Được ra đời từ đầu thập niên 30 của thế kỷ trước - giai đoạn mà bộ máy quân sự khổng lồ của Đức còn đang phải "trốn" con mắt dòm ngó của phương Tây, vậy nên Heinkel He 111 ban đầu chỉ được quảng cáo là... máy bay vận tải. Nguồn ảnh: Warhistory.Thực tế, đây là loại máy bay ném bom tầm trung có tốc độ rất cao, tới khi Thế chiến thứ 2 nổ ra, He 111 mới chính thức bỏ tấm áo "ngụy trang" và tham chiến với vai trò là máy bay ném bom. Nguồn ảnh: Warhistory.Theo đó thời gian đầu của cuộc chiến , máy bay ném bom He 111 thậm chí còn được coi là biểu tượng của Không quân Đức quốc xã khi đây là một trong số những loại máy bay gần như không có đối thủ ở châu Âu thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Warhistory.Đặc điểm dễ nhận dạng nhất của He 111 chính là buồng kính trước mũi máy bay - một đặc điểm mà gần như mọi loại máy bay ném bom hạng trung của Mỹ sau này đều phải học tập. Nguồn ảnh: Warhistory.Buồng kính trước mũi máy bay không những tăng tầm quan sát của xạ thủ súng máy mũi mà còn giúp máy bay có khả năng oanh tạc tốt hơn khi xạ thủ ném bom có thể bao quát được khu vực rộng lớn ở dưới mặt đất bằng mắt thường thay vì nhìn qua ống kính ngắm nhỏ xíu như trước kia. Nguồn ảnh: Warhistory.Một điểm vừa là nhược, vừa là ưu của Heinkel He 111 đó là nó khó có khả năng tự vệ trước tiêm kích của đối phương. Nhược điểm này đòi hỏi trong mỗi phi vụ, He 111 cần có tiêm kích hộ tống. Nguồn ảnh: Warhistory.Tuy nhiên điểm mạnh của He 111 đó là nó cực kỳ cứng đầu, trong giai đoạn đầu chiến tranh, các loại tiêm kích của đồng minh với hoả lực chủ yếu là súng máy 7,62mm thường chỉ ít khi bắn hạ được He 111 trừ khi tấn công được vào những vị trí cực hiểm trên máy bay. Nguồn ảnh: Warhistory.Do quá hiệu quả, Đức đã sử dụng loại máy bay ném bom hạng trung này ở nhiều mặt trận trên khắp châu Âu bao gồm biển Baltic, mặt trận phía Đông, phía Tây, Địa Trung Hải hay Bắc Phi. Nguồn ảnh: Warhistory.Thậm chí, đôi khi He 111 cũng được quay về "lốt cừu" khi nó làm các nhiệm vụ vận tải hàng hoá trên chiến trường. Nguồn ảnh: Warhistory.Tới cuối chiến tranh, He 111 dần không đáp ứng được nhu cầu và về mặt lý thuyết nó đã bị loại biên vào năm 1943. Tuy nhiên thực tế, Không quân Đức do không có máy bay thay thế He 111 nên vẫn tiếp tục dùng cho tới năm 1944. Nguồn ảnh: Warhistory.Tổng cộng có tới 6508 chiếc He 111 từng được sản xuất và chế tạo. Thực tế do tham vọng quá lớn và hy vọng quá nhiều vào máy bay sử dụng động cơ phản lực và động cơ tên lửa, chưa từng có một loại máy bay nào khác thay thế được He 111 trong biên chế Không quân Đức cho tới hết chiến tranh. Nguồn ảnh: Warhistory.Mặc dù bị Đức cho về hưu từ năm 1945, tuy nhiên nhiều chiếc He 111 vẫn tiếp tục hoạt động trong Không quân Tây Ban Nha cho tới tận năm... 1958 mới chính thức được cho nghỉ. Nguồn ảnh: Warhistory. Mời độc giả xem Video: Máy bay ném bom B-24 "Người Giải Phóng" của Mỹ sau này cũng học tập thiết kế khoang mũi kính của He 111.
