Sau khi Pháp thất thủ, nước Anh nói chung và Không quân Anh nói riêng đã chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh toàn diện với Đức mà đỉnh điểm là Trận chiến nước Anh. Thế nhưng trận không chiến này dù ác liệt tới mấy cũng mới chỉ là một phần trong kế hoạch đổ bộ lên Anh của Đức. Nguồn ảnh: BI.Lo sợ rằng khi Đức làm chủ bầu trời, bộ binh Đức sẽ vượt biển đặt chân lên nước Anh. Lodon đã cho triển khai hàng ngàn khẩu pháo cùng hệ thống công trình phòng thủ kiên cố dọc Eo biển Manche sẵn sàng đón tiếp quân Đức. Nguồn ảnh: BI.Tuy nhiên, trận chiến thực sự lại chỉ diễn ra trên không với hàng chục nghìn máy bay tới từ tất cả các bên tham chiến. Ảnh: Phi công Đức tử nạn sau khi máy bay của anh ta bị bắn hạ. Nguồn ảnh: BI.Một chiếc máy bay Đức thả bom xuống đất Anh sau đó bị bắn hạ bởi súng phòng không. Kinh nghiệm cho thấy, khi nhìn lên trời thấy quả bom nằm ngang có nghĩa là nó sẽ lượn đi chỗ khác, chỉ thấy đầu quả bom nghĩa là nó sẽ rơi thẳng xuống vị trí của mình và phải chạy nhanh nhất có thể để thoát thân. Nguồn ảnh: BI.Bốn chiếc Boulton Paul Defiants của không quân Hoàng gia Anh thuộc phi đội 264 cất cánh đánh chặn máy bay Đức. Nguồn ảnh: BI.Thủ tướng Anh Winston Churchill thăm trạm quan sát cảnh báo sớm ở Dover, Anh. Đây là trạm cảnh báo máy bay sớm nhất nước Anh do nó nằm gần nước Pháp nhất. Nguồn ảnh: BI.Máy bay ném bom Heinkel 111 của Đức bay trên bầu trời London, có thể thấy sông Thames - dòng sông biểu tượng của thành phố này bên dưới mặt đất. Nguồn ảnh: BI.Máy bay ném bom Dornier 217 của Không quân Đức bay qua những đám khói mịt mù ở dưới mặt đất. Những đám khói bốc ra từ nhà máy nhiên liệu Breckton ở Silvertown, nằm phía Đông Nam London. Nguồn ảnh: BI.Những vệt khói trên bầu trời sau một cuộc hỗn chiến giữa tiêm kích Anh và tiêm kích Đức trong Trận chiến nước Anh. Nguồn ảnh: BI.Đuôi của một chiếc Hurricane - tiêm kích cơ hiện đại bậc nhất của Anh giai đoạn đầu Cuộc chiến nước Anh. Phần đuôi của chiếc Hurricane này dù đã tan nát nhưng chiếc máy bay vẫn thần kỳ trở về được mặt đất an toàn. Nguồn ảnh: BI.Một chiếc tiêm kích của Đức bốc cháy tan nát sau khi rơi vì hoả lực phòng không của Anh tại Sussex. Nguồn ảnh: BI.Khoảnh khắc cuối cùng của chiếc tiêm kích Đức được ghi lại trước khi nó đâm xuống đất sau khi bị bắn hạ. Nguồn ảnh: BI.Những đứa trẻ Anh với đồ chơi là vỏ đạn và những mảnh vỡ máy bay tiêm kích - thứ có thể tìm thấy ở bất cứ ngõ ngách nào ở London trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh. Nguồn ảnh: BI.Xạ thủ súng máy mũi trên chiếc Heinkel He 111 của Đức. Đây là một trong những loại máy bay ném bom chủ lực được Đức sử dụng để oanh tạc nước Anh. Nguồn ảnh: BI.Khoảnh khắc phi công của Không quân Hoàng gia Anh nhảy dù ra ngoài sau khi phần cánh của chiếc Hurricane do anh ta điều khiển bị bắn đứt bởi một tiêm kích Đức. Hình ảnh được chụp từ tiêm kích của Đức - kẻ thắng trận trong màn đối đầu chớp nhoáng này. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Trận không chiến nước Anh ác liệt từ trên không cho tới dưới mặt đất. Nguồn: Trích phim Battle of Britain.
