Một trong những quốc gia có lực lượng tàu ngầm mạnh nhất thế giới và là quốc gia có hạm đội tàu ngầm mạnh nhất châu Á ngày nay chính là Trung Quốc. Lực lượng tàu ngầm của quốc gia này hiện đang sở hữu 68 tàu ngầm các loại, bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân. Nguồn ảnh: Chinanews.Trung Quốc hiện đang có tổng cộng 11 tàu ngầm hạt nhân đang hoạt động, thuộc 5 lớp khác nhau bao gồm Type 091, 092, 093, 094 và 095. Trong số đó có lớp Type 092 và Type 094 có khả năng mang tên lửa đạn đạo và lớp Type 096 hiện đang trong quá trình hoàn thiện dự kiến sẽ sớm gia nhập biên chế lực lượng này trong tương lai. Nguồn ảnh: Chinanews.Ngoài ra, Trung Quốc còn có một số lượng lớn tàu ngầm động cơ điện-diesel bao gồm 4 lớp trong đó có 3 lớp do Trung Quốc tự nghiên cứu và sản xuất bao gồm Type 039A số lượng 15 chiếc, 5 chiếc đang được đóng; Type 039 số lượng 13 chiếc và Type 035 số lượng 16 chiếc. Nguồn ảnh: Navy.Không những tự đóng tàu ngầm, Trung Quốc còn mua thêm cả lớp tàu ngầm Kilo nổi tiếng hiện đại từ Nga với số lượng 12 chiếc hiện đang trong biên chế. Nguồn ảnh: Seastorm.Tiếp theo không thể không nhắc tới hạm đội tàu ngầm của Liên Xô trước đây và ngày nay là Nga khi nhắc tới những lực lượng tàu ngầm có sức mạnh lớn nhất thế giới. Hiện tại, biên đội tàu ngầm của Nga đang có 66 tàu ngầm thường trực và một lực lượng tương tự đang nằm trong kho dự trữ hoặc đang được đóng mới. Nguồn ảnh: Gamechanger.Cụ thể, Nga đang có 13 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, 7 tàu ngầm mang tên lửa hành trình cùng 39 tàu ngầm tấn công. Nguồn ảnh: Sputnik.Tổng cộng phía Nga đang có 13 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, gồm 4 lớp tàu ngầm đó là lớp Delta III, lớp Delta IV, lớp Borei và lớp Typhoon - lớp tàu ngầm lớn nhất thế giới từng được xây dựng dưới thời Liên Xô. Nguồn ảnh: Sputnik.Lực lượng tàu ngầm của Nga hiện tại được đánh giá là mạnh nhất thế giới. Với lợi thế kế thừa từ Liên Xô, Nga không tốn nhiều công sức để đầu tư vào lực lượng tàu ngầm nhưng vẫn bỏ xa các cường quốc khác trong cuộc đua dưới lòng đại dương vì vốn dĩ Liên Xô đã từng bỏ xa các quốc gia khác nhiều chục năm trời. Nguồn ảnh: Foto.Giống với lực lượng tàu ngầm của Nga, hạm đội tàu ngầm của Mỹ cũng có số lượng 66 chiếc. Trong đó có 18 chiếc thuộc lớp Ohio, 11 chiếc thuộc lớp Virginia, 3 chiếc lớp Seawolf và 34 chiếc thuộc lớp Los Angeles. Nguồn ảnh: Tube.Các lớp tàu ngầm hiện đại của Mỹ được đóng theo kiểu kiêm nhiệm, nghĩa là có thể hoạt động dưới nhiều mục đích khác nhau. Cụ thể, trong số 18 tàu ngầm lớp Ohio của nước này, có 14 tàu ngầm là loại mang theo tên lửa đạn đạo, 4 tàu ngầm là loại mang theo tên lưa có điều khiển. Nguồn ảnh: NewsNBC.Lớp Virginia là loại tàu ngầm tấn công nhanh, hiện đang có 11 chiếc, 5 chiếc khác đang được đóng mới và 2 chiếc nữa đã được Hải quân Mỹ đặt hàng. Nguồn ảnh: Pinterest.Seawolf là lớp tàu ngầm tấn công nhanh của Hải quân Mỹ, nó là tiền đề để hải quân nước này nghiên cứu ra loại Virginia với kích thước nhỏ hơn, tốc độ cao hơn và chi phí đóng mới, vận hành ít hơn. Từng được dự kiến đóng tới 29 chiếc, tuy nhiên sự kết thúc của chiến tranh Lạnh khiến số lượng tàu ngầm lớp Seawolf chỉ dừng lại ở con số 3. Nguồn ảnh: USNI.Mời độc giả xem video: Tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ "đội băng" ở Bắc Cực. (nguồn AiirSource Military)
Một trong những quốc gia có lực lượng tàu ngầm mạnh nhất thế giới và là quốc gia có hạm đội tàu ngầm mạnh nhất châu Á ngày nay chính là Trung Quốc. Lực lượng tàu ngầm của quốc gia này hiện đang sở hữu 68 tàu ngầm các loại, bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân. Nguồn ảnh: Chinanews.
