Theo tờ “Quan sát quân sự” của Mỹ, 1/7 số máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Không quân Mỹ là tiêm kích F-22 Raptor, đang được triển khai tới Căn cứ Liên hợp Elmendorf Richardson ở bang Alaska, cực bắc của Mỹ.Lý do cho việc triển khai tiêm kích chiến đấu F-22 đến Alaska, là do bang này nằm rất gần Nga, khiến các căn cứ quân sự trong khu vực, luôn là tiền đồn trong bất kỳ cuộc xung đột tiềm tàng nào giữa hai cường quốc Mỹ và Nga; đồng thời nơi đây cũng là căn cứ của Mỹ, có sự hỗ trợ tương đối ít từ khối NATO.Mặc dù F-22 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 rất tiên tiến và số lượng tương đối ít (chỉ có 187 chiếc được sản xuất), nhưng yêu cầu bảo dưỡng và chi phí sử dụng của loại máy bay này rất cao; điều này khiến Không quân Mỹ rất khó duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của F-22 trên 50% quân số.Trong trường hợp căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Nga, các hoạt động của Không quân Nga gần Alaska, dường như nhằm mục đích sử dụng máy bay quân sự chi phí tương đối thấp của họ, để tối đa hóa sức ép lên phi đội tiêm kích F-22. Điều này đã làm các quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại.Trung tướng Không quân Mỹ David Krum cho biết, các hoạt động không quân của Nga gần Alaska đã tăng lên đáng kể và số lượng máy bay quân sự Nga, tiến vào vùng nhận dạng phòng không Alaska, đã đạt mức cao nhất kể từ khi Liên Xô tan rã năm 1991. Krum nhấn mạnh rằng, việc Không quân Mỹ sử dụng F-22, để đánh chặn máy bay quân sự của Nga là rất tốn kém, và các hoạt động tuần tra của Không quân Nga, đã “gây áp lực lên quân đội của chúng tôi”.Báo cáo của Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ nêu rõ rằng, không chỉ Không quân Nga tiếp tục tăng cường hoạt động, mà các máy bay Nga có thể ở lại vùng nhận dạng phòng không trong vài giờ tại một thời điểm.Do Vùng nhận dạng phòng không Alaska là không phận quốc tế, nên máy bay Nga, có thể duy trì sự hiện diện liên tục trong khu vực này một cách hợp pháp; nhưng Mỹ cần phải đưa máy bay đánh chặn các máy bay quân sự Nga xâm phạm Vùng nhận dạng phòng không.Cái giá Mỹ phải trả, khi phải dựa vào F-22 để đánh chặn các máy bay quân sự Nga như vậy sẽ rất lớn. Ngược lại, chi phí sử dụng của các máy bay quân sự Nga như máy bay ném bom Tu-95 tương đối thấp và chúng rất lý tưởng cho các chuyến bay dài ngày trong vùng nhận dạng phòng không. Do những máy bay ném bom Tu-95 có thể mang theo một số lượng lớn tên lửa hành trình tầm xa, được trang bị đầu đạn hạt nhân, nên Mỹ không thể xem nhẹ mối đe dọa của chúng.Đối với F-22, vốn yêu cầu bảo dưỡng khá cao, nên chi phí để duy trì một chuyến bay dài như vậy trên không, cao hơn nhiều so với máy bay quân sự do Nga sản xuất; mặt khác làm hao mòn chất lượng máy bay.Tướng Glenn Van Herik, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ cho biết, so với trước đây, việc đánh chặn máy bay của Nga giờ đây sẽ phức tạp hơn; và sắp tới, Không quân Mỹ sẽ còn phải đối mặt với nhiều loại máy bay quân sự của Nga. Những máy bay này, thường sẽ hoạt động trong vùng nhận dạng lâu hơn nữa.Vào năm 2020, Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ đã đáp trả các hoạt động quân sự của Nga, ngoài khơi Alaska nhiều hơn bất kỳ thời gian nào, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Các hoạt động quân sự của Nga bao gồm đưa nhiều máy bay ném bom, chống ngầm và trinh sát điện tử, hành trình quanh Alaska.Những hành động quân sự trên, không chỉ cho thấy tầm ảnh hưởng quân sự của Nga, mà còn cho thấy cách họ thực hiện các cuộc tấn công tiềm năng vào lãnh thổ Mỹ. Đồng thời Hải quân Nga đã tổ chức các cuộc tập trận hàng hải, để bảo vệ các tuyến đường biển ở khu vực Bắc Cực và Thái Bình Dương.Mỹ đã từng triển khai máy bay chiến đấu F-35 tới Alaska vào năm 2020. Do kích thước của F-35 nhỏ hơn và chi phí bảo dưỡng thấp hơn F-22. Tuy nhiên, F-35 vẫn còn lâu mới có thể hoàn thiện năng lực chiến đấu.F-15EX, máy bay chiến đấu hạng nặng mới nhất của Mỹ, dự kiến sẽ được trang bị tên lửa không đối không tầm xa mới, được thiết kế đặc biệt để tấn công máy bay ném bom và các máy bay cỡ lớn khác. Có thể sắp tới Không quân Mỹ sẽ triển khai loại máy bay này đến Alaska để thay thế F-22. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh sức mạnh của tiêm kích Su-35 - máy bay chiến đấu thế hệ 4++ được quảng cáo là "sát thủ tiêm kích thế hệ 5". Nguồn: Armies.
