Theo đó trong biên chế lực lượng tăng thiết giáp xứ sở Kangaroo (Australia) có tổng cộng 59 xe tăng chủ lực loại M1 Abrams do Mỹ sản xuất. Những xe tăng này được Australia mua từ Mỹ để thay thế cho dàn xe tăng loại Leopard AS1 vốn đã lỗi thời của nước này trước đây. Nguồn ảnh: Sina.Toàn bộ những xe tăng trong biên chế của Lục quân Australia đều là xe tăng loại M1A1. Chiếc xe tăng chủ lực M1A1 đầu tiên được Mỹ chuyển giao cho Lục quân Australia vào năm 2007. Nguồn ảnh: Sina.Theo dự kiến, tới năm 2025, toàn bộ số lượng xe tăng M1 Abrams này của Australia sẽ được Mỹ nâng cấp lên phiên bản LAND 907 pha 2 - phiên bản nâng cấp hiện đại bậc nhất của dòng xe tăng M1 Abrams hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.Dòng M1A1 đã được quân đội Mỹ sử dụng từ năm 1985, đây là phiên bản nâng cấp đáng giá nhất của M1 Abrams kể từ khi nó ra đời. Tuy nhiên các xe tăng M1A1 chỉ được Mỹ sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 1986 tới năm 1992. Nguồn ảnh: Sina.Về cơ bản, xe vẫn có kích thước tương tự như các dòng khác của Abrams, tuy nhiên nặng tới 61,3 tấn. So với phiên bản M1 trước đó, M1A1 có cải tiến lớn hơn rất nhiều về mặt hoả lực khi nó được trang bị một khẩu pháo nòng trơn cỡ 120 mm thay cho khẩu pháo rãnh xoắn cỡ 105mm như ở phiên bản trước. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên chiếc xe tăng này vẫn không có hệ thống nạp đạn tự động và vẫn cần tới 4 người để điều khiển trong đó có một trưởng xa, một pháo thủ, một lái xe và một nạp đạn viên. Nguồn ảnh: Sina.Hiện tại, Australia là một trong số ít quốc gia sử dụng loại xe tăng này của Mỹ. Các quốc gia khác cũng sử dụng Abrams ngoài Mỹ bao gồm Ai Cập, Iraq, Kuwait, Ả Rập Xê út và Ma-rốc. Nguồn ảnh: Sina.Quân đội Mỹ hiện tại đang sử dụng tổng cộng khoảng hơn 8000 xe tăng Abrams bao gồm các phiên bản M1, M1A1 và M1A2. Trong đó Lục quân Mỹ hiện đang sở hữu tới gần 5000 chiếc M1A1, hơn 1500 chiếc M1A2 và M1A2 SEP (bản nâng cấp). Trong khi đó, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ có 403 chiếc M1A1. Nguồn ảnh: Sina.Do là loại phương tiện có trọng lượng quá lớn - có thể coi là lớn nhất trong các loại xe tăng chủ lực chiến trường hiện tại, việc sử dụng Abrams đòi hỏi có thiết bị chuyên biệt - nhất là trong trường hợp cứu hộ. Năm 2016 vừa rồi, quân đội Australia cũng đặt mua 6 xe cứu hộ xe tăng M88 dành riêng cho lực lượng M1A1 Abrams của mình. Nguồn ảnh: Sina.Ra đời từ năm 1961, tới nay M88 vẫn được quân đội nhiều nước trên thế giới sử dụng do nó quá khoẻ. Cụ thể, hệ thống cẩu của chiếc thiết giáp cứu hộ này có thể nhấc bổng được 35 tấn trong khi đó hệ thống tời của nó có thể kéo được tối đa 140 tấn. Nguồn ảnh: Sina.Đây cũng được coi là loại phương tiện cứu hộ xe tăng khoẻ nhất hiện nay, đơn giản là vì nó cứu hộ được loại xe tăng nặng bậc nhất thế giới - có nghĩa là nó sẽ cứu hộ được mọi loại xe tăng khác trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Phiên bản cải tiến giáp M1A2 SEP của Lục quân Mỹ.