Được ra đời từ đầu thập niên 30 của thế kỷ trước - giai đoạn mà bộ máy quân sự khổng lồ của Đức còn đang phải "trốn" con mắt dòm ngó của phương Tây, vậy nên Heinkel He 111 ban đầu chỉ được quảng cáo là... máy bay vận tải. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thực tế, đây là loại máy bay ném bom tầm trung có tốc độ rất cao, tới khi Thế chiến thứ 2 nổ ra, He 111 mới chính thức bỏ tấm áo "ngụy trang" và tham chiến với vai trò là máy bay ném bom. Nguồn ảnh: Warhistory.
Theo đó thời gian đầu của cuộc chiến , máy bay ném bom He 111 thậm chí còn được coi là biểu tượng của Không quân Đức quốc xã khi đây là một trong số những loại máy bay gần như không có đối thủ ở châu Âu thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Đặc điểm dễ nhận dạng nhất của He 111 chính là buồng kính trước mũi máy bay - một đặc điểm mà gần như mọi loại máy bay ném bom hạng trung của Mỹ sau này đều phải học tập. Nguồn ảnh: Warhistory.
Buồng kính trước mũi máy bay không những tăng tầm quan sát của xạ thủ súng máy mũi mà còn giúp máy bay có khả năng oanh tạc tốt hơn khi xạ thủ ném bom có thể bao quát được khu vực rộng lớn ở dưới mặt đất bằng mắt thường thay vì nhìn qua ống kính ngắm nhỏ xíu như trước kia. Nguồn ảnh: Warhistory.
Một điểm vừa là nhược, vừa là ưu của Heinkel He 111 đó là nó khó có khả năng tự vệ trước tiêm kích của đối phương. Nhược điểm này đòi hỏi trong mỗi phi vụ, He 111 cần có tiêm kích hộ tống. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuy nhiên điểm mạnh của He 111 đó là nó cực kỳ cứng đầu, trong giai đoạn đầu chiến tranh, các loại tiêm kích của đồng minh với hoả lực chủ yếu là súng máy 7,62mm thường chỉ ít khi bắn hạ được He 111 trừ khi tấn công được vào những vị trí cực hiểm trên máy bay. Nguồn ảnh: Warhistory.
Do quá hiệu quả, Đức đã sử dụng loại máy bay ném bom hạng trung này ở nhiều mặt trận trên khắp châu Âu bao gồm biển Baltic, mặt trận phía Đông, phía Tây, Địa Trung Hải hay Bắc Phi. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thậm chí, đôi khi He 111 cũng được quay về "lốt cừu" khi nó làm các nhiệm vụ vận tải hàng hoá trên chiến trường. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tới cuối chiến tranh, He 111 dần không đáp ứng được nhu cầu và về mặt lý thuyết nó đã bị loại biên vào năm 1943. Tuy nhiên thực tế, Không quân Đức do không có máy bay thay thế He 111 nên vẫn tiếp tục dùng cho tới năm 1944. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tổng cộng có tới 6508 chiếc He 111 từng được sản xuất và chế tạo. Thực tế do tham vọng quá lớn và hy vọng quá nhiều vào máy bay sử dụng động cơ phản lực và động cơ tên lửa, chưa từng có một loại máy bay nào khác thay thế được He 111 trong biên chế Không quân Đức cho tới hết chiến tranh. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mặc dù bị Đức cho về hưu từ năm 1945, tuy nhiên nhiều chiếc He 111 vẫn tiếp tục hoạt động trong Không quân Tây Ban Nha cho tới tận năm... 1958 mới chính thức được cho nghỉ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mời độc giả xem Video: Máy bay ném bom B-24 "Người Giải Phóng" của Mỹ sau này cũng học tập thiết kế khoang mũi kính của He 111.