Theo tờ “Quan sát quân sự” của Mỹ, 1/7 số máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Không quân Mỹ là tiêm kích F-22 Raptor, đang được triển khai tới Căn cứ Liên hợp Elmendorf Richardson ở bang Alaska, cực bắc của Mỹ.
Lý do cho việc triển khai tiêm kích chiến đấu F-22 đến Alaska, là do bang này nằm rất gần Nga, khiến các căn cứ quân sự trong khu vực, luôn là tiền đồn trong bất kỳ cuộc xung đột tiềm tàng nào giữa hai cường quốc Mỹ và Nga; đồng thời nơi đây cũng là căn cứ của Mỹ, có sự hỗ trợ tương đối ít từ khối NATO.
Mặc dù F-22 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 rất tiên tiến và số lượng tương đối ít (chỉ có 187 chiếc được sản xuất), nhưng yêu cầu bảo dưỡng và chi phí sử dụng của loại máy bay này rất cao; điều này khiến Không quân Mỹ rất khó duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của F-22 trên 50% quân số.
Trong trường hợp căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Nga, các hoạt động của Không quân Nga gần Alaska, dường như nhằm mục đích sử dụng máy bay quân sự chi phí tương đối thấp của họ, để tối đa hóa sức ép lên phi đội tiêm kích F-22. Điều này đã làm các quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại.
Trung tướng Không quân Mỹ David Krum cho biết, các hoạt động không quân của Nga gần Alaska đã tăng lên đáng kể và số lượng máy bay quân sự Nga, tiến vào vùng nhận dạng phòng không Alaska, đã đạt mức cao nhất kể từ khi Liên Xô tan rã năm 1991.
Krum nhấn mạnh rằng, việc Không quân Mỹ sử dụng F-22, để đánh chặn máy bay quân sự của Nga là rất tốn kém, và các hoạt động tuần tra của Không quân Nga, đã “gây áp lực lên quân đội của chúng tôi”.
Báo cáo của Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ nêu rõ rằng, không chỉ Không quân Nga tiếp tục tăng cường hoạt động, mà các máy bay Nga có thể ở lại vùng nhận dạng phòng không trong vài giờ tại một thời điểm.
Do Vùng nhận dạng phòng không Alaska là không phận quốc tế, nên máy bay Nga, có thể duy trì sự hiện diện liên tục trong khu vực này một cách hợp pháp; nhưng Mỹ cần phải đưa máy bay đánh chặn các máy bay quân sự Nga xâm phạm Vùng nhận dạng phòng không.
Cái giá Mỹ phải trả, khi phải dựa vào F-22 để đánh chặn các máy bay quân sự Nga như vậy sẽ rất lớn. Ngược lại, chi phí sử dụng của các máy bay quân sự Nga như máy bay ném bom Tu-95 tương đối thấp và chúng rất lý tưởng cho các chuyến bay dài ngày trong vùng nhận dạng phòng không.
Do những máy bay ném bom Tu-95 có thể mang theo một số lượng lớn tên lửa hành trình tầm xa, được trang bị đầu đạn hạt nhân, nên Mỹ không thể xem nhẹ mối đe dọa của chúng.
Đối với F-22, vốn yêu cầu bảo dưỡng khá cao, nên chi phí để duy trì một chuyến bay dài như vậy trên không, cao hơn nhiều so với máy bay quân sự do Nga sản xuất; mặt khác làm hao mòn chất lượng máy bay.
Tướng Glenn Van Herik, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ cho biết, so với trước đây, việc đánh chặn máy bay của Nga giờ đây sẽ phức tạp hơn; và sắp tới, Không quân Mỹ sẽ còn phải đối mặt với nhiều loại máy bay quân sự của Nga. Những máy bay này, thường sẽ hoạt động trong vùng nhận dạng lâu hơn nữa.
Vào năm 2020, Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ đã đáp trả các hoạt động quân sự của Nga, ngoài khơi Alaska nhiều hơn bất kỳ thời gian nào, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Các hoạt động quân sự của Nga bao gồm đưa nhiều máy bay ném bom, chống ngầm và trinh sát điện tử, hành trình quanh Alaska.
Những hành động quân sự trên, không chỉ cho thấy tầm ảnh hưởng quân sự của Nga, mà còn cho thấy cách họ thực hiện các cuộc tấn công tiềm năng vào lãnh thổ Mỹ. Đồng thời Hải quân Nga đã tổ chức các cuộc tập trận hàng hải, để bảo vệ các tuyến đường biển ở khu vực Bắc Cực và Thái Bình Dương.
Mỹ đã từng triển khai máy bay chiến đấu F-35 tới Alaska vào năm 2020. Do kích thước của F-35 nhỏ hơn và chi phí bảo dưỡng thấp hơn F-22. Tuy nhiên, F-35 vẫn còn lâu mới có thể hoàn thiện năng lực chiến đấu.
F-15EX, máy bay chiến đấu hạng nặng mới nhất của Mỹ, dự kiến sẽ được trang bị tên lửa không đối không tầm xa mới, được thiết kế đặc biệt để tấn công máy bay ném bom và các máy bay cỡ lớn khác. Có thể sắp tới Không quân Mỹ sẽ triển khai loại máy bay này đến Alaska để thay thế F-22. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh sức mạnh của tiêm kích Su-35 - máy bay chiến đấu thế hệ 4++ được quảng cáo là "sát thủ tiêm kích thế hệ 5". Nguồn: Armies.