Cuộc xung đột với Ukraine đã bộc lộ những thiếu sót trong phạm vi bảo vệ phòng không của lực lượng phòng không Nga trong chiến đấu; làm các lực lượng chiến đấu mặt đất của Nga dễ bị tấn công từ trên không; nhất là trong giai đoạn đầu cuộc xung đột.Tuy nhiên, trái với một số ý kiến “đáng ngờ” rằng, công nghệ phòng không của Nga là “kém cỏi”, lực lượng phòng không Nga nhanh chóng “rút kinh nghiệm” và tìm ra cách đối phó loại UAV đình đám như TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ; được người Ukraine hy vọng là “vũ khí thay đổi” cục diện cuộc chiến.Trong tuần đầu của cuộc xung đột tại Ukraine, thế giới đã chứng kiến hàng đoàn phương tiện quân sự khổng lồ của Nga, di chuyển theo những trục đường một chiều của Ukraine để xuôi về hướng Tây. Những đoàn xe bọc thép có lúc kéo dài hàng kilomets, với đủ mọi phương tiện và bị kẹt trong những vụ tắc đường khổng lồ. Nhiều phương tiện đi phía sau đoàn xe là những hệ thống phòng không được thiết kế để cung cấp một chiếc ô phòng không, bảo vệ các phương tiện bọc thép dễ bị tấn công từ các cuộc tấn công từ trên không.Tuy nhiên khi các đoàn quân xa bị kẹt trên đường và các hệ thống phòng không bảo vệ đoàn xe không sẵn sàng chiến đấu, bởi bị “kẹt xe lâu” ở trên đường và nhiều nguyên nhân khác; dẫn đến Ukraine tuyên bố tấn công thành công các đoàn xe bọc thép này, từ loại UAV và “khét tiếng nhất” là UAV TB2.Các video được phía Ukraine công bố và lan truyền trên các mạng xã hội cho thấy một cuộc tàn sát các phương tiện của quân Nga với hàng loạt xe tải hậu cần, xe bọc thép chở quân và xe tăng chiến đấu chủ lực bị phá hủy bằng tên lửa đơn giản, được phóng từ máy bay không người lái TB2.Các UAV TB-2 thực hiện nhiệm vụ theo đúng “kịch bản lý tưởng” của nhà sản xuất, đó là tiêu diệt các đoàn xe, mặc dù có lớp giáp bảo vệ nhưng không có phương tiện phòng không hộ tống.Các đoàn xe “lộ thiên” của Quân đội Nga khi đó không có sự bảo vệ bởi phòng không cũng giống như ở chiến trường Nagorno-Karabakh, đã bị trúng những quả đạn xuyên thủng lớp áo giáp mỏng của xe bọc thép và xe tăng mà không hề có vũ khí nào đánh trả.Đáng xấu hổ hơn nữa là những đoạn video cuối cùng về UAV TB2 tấn công và phá hủy các khí tài phòng không của Nga, điều này chắc chắn đã làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín một thời của công nghệ phòng không Nga.Trong số những nạn nhân của UAV TB-2 có hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2 nổi danh hồi tháng Ba. Nhưng cần phải nhắc lại rằng, trong tất cả các trường hợp khi các hệ thống phòng không của Nga bị UAV TB-2 tấn công, không một trường hợp nào các hệ thống này hoạt động. Các hệ thống phòng không bị UAV TB-2 của Ukraine phá hủy thường ở trong trạng thái “tắt máy nghỉ việc”, hoặc khi chúng đang được chuyển đến vị trí mới; hoặc trong một số trường hợp, khi các đơn vị phòng không của Nga đang “nghỉ ngơi” và không trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Xét cho cùng, các hệ thống này đều là cơ khí và cần thời gian nghỉ ngơi để sửa chữa và bảo dưỡng. Chúng không thể sử dụng liên tục 24/7; các kíp chiến đấu cũng đang được luân chuyển để nghỉ ngơi và nhà sản xuất cũng khuyến cáo hệ thống cũng có thời gian nghỉ sau vài giờ hoạt động liên tục. Đó cũng là cơ hội để những chiếc UAV TB2 của Ukraine đã ghi được những chiến công đáng kể. Kiểu tấn công theo lối du kích từ trên không của Ukraine, cũng khiến các chỉ huy của Nga vất vả đối phó, khi các cuộc tấn công diễn ra không theo bất cứ quy luật gì. Người Nga cũng có ý định sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử rất mạnh của họ để chế áp UAV TB-2. Tuy nhiên có thông tin cho rằng, các hệ thống tác chiến