Chengdu J-7 là loại chiến đấu cơ thế hệ thứ ba của Trung Quốc được sản xuất dựa trên sự chuyển giao công nghệ sản xuất MiG-21 từ Liên Xô trong giai đoạn đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Sina.Tổng cộng Trung Quốc đã sản xuất được tới hơn 2400 chiếc tiêm kích loại này. Tới nay, trong biên chế của Không quân Trung Quốc vẫn còn hoạt động hơn 300 chiếc J-7 mặc dù dây chuyền sản xuất đã bị ngừng từ năm 2013. Nguồn ảnh: Sina.Các chiến đấu cơ J-7 này đều được Trung Quốc sử dụng cho mục đích huấn luyện là chính thay vì sử dụng cho các mục đích trực chiến như trước kia. Nguồn ảnh: Sina.Đây được xem là một loại chiến đấu cơ cực kỳ phù hợp cho mục đích huấn luyện vì nó có giá thành khá rẻ, chi phí vận hành không cao nhưng vẫn có tốc độ siêu âm để đào tạo những kỹ năng quan trọng cho phi công tiêm kích. Nguồn ảnh: Sina.Về cơ bản, thông số kỹ thuật của MiG-21 và J-7 là khá tương đồng với chiều dài 14,885 mét, sải cánh tam giác rộng 8,32 mét cùng với diện tích mặt cánh là 24,88 mét vuông. Nguồn ảnh: Sina.Chengdu J-7 được trang bị một động cơ Liyang Wopen-13F - một trong số ít những loại động cơ máy bay phản lực mà Trung Quốc có thể chế tạo được một cách hoàn thiện. Nguồn ảnh: Sina.Với động cơ này, chiếc J-7 với trọng lượng rỗng 5,2 tấn có thể cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 9,1 tấn. Nguồn ảnh: Sina.J-7 cũng được trang bị tới 2 khẩu pháo 30mm loại Type 30-1 nhưng mỗi khẩu chỉ có 60 viên đạn. Nguồn ảnh: Sina.Với các nhiệm vụ huấn luyện tác chiến, J-7 còn có tới 5 giá treo ngoài bao gồm một giá treo dưới bụng và bốn giá treo vũ khí hai bên cánh giúp nó mang được nhiều loại tên lửa không đối không, không đối đất, bom hay pháo phản lực. Nguồn ảnh: Sina.Trong quá khứ, thậm chí không quân Mỹ đã từng sử dụng Chengdu J-7 trong biên chế của mình với mục đích nghiên cứu tính năng máy bay Liên Xô. Những chiếc J-7 này được Trung Quốc chuyển qua Mỹ theo chương trình Đánh giá Công nghệ Nước ngoài khi hai nước bình thường hoá quan hệ. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Chengdu J-7 - xương sống một thời của Không quân Trung Quốc.
Chengdu J-7 là loại chiến đấu cơ thế hệ thứ ba của Trung Quốc được sản xuất dựa trên sự chuyển giao công nghệ sản xuất MiG-21 từ Liên Xô trong giai đoạn đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Sina.
Tổng cộng Trung Quốc đã sản xuất được tới hơn 2400 chiếc tiêm kích loại này. Tới nay, trong biên chế của Không quân Trung Quốc vẫn còn hoạt động hơn 300 chiếc J-7 mặc dù dây chuyền sản xuất đã bị ngừng từ năm 2013. Nguồn ảnh: Sina.
Các chiến đấu cơ J-7 này đều được Trung Quốc sử dụng cho mục đích huấn luyện là chính thay vì sử dụng cho các mục đích trực chiến như trước kia. Nguồn ảnh: Sina.
Đây được xem là một loại chiến đấu cơ cực kỳ phù hợp cho mục đích huấn luyện vì nó có giá thành khá rẻ, chi phí vận hành không cao nhưng vẫn có tốc độ siêu âm để đào tạo những kỹ năng quan trọng cho phi công tiêm kích. Nguồn ảnh: Sina.
Về cơ bản, thông số kỹ thuật của MiG-21 và J-7 là khá tương đồng với chiều dài 14,885 mét, sải cánh tam giác rộng 8,32 mét cùng với diện tích mặt cánh là 24,88 mét vuông. Nguồn ảnh: Sina.
Chengdu J-7 được trang bị một động cơ Liyang Wopen-13F - một trong số ít những loại động cơ máy bay phản lực mà Trung Quốc có thể chế tạo được một cách hoàn thiện. Nguồn ảnh: Sina.
Với động cơ này, chiếc J-7 với trọng lượng rỗng 5,2 tấn có thể cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 9,1 tấn. Nguồn ảnh: Sina.
J-7 cũng được trang bị tới 2 khẩu pháo 30mm loại Type 30-1 nhưng mỗi khẩu chỉ có 60 viên đạn. Nguồn ảnh: Sina.
Với các nhiệm vụ huấn luyện tác chiến, J-7 còn có tới 5 giá treo ngoài bao gồm một giá treo dưới bụng và bốn giá treo vũ khí hai bên cánh giúp nó mang được nhiều loại tên lửa không đối không, không đối đất, bom hay pháo phản lực. Nguồn ảnh: Sina.
Trong quá khứ, thậm chí không quân Mỹ đã từng sử dụng Chengdu J-7 trong biên chế của mình với mục đích nghiên cứu tính năng máy bay Liên Xô. Những chiếc J-7 này được Trung Quốc chuyển qua Mỹ theo chương trình Đánh giá Công nghệ Nước ngoài khi hai nước bình thường hoá quan hệ. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Chengdu J-7 - xương sống một thời của Không quân Trung Quốc.