Theo đó trong biên chế lực lượng tăng thiết giáp xứ sở Kangaroo (Australia) có tổng cộng 59 xe tăng chủ lực loại M1 Abrams do Mỹ sản xuất. Những xe tăng này được Australia mua từ Mỹ để thay thế cho dàn xe tăng loại Leopard AS1 vốn đã lỗi thời của nước này trước đây. Nguồn ảnh: Sina.
Toàn bộ những xe tăng trong biên chế của Lục quân Australia đều là xe tăng loại M1A1. Chiếc xe tăng chủ lực M1A1 đầu tiên được Mỹ chuyển giao cho Lục quân Australia vào năm 2007. Nguồn ảnh: Sina.
Theo dự kiến, tới năm 2025, toàn bộ số lượng xe tăng M1 Abrams này của Australia sẽ được Mỹ nâng cấp lên phiên bản LAND 907 pha 2 - phiên bản nâng cấp hiện đại bậc nhất của dòng xe tăng M1 Abrams hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.
Dòng M1A1 đã được quân đội Mỹ sử dụng từ năm 1985, đây là phiên bản nâng cấp đáng giá nhất của M1 Abrams kể từ khi nó ra đời. Tuy nhiên các xe tăng M1A1 chỉ được Mỹ sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 1986 tới năm 1992. Nguồn ảnh: Sina.
Về cơ bản, xe vẫn có kích thước tương tự như các dòng khác của Abrams, tuy nhiên nặng tới 61,3 tấn. So với phiên bản M1 trước đó, M1A1 có cải tiến lớn hơn rất nhiều về mặt hoả lực khi nó được trang bị một khẩu pháo nòng trơn cỡ 120 mm thay cho khẩu pháo rãnh xoắn cỡ 105mm như ở phiên bản trước. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên chiếc xe tăng này vẫn không có hệ thống nạp đạn tự động và vẫn cần tới 4 người để điều khiển trong đó có một trưởng xa, một pháo thủ, một lái xe và một nạp đạn viên. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại, Australia là một trong số ít quốc gia sử dụng loại xe tăng này của Mỹ. Các quốc gia khác cũng sử dụng Abrams ngoài Mỹ bao gồm Ai Cập, Iraq, Kuwait, Ả Rập Xê út và Ma-rốc. Nguồn ảnh: Sina.
Quân đội Mỹ hiện tại đang sử dụng tổng cộng khoảng hơn 8000 xe tăng Abrams bao gồm các phiên bản M1, M1A1 và M1A2. Trong đó Lục quân Mỹ hiện đang sở hữu tới gần 5000 chiếc M1A1, hơn 1500 chiếc M1A2 và M1A2 SEP (bản nâng cấp). Trong khi đó, Thuỷ quân Lục chiến Mỹ có 403 chiếc M1A1. Nguồn ảnh: Sina.
Do là loại phương tiện có trọng lượng quá lớn - có thể coi là lớn nhất trong các loại xe tăng chủ lực chiến trường hiện tại, việc sử dụng Abrams đòi hỏi có thiết bị chuyên biệt - nhất là trong trường hợp cứu hộ. Năm 2016 vừa rồi, quân đội Australia cũng đặt mua 6 xe cứu hộ xe tăng M88 dành riêng cho lực lượng M1A1 Abrams của mình. Nguồn ảnh: Sina.
Ra đời từ năm 1961, tới nay M88 vẫn được quân đội nhiều nước trên thế giới sử dụng do nó quá khoẻ. Cụ thể, hệ thống cẩu của chiếc thiết giáp cứu hộ này có thể nhấc bổng được 35 tấn trong khi đó hệ thống tời của nó có thể kéo được tối đa 140 tấn. Nguồn ảnh: Sina.
Đây cũng được coi là loại phương tiện cứu hộ xe tăng khoẻ nhất hiện nay, đơn giản là vì nó cứu hộ được loại xe tăng nặng bậc nhất thế giới - có nghĩa là nó sẽ cứu hộ được mọi loại xe tăng khác trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Phiên bản cải tiến giáp M1A2 SEP của Lục quân Mỹ.