối phương.
Do sử dụng hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, vì vậy Su-57 có thể sử dụng vào các nhiệm vụ tầm thấp, mà không sợ hệ thống phòng không của đối phương. Nhưng không rõ mức độ đáng tin cậy của thông tin này?
Một đồn đoán khác cho rằng, Không quân Nga có xu hướng thử nghiệm khả năng chiến đấu thực tế của Su-57, trong điều kiện thực chiến nguy hiểm. Trên thực tế, Su-57 đã có tiền lệ tại chiến trường Syria.
Trong năm 2018 và 2019, Nga đã gửi các nguyên mẫu của Su-57 tới Căn cứ Không quân Khmeimim ở Syria, để “thử nghiệm chiến đấu”. Nó được cho là đã thực hiện ít nhất 10 chuyến xuất kích chiến đấu trên chiến trường Syria, bao gồm cả phóng một tên lửa hành trình.
Theo những thông tin được công khai, trong số các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, F-22 của Mỹ đã dẫn đầu trong việc thực hiện các cuộc không kích, nhằm vào các mục tiêu của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS” ở Syria vào năm 2014 và lực lượng Taliban tại Afghanistan.
Tuy nhiên các mẫu chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Mỹ, tấn công các mục tiêu mặt đất cũng chưa chứng tỏ được khả năng; khi các mục tiêu tấn công của F-22 đối với các “tổ chức khủng bố”, về cơ bản là không có khả năng phòng không.
Tạp chí “Sheffield Media” cho rằng, so với chiến trường Syria vốn cơ bản không xét đến phòng không mặt đất; chiến trường Ukraine ngày nay phức tạp hơn và có thể phản ánh chân thực khả năng chiến đấu thực tế của Su-57.
Theo thông tin của Quân đội Nga, cho đến nay, Nga đã sản xuất tổng cộng 4 chiếc Su-57 theo quy mô hàng loạt. Kể từ khi chiếc Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên, gặp nạn vào cuối năm 2019, ngay khi vừa ra khỏi dây chuyền lắp ráp; phải đến tháng 12/2020, Nga mới chính thức đưa Su-57 vào biên chế.
Điều này có nghĩa là, ngay cả khi hệ thống phòng không Ukraine chỉ có cơ hội “lý thuyết” để bắn hạ một máy bay chiến đấu tiên tiến như vậy, nó cũng thể hiện mức độ “rủi ro chính trị” và uy tín rất cao đối với Nga, báo cáo cho biết.
Trong mắt phương Tây, tiêm kích tàng hình Su-57 là đối thủ nặng ký của Không quân Nga, để răn đe NATO can thiệp vào cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Hiện NATO đã triển khai đáng kể các máy bay chiến đấu F-15, F-16 và các máy bay chiến đấu Typhoon của châu Âu xung quanh Ukraine, cũng như các máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến hơn F-35.
Theo thông tin, Su-57 hiện là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của quân đội Nga, khi tập trung vào việc tăng cường tính năng tàng hình; nhưng chuyên gia phương Tây cho rằng, hiệu quả tàng hình ở hai bên và phía sau của Su-57, có thể không tốt bằng F-22 và F-35 của Mỹ.
Có thể khẳng định, NATO không muốn hành động liều lĩnh, bằng chứng là việc đưa đẩy bàn giao chiến đấu cơ MiG-29 của Ba Lan cho Ukraine. Và loại chiến đấu cơ của Nga, có thể sánh ngang với F-35, chỉ có tiêm kích Su-57.
Nhưng liệu Nga có quá “phi lý” khi đưa Su-57 vào chiến trường Ukraine, và tham gia các hoạt động tấn công mặt đất nguy hiểm. Đây có phải là màn “tất tay” của Nga, hay chỉ là lần thử nghiệm thực chiến? Câu trả lời phải lâu nữa mới sáng tỏ.