Trung Quốc hiện đang có tổng cộng 11 tàu ngầm hạt nhân đang hoạt động, thuộc 5 lớp khác nhau bao gồm Type 091, 092, 093, 094 và 095. Trong số đó có lớp Type 092 và Type 094 có khả năng mang tên lửa đạn đạo và lớp Type 096 hiện đang trong quá trình hoàn thiện dự kiến sẽ sớm gia nhập biên chế lực lượng này trong tương lai. Nguồn ảnh: Chinanews.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có một số lượng lớn tàu ngầm động cơ điện-diesel bao gồm 4 lớp trong đó có 3 lớp do Trung Quốc tự nghiên cứu và sản xuất bao gồm Type 039A số lượng 15 chiếc, 5 chiếc đang được đóng; Type 039 số lượng 13 chiếc và Type 035 số lượng 16 chiếc. Nguồn ảnh: Navy.
Không những tự đóng tàu ngầm, Trung Quốc còn mua thêm cả lớp tàu ngầm Kilo nổi tiếng hiện đại từ Nga với số lượng 12 chiếc hiện đang trong biên chế. Nguồn ảnh: Seastorm.
Tiếp theo không thể không nhắc tới hạm đội tàu ngầm của Liên Xô trước đây và ngày nay là Nga khi nhắc tới những lực lượng tàu ngầm có sức mạnh lớn nhất thế giới. Hiện tại, biên đội tàu ngầm của Nga đang có 66 tàu ngầm thường trực và một lực lượng tương tự đang nằm trong kho dự trữ hoặc đang được đóng mới. Nguồn ảnh: Gamechanger.
Cụ thể, Nga đang có 13 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, 7 tàu ngầm mang tên lửa hành trình cùng 39 tàu ngầm tấn công. Nguồn ảnh: Sputnik.
Tổng cộng phía Nga đang có 13 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, gồm 4 lớp tàu ngầm đó là lớp Delta III, lớp Delta IV, lớp Borei và lớp Typhoon - lớp tàu ngầm lớn nhất thế giới từng được xây dựng dưới thời Liên Xô. Nguồn ảnh: Sputnik.
Lực lượng tàu ngầm của Nga hiện tại được đánh giá là mạnh nhất thế giới. Với lợi thế kế thừa từ Liên Xô, Nga không tốn nhiều công sức để đầu tư vào lực lượng tàu ngầm nhưng vẫn bỏ xa các cường quốc khác trong cuộc đua dưới lòng đại dương vì vốn dĩ Liên Xô đã từng bỏ xa các quốc gia khác nhiều chục năm trời. Nguồn ảnh: Foto.
Giống với lực lượng tàu ngầm của Nga, hạm đội tàu ngầm của Mỹ cũng có số lượng 66 chiếc. Trong đó có 18 chiếc thuộc lớp Ohio, 11 chiếc thuộc lớp Virginia, 3 chiếc lớp Seawolf và 34 chiếc thuộc lớp Los Angeles. Nguồn ảnh: Tube.
Các lớp tàu ngầm hiện đại của Mỹ được đóng theo kiểu kiêm nhiệm, nghĩa là có thể hoạt động dưới nhiều mục đích khác nhau. Cụ thể, trong số 18 tàu ngầm lớp Ohio của nước này, có 14 tàu ngầm là loại mang theo tên lửa đạn đạo, 4 tàu ngầm là loại mang theo tên lưa có điều khiển. Nguồn ảnh: NewsNBC.
Lớp Virginia là loại tàu ngầm tấn công nhanh, hiện đang có 11 chiếc, 5 chiếc khác đang được đóng mới và 2 chiếc nữa đã được Hải quân Mỹ đặt hàng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Seawolf là lớp tàu ngầm tấn công nhanh của Hải quân Mỹ, nó là tiền đề để hải quân nước này nghiên cứu ra loại Virginia với kích thước nhỏ hơn, tốc độ cao hơn và chi phí đóng mới, vận hành ít hơn. Từng được dự kiến đóng tới 29 chiếc, tuy nhiên sự kết thúc của chiến tranh Lạnh khiến số lượng tàu ngầm lớp Seawolf chỉ dừng lại ở con số 3. Nguồn ảnh: USNI.
Mời độc giả xem video: Tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ "đội băng" ở Bắc Cực. (nguồn AiirSource Military)