Binh chủng radar của Việt Nam thường chỉ triển khai mái vòm bảo vệ cho radar ở những khu vực đặc biệt - ví dụ như những nơi có khí hậu khắc nghiệt hoặc môi trường độ ẩm cao, ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của thiết bị khi sử dụng. Nguồn ảnh: Baohaiquan.Mái vòm cho radar hay còn gọi là radome (chữ ghép giữa radar và dome - mái vòm) được ra đời để bảo vệ cánh thu - phát tín hiệu radar khỏi môi trường khắc nghiệt bên ngoài. Nguồn ảnh: Baohaiquan.Hệ thống mái vòm này được cấu tạo từ vật liệu đặc biệt, mỗi một quốc gia, một công ty sản xuất vòm radar lại sử dụng một kiểu vật liệu khác nhau tùy từng cách sản xuất. Nguồn ảnh: Phapluat&xahoi.Tuy nhiên, dù sử dụng vật liệu gì thì vẫn phải đảm bảo việc ảnh hưởng ít nhất tới tầm phát và cường độ của sóng radar khi đi xuyên qua mái vòm, qua đó không ảnh hưởng hoặc giữ ảnh hưởng ở mức thấp nhất tới khả năng phát - nhận tín hiệu của radar. Nguồn ảnh: Phapluat&xahoi.Hệ thống vòm che trên đảo Nam Yết được xây dựng để bảo vệ an toàn cho radar P18-M. Nguồn ảnh: Datviet.Vòm radar có cấu tạo rất đặc biệt với hình cầu, đảm bảo radar bên trong có thể xoay một cách tự do mà không bị vướng víu. Phần vòm cũng có thiết kế bao gồm nhiều tấm kim loại hình lục giác, bát giác hoặc tam giác để dễ dàng tháo dỡ, lắp đặt. Nguồn ảnh: Datviet.Các trạm radar của Việt Nam trên vùng Biển Đông đều được lắp đặt hệ thống mái vòm chắn này để bảo vệ khỏi sự ăn mòn của khí hậu Biển Đông khắc nghiệt. Nguồn ảnh: Datviet.Thậm chí các trạm radar ven biển - nơi cũng chịu tác động bởi khí hậu khắc nghiệt với độ ẩm cao, gió mặn từ biển thổi vào cũng được lắp đặt hệ thống che chắn này để đảm bảo tuổi thọ của radar khi sử dụng. Nguồn ảnh: Datviet.Có thể dễ dàng nhận thấy, mặt ngoài của mái vòm khi "phơi mưa phơi nắng" qua thời gian đã bị bạc màu, bám bẩn nhưng ở bên trong, radar cùng toàn bộ thiết bị hiện đại, đắt tiền luôn an toàn và thậm chí còn hoạt động trong môi trường điều hòa nhiệt độ hút ẩm bật 24/24. Nguồn ảnh: Datviet.Tại khắp nơi trên thế giới, các kiểu mái vòm radar này luôn được sử dụng phổ biến. Không chỉ giúp radar được bảo vệ an toàn, việc lắp đặt mái vòm cũng khiến cho đối phương không biết được loại radar nào đang hoạt động phía bên trong, đảm bảo được bí mật. Nguồn ảnh: Pinterest.Một hệ thống radar đang được "ụp" mái vòm bảo vệ. Nguồn ảnh: Pinterest.Phần mũi của các loại máy bay chiến đấu, máy bay trinh sát hoặc săn ngầm, cảnh báo sớm cũng có cấu tạo khác biệt hoàn toàn với phần thân và được sơn màu khác do phía sau nó là một ăng-ten radar cỡ nhỏ. Nguồn ảnh: Pinterest.Cận cảnh dàn radar cảnh giới do Việt Nam tự sản xuất.
Binh chủng radar của Việt Nam thường chỉ triển khai mái vòm bảo vệ cho radar ở những khu vực đặc biệt - ví dụ như những nơi có khí hậu khắc nghiệt hoặc môi trường độ ẩm cao, ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của thiết bị khi sử dụng. Nguồn ảnh: Baohaiquan.
Mái vòm cho radar hay còn gọi là radome (chữ ghép giữa radar và dome - mái vòm) được ra đời để bảo vệ cánh thu - phát tín hiệu radar khỏi môi trường khắc nghiệt bên ngoài. Nguồn ảnh: Baohaiquan.
Hệ thống mái vòm này được cấu tạo từ vật liệu đặc biệt, mỗi một quốc gia, một công ty sản xuất vòm radar lại sử dụng một kiểu vật liệu khác nhau tùy từng cách sản xuất. Nguồn ảnh: Phapluat&xahoi.
Tuy nhiên, dù sử dụng vật liệu gì thì vẫn phải đảm bảo việc ảnh hưởng ít nhất tới tầm phát và cường độ của sóng radar khi đi xuyên qua mái vòm, qua đó không ảnh hưởng hoặc giữ ảnh hưởng ở mức thấp nhất tới khả năng phát - nhận tín hiệu của radar. Nguồn ảnh: Phapluat&xahoi.
Hệ thống vòm che trên đảo Nam Yết được xây dựng để bảo vệ an toàn cho radar P18-M. Nguồn ảnh: Datviet.
Vòm radar có cấu tạo rất đặc biệt với hình cầu, đảm bảo radar bên trong có thể xoay một cách tự do mà không bị vướng víu. Phần vòm cũng có thiết kế bao gồm nhiều tấm kim loại hình lục giác, bát giác hoặc tam giác để dễ dàng tháo dỡ, lắp đặt. Nguồn ảnh: Datviet.
Các trạm radar của Việt Nam trên vùng Biển Đông đều được lắp đặt hệ thống mái vòm chắn này để bảo vệ khỏi sự ăn mòn của khí hậu Biển Đông khắc nghiệt. Nguồn ảnh: Datviet.
Thậm chí các trạm radar ven biển - nơi cũng chịu tác động bởi khí hậu khắc nghiệt với độ ẩm cao, gió mặn từ biển thổi vào cũng được lắp đặt hệ thống che chắn này để đảm bảo tuổi thọ của radar khi sử dụng. Nguồn ảnh: Datviet.
Có thể dễ dàng nhận thấy, mặt ngoài của mái vòm khi "phơi mưa phơi nắng" qua thời gian đã bị bạc màu, bám bẩn nhưng ở bên trong, radar cùng toàn bộ thiết bị hiện đại, đắt tiền luôn an toàn và thậm chí còn hoạt động trong môi trường điều hòa nhiệt độ hút ẩm bật 24/24. Nguồn ảnh: Datviet.
Tại khắp nơi trên thế giới, các kiểu mái vòm radar này luôn được sử dụng phổ biến. Không chỉ giúp radar được bảo vệ an toàn, việc lắp đặt mái vòm cũng khiến cho đối phương không biết được loại radar nào đang hoạt động phía bên trong, đảm bảo được bí mật. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một hệ thống radar đang được "ụp" mái vòm bảo vệ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Phần mũi của các loại máy bay chiến đấu, máy bay trinh sát hoặc săn ngầm, cảnh báo sớm cũng có cấu tạo khác biệt hoàn toàn với phần thân và được sơn màu khác do phía sau nó là một ăng-ten radar cỡ nhỏ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh dàn radar cảnh giới do Việt Nam tự sản xuất.