Sau khi Pháp thất thủ, nước Anh nói chung và Không quân Anh nói riêng đã chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh toàn diện với Đức mà đỉnh điểm là Trận chiến nước Anh. Thế nhưng trận không chiến này dù ác liệt tới mấy cũng mới chỉ là một phần trong kế hoạch đổ bộ lên Anh của Đức. Nguồn ảnh: BI.
Lo sợ rằng khi Đức làm chủ bầu trời, bộ binh Đức sẽ vượt biển đặt chân lên nước Anh. Lodon đã cho triển khai hàng ngàn khẩu pháo cùng hệ thống công trình phòng thủ kiên cố dọc Eo biển Manche sẵn sàng đón tiếp quân Đức. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên, trận chiến thực sự lại chỉ diễn ra trên không với hàng chục nghìn máy bay tới từ tất cả các bên tham chiến. Ảnh: Phi công Đức tử nạn sau khi máy bay của anh ta bị bắn hạ. Nguồn ảnh: BI.
Một chiếc máy bay Đức thả bom xuống đất Anh sau đó bị bắn hạ bởi súng phòng không. Kinh nghiệm cho thấy, khi nhìn lên trời thấy quả bom nằm ngang có nghĩa là nó sẽ lượn đi chỗ khác, chỉ thấy đầu quả bom nghĩa là nó sẽ rơi thẳng xuống vị trí của mình và phải chạy nhanh nhất có thể để thoát thân. Nguồn ảnh: BI.
Bốn chiếc Boulton Paul Defiants của không quân Hoàng gia Anh thuộc phi đội 264 cất cánh đánh chặn máy bay Đức. Nguồn ảnh: BI.
Thủ tướng Anh Winston Churchill thăm trạm quan sát cảnh báo sớm ở Dover, Anh. Đây là trạm cảnh báo máy bay sớm nhất nước Anh do nó nằm gần nước Pháp nhất. Nguồn ảnh: BI.
Máy bay ném bom Heinkel 111 của Đức bay trên bầu trời London, có thể thấy sông Thames - dòng sông biểu tượng của thành phố này bên dưới mặt đất. Nguồn ảnh: BI.
Máy bay ném bom Dornier 217 của Không quân Đức bay qua những đám khói mịt mù ở dưới mặt đất. Những đám khói bốc ra từ nhà máy nhiên liệu Breckton ở Silvertown, nằm phía Đông Nam London. Nguồn ảnh: BI.
Những vệt khói trên bầu trời sau một cuộc hỗn chiến giữa tiêm kích Anh và tiêm kích Đức trong Trận chiến nước Anh. Nguồn ảnh: BI.
Đuôi của một chiếc Hurricane - tiêm kích cơ hiện đại bậc nhất của Anh giai đoạn đầu Cuộc chiến nước Anh. Phần đuôi của chiếc Hurricane này dù đã tan nát nhưng chiếc máy bay vẫn thần kỳ trở về được mặt đất an toàn. Nguồn ảnh: BI.
Một chiếc tiêm kích của Đức bốc cháy tan nát sau khi rơi vì hoả lực phòng không của Anh tại Sussex. Nguồn ảnh: BI.
Khoảnh khắc cuối cùng của chiếc tiêm kích Đức được ghi lại trước khi nó đâm xuống đất sau khi bị bắn hạ. Nguồn ảnh: BI.
Những đứa trẻ Anh với đồ chơi là vỏ đạn và những mảnh vỡ máy bay tiêm kích - thứ có thể tìm thấy ở bất cứ ngõ ngách nào ở London trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh. Nguồn ảnh: BI.
Xạ thủ súng máy mũi trên chiếc Heinkel He 111 của Đức. Đây là một trong những loại máy bay ném bom chủ lực được Đức sử dụng để oanh tạc nước Anh. Nguồn ảnh: BI.
Khoảnh khắc phi công của Không quân Hoàng gia Anh nhảy dù ra ngoài sau khi phần cánh của chiếc Hurricane do anh ta điều khiển bị bắn đứt bởi một tiêm kích Đức. Hình ảnh được chụp từ tiêm kích của Đức - kẻ thắng trận trong màn đối đầu chớp nhoáng này. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Trận không chiến nước Anh ác liệt từ trên không cho tới dưới mặt đất. Nguồn: Trích phim Battle of Britain.