điện tử của Nga, cũng đã được sử dụng trong tuần đầu tiên của cuộc chiến. Nhưng do các phương tiện chế áp điện từ của “quân ta” quá mạnh, khiến các hệ thống điện tử của chính các lực lượng vũ trang Nga cũng bị gây nhiễu; đó là lý do các hệ thống tác chiến điện tử đã được lệnh ngừng hoạt động, hoặc chỉ được phép hoạt động trong một vài khu vực nhất định. Đây cũng chính là lỗ hổng của phòng không Nga, và là điều kiện cho phép UAV TB-2 của Ukraine có cơ hội hoàn hảo để tàn phá các phòng tuyến của Nga và tiếp tục cho đến ngày nay, khi các lỗ hổng trên ô phòng không của Nga vẫn chưa bịt được. Tuy nhiên chỉ sau tháng đầu tiên xảy ra chiến sự, đã không thấy cảnh quay UAV TB-2 nào tấn công mục tiêu của quân Nga; điều này cho thấy việc ngừng hoạt động của UAV TB2. Như vậy chứng tỏ chiếc ô phòng không của Nga đã làm giảm số lượng UAV TB2. Việc sử dụng UAV TB2 giờ đây của Ukraine chỉ còn là những cơ hội nhỏ, khi các lỗ hổng trong phòng không Nga được Ukraine phát hiện ra, hoặc sử dụng cho nhiệm vụ tự sát hoàn toàn vào các mục tiêu có giá trị cao theo kiểu “5 ăn 5 thua”.Cần nhắc lại rằng, trong hai tuần đầu tiên của cuộc chiến, các cuộc tấn công bằng UAV TB-2 được xác nhận là khoảng một chục cuộc; nhưng vào cuối tháng đầu tiên, những cuộc tấn công đó đã giảm xuống gần bằng không. Nhìn chung, một khi hệ thống phòng không của Nga đã được “chấn chỉnh” và đảm nhận các vị trí có khả năng phủ sóng rộng rãi, không phận Ukraine sẽ bị đóng cửa đối với các hệ thống như UAV TB2. Như vậy bằng chứng cho thấy thực tế là người Ukraine biết rằng, UAV TB2 không còn hữu dụng nữa với một “chiến trường đã vào guồng”. Bất chấp những thành công ban đầu, bây giờ UAV TB-2 được sử dụng rất hạn chế trong một chiến trường có nhiều hệ thống phòng không như ở chiến trường Ukraine hiện nay.
Cuộc xung đột với Ukraine đã bộc lộ những thiếu sót trong phạm vi bảo vệ phòng không của lực lượng phòng không Nga trong chiến đấu; làm các lực lượng chiến đấu mặt đất của Nga dễ bị tấn công từ trên không; nhất là trong giai đoạn đầu cuộc xung đột.
Tuy nhiên, trái với một số ý kiến “đáng ngờ” rằng, công nghệ phòng không của Nga là “kém cỏi”, lực lượng phòng không Nga nhanh chóng “rút kinh nghiệm” và tìm ra cách đối phó loại UAV đình đám như TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ; được người Ukraine hy vọng là “vũ khí thay đổi” cục diện cuộc chiến.
Trong tuần đầu của cuộc xung đột tại Ukraine, thế giới đã chứng kiến hàng đoàn phương tiện quân sự khổng lồ của Nga, di chuyển theo những trục đường một chiều của Ukraine để xuôi về hướng Tây. Những đoàn xe bọc thép có lúc kéo dài hàng kilomets, với đủ mọi phương tiện và bị kẹt trong những vụ tắc đường khổng lồ.
Nhiều phương tiện đi phía sau đoàn xe là những hệ thống phòng không được thiết kế để cung cấp một chiếc ô phòng không, bảo vệ các phương tiện bọc thép dễ bị tấn công từ các cuộc tấn công từ trên không.
Tuy nhiên khi các đoàn quân xa bị kẹt trên đường và các hệ thống phòng không bảo vệ đoàn xe không sẵn sàng chiến đấu, bởi bị “kẹt xe lâu” ở trên đường và nhiều nguyên nhân khác; dẫn đến Ukraine tuyên bố tấn công thành công các đoàn xe bọc thép này, từ loại UAV và “khét tiếng nhất” là UAV TB2.
Các video được phía Ukraine công bố và lan truyền trên các mạng xã hội cho thấy một cuộc tàn sát các phương tiện của quân Nga với hàng loạt xe tải hậu cần, xe bọc thép chở quân và xe tăng chiến đấu chủ lực bị phá hủy bằng tên lửa đơn giản, được phóng từ máy bay không người lái TB2.
Các UAV TB-2 thực hiện nhiệm vụ theo đúng “kịch bản lý tưởng” của nhà sản xuất, đó là tiêu diệt các đoàn xe, mặc dù có lớp giáp bảo vệ nhưng không có phương tiện phòng không hộ tống.
Các đoàn xe “lộ thiên” của Quân đội Nga khi đó không có sự bảo vệ bởi phòng không cũng giống như ở chiến trường Nagorno-Karabakh, đã bị trúng những quả đạn xuyên thủng lớp áo giáp mỏng của xe bọc thép và xe tăng mà không hề có vũ khí nào đánh trả.
Đáng xấu hổ hơn nữa là những đoạn video cuối cùng về UAV TB2 tấn công và phá hủy các khí tài phòng không của Nga, điều này chắc chắn đã làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín một thời của công nghệ phòng không Nga.
Trong số những nạn nhân của UAV TB-2 có hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2 nổi danh hồi tháng Ba. Nhưng cần phải nhắc lại rằng, trong tất cả các trường hợp khi các hệ thống phòng không của Nga bị UAV TB-2 tấn công, không một trường hợp nào các hệ thống này hoạt động.
Các hệ thống phòng không bị UAV TB-2 của Ukraine phá hủy thường ở trong trạng thái “tắt máy nghỉ việc”, hoặc khi chúng đang được chuyển đến vị trí mới; hoặc trong một số trường hợp, khi các đơn vị phòng không của Nga đang “nghỉ ngơi” và không trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Xét cho cùng, các hệ thống này đều là cơ khí và cần thời gian nghỉ ngơi để sửa chữa và bảo dưỡng. Chúng không thể sử dụng liên tục 24/7; các kíp chiến đấu cũng đang được luân chuyển để nghỉ ngơi và nhà sản xuất cũng khuyến cáo hệ thống cũng có thời gian nghỉ sau vài giờ hoạt động liên tục.
Đó cũng là cơ hội để những chiếc UAV TB2 của Ukraine đã ghi được những chiến công đáng kể. Kiểu tấn công theo lối du kích từ trên không của Ukraine, cũng khiến các chỉ huy của Nga vất vả đối phó, khi các cuộc tấn công diễn ra không theo bất cứ quy luật gì.
Người Nga cũng có ý định sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử rất mạnh của họ để chế áp UAV TB-2. Tuy nhiên có thông tin cho rằng, các hệ thống tác chiến điện tử của Nga, cũng đã được sử dụng trong tuần đầu tiên của cuộc chiến.
Nhưng do các phương tiện chế áp điện từ của “quân ta” quá mạnh, khiến các hệ thống điện tử của chính các lực lượng vũ trang Nga cũng bị gây nhiễu; đó là lý do các hệ thống tác chiến điện tử đã được lệnh ngừng hoạt động, hoặc chỉ được phép hoạt động trong một vài khu vực nhất định.
Đây cũng chính là lỗ hổng của phòng không Nga, và là điều kiện cho phép UAV TB-2 của Ukraine có cơ hội hoàn hảo để tàn phá các phòng tuyến của Nga và tiếp tục cho đến ngày nay, khi các lỗ hổng trên ô phòng không của Nga vẫn chưa bịt được.
Tuy nhiên chỉ sau tháng đầu tiên xảy ra chiến sự, đã không thấy cảnh quay UAV TB-2 nào tấn công mục tiêu của quân Nga; điều này cho thấy việc ngừng hoạt động của UAV TB2. Như vậy chứng tỏ chiếc ô phòng không của Nga đã làm giảm số lượng UAV TB2.
Việc sử dụng UAV TB2 giờ đây của Ukraine chỉ còn là những cơ hội nhỏ, khi các lỗ hổng trong phòng không Nga được Ukraine phát hiện ra, hoặc sử dụng cho nhiệm vụ tự sát hoàn toàn vào các mục tiêu có giá trị cao theo kiểu “5 ăn 5 thua”.
Cần nhắc lại rằng, trong hai tuần đầu tiên của cuộc chiến, các cuộc tấn công bằng UAV TB-2 được xác nhận là khoảng một chục cuộc; nhưng vào cuối tháng đầu tiên, những cuộc tấn công đó đã giảm xuống gần bằng không.
Nhìn chung, một khi hệ thống phòng không của Nga đã được “chấn chỉnh” và đảm nhận các vị trí có khả năng phủ sóng rộng rãi, không phận Ukraine sẽ bị đóng cửa đối với các hệ thống như UAV TB2.
Như vậy bằng chứng cho thấy thực tế là người Ukraine biết rằng, UAV TB2 không còn hữu dụng nữa với một “chiến trường đã vào guồng”. Bất chấp những thành công ban đầu, bây giờ UAV TB-2 được sử dụng rất hạn chế trong một chiến trường có nhiều hệ thống phòng không như ở chiến trường Ukraine hiện nay.