Sự mờ nhạt của hệ thống phòng không Patriot và S-400 trong quá trình thực chiến đã thu hút sự quan tâm lớn từ các chuyên quân sự quốc tế.Hệ thống Patriot trước đây đã được sử dụng thành công trong Chiến tranh vùng Vịnh, còn được gọi là Chiến dịch Bão táp sa mạc, năm 1991 để chống lại tên lửa Scud do Iraq phóng đi.Tuy nhiên một báo cáo của Lầu Năm Góc công bố khoảng 10 năm trước tiết lộ rằng tỷ lệ đánh chặn thành công của Patriot chỉ đạt 10%.Do hiệu suất kém, Mỹ phải cấp tốc cải tiến và nâng cấp hệ thống này.Không chịu thua kém, Nga đã phát triển hàng loạt hệ thống phòng không kiêm phòng thủ tên lửa của riêng mình, bao gồm S-300 Favorit, S-400 Triumf và S-500 Prometheus. Hệ thống S-400 gây chú ý vì hai lý do quan trọng. Đầu tiên, việc Thổ Nhĩ Kỳ mua Triumf đã khiến quan hệ Washington - Ankara đi xuống đáng kể. Đáp lại, Mỹ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35.Tuy nhiên điều thú vị cần lưu ý là căn cứ của không quân của NATO tại Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục hoạt động. Trong cùng khoảng thời gian đó, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận khổng lồ với Nga, trị giá 5 tỷ USD, để mua 5 trung đoàn S-400.Có rất nhiều tuyên bố từ các nhà sản xuất của cả hai hệ thống phòng thủ, tuy nhiên câu chuyện trên chiến trường lại vẽ ra một thực tế hoàn toàn khác. Ban đầu, hệ thống Patriot của Ukraine tỏ ra hiệu quả trong việc ngăn chặn máy bay tấn công và trực thăng của Nga.Tuy nhiên, khi các thiết bị gây nhiễu được Quân đội Nga triển khai và phát huy tác dụng, hiệu quả của hệ thống phòng không Patriot đã giảm sút rõ rệt.Tương tự, hiệu quả thực sự của S-400 trong việc tấn công một số mục tiêu nhất định, chẳng hạn như máy bay và tên lửa đất đối đất, trong bán kính 400 km vẫn chưa được xác minh. Bằng chứng cụ thể về "sự thành công" của Triumf vẫn được người Nga giữ bí mật.Nhìn chung, hiệu suất thực tế của cả hai hệ thống phòng thủ tên lửa đều thấp hơn đáng kể so với quảng cáo.Tuy nhiên nếu chúng ta dựa vào thông tin từ các nguồn công khai, hệ thống Patriot thực sự có thể hoạt động tốt hơn S-400, trong điều kiện tương tự và mục tiêu giống hệt nhau.Báo chí đã đề cập đến số lượng tên lửa Kinzhal siêu thanh bị Ukraine bắn hạ một cách ấn tượng, đây là yếu tố rất đáng quan tâm nếu thực sự thông tin mà Kyiv đưa ra được xác thực.Cả hai hệ thống phòng thủ đều có vẻ dễ bị gây nhiễu. Ukraine đã thông báo các cuộc tập kích thành công vào hệ thống S-400 bằng tên lửa Neptune của họ. S-400 dẫn đầu về tính cơ động và tốc độ triển khai khi so sánh với Patriot.S-400 nổi bật nhờ khả năng xử lý nhiều mục tiêu ở các cự ly khác nhau một lúc.Mặc dù hệ thống S-400 về lý thuyết có thể phát hiện mục tiêu bay thấp, nhưng radar thực chất không nhận ra tên lửa Neptune đang lao tới, điều này gây ra thiệt hại đáng kể cho phương tiện phóng của S-400.Điều quan trọng cần lưu ý là S-400 chủ yếu sử dụng dòng tên lửa 48N6, cho phép đánh chặn các mục tiêu trên không ở cự ly lên tới 250 km và phá hủy tên lửa đạn đạo trong bán kính 60 km, nhờ được trang bị đầu đạn nổ phân mảnh nặng 143 kg.Khả năng vô hiệu hóa tên lửa hành trình bay thấp của S-400 vẫn chưa được xác nhận vì cho đến nay chưa hệ thống phòng thủ tên lửa nào chứng tỏ được khả năng này. Ngoài ra, mức độ nhạy cảm của S-400 trước các biện pháp đối phó điện tử vẫn chưa được biết rõ.Dữ liệu công khai cho thấy hệ thống Patriot đã đánh bại nhiều cuộc tấn công hơn S-400. Tuy nhiên đây có thể không phải là dấu hiệu cho thấy hiệu suất vượt trội so với S-400, mà thay vào đó là kết quả của nhiều cuộc giao chiến hơn.Nhìn chung, cả hai hệ thống đều không đạt được khả năng hoạt động cụ thể và tỏ ra không đủ tin cậy trong việc vô hiệu hóa một cuộc tấn công ồ ạt đồng thời bằng tên lửa và rocket có dẫn đường hoặc không dẫn đường.Một thông báo từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Wasington cho thấy cả hai hệ thống đều có những điểm tương đồng về “bộ nhiệm vụ và khả năng”.Tuy nhiên điểm yếu rõ ràng của S-400 trước Patriot đó là nó chưa có công nghệ "va chạm động năng", cho thấy độ chính xác và khả năng dẫn đường kém hơn rất nhiều, điều này cũng giải thích vì sao Patriot có giá thành đắt hơn hẳn.
Sự mờ nhạt của hệ thống phòng không Patriot và S-400 trong quá trình thực chiến đã thu hút sự quan tâm lớn từ các chuyên quân sự quốc tế.
Hệ thống Patriot trước đây đã được sử dụng thành công trong Chiến tranh vùng Vịnh, còn được gọi là Chiến dịch Bão táp sa mạc, năm 1991 để chống lại tên lửa Scud do Iraq phóng đi.
Tuy nhiên một báo cáo của Lầu Năm Góc công bố khoảng 10 năm trước tiết lộ rằng tỷ lệ đánh chặn thành công của Patriot chỉ đạt 10%.Do hiệu suất kém, Mỹ phải cấp tốc cải tiến và nâng cấp hệ thống này.
Không chịu thua kém, Nga đã phát triển hàng loạt hệ thống phòng không kiêm phòng thủ tên lửa của riêng mình, bao gồm S-300 Favorit, S-400 Triumf và S-500 Prometheus.
Hệ thống S-400 gây chú ý vì hai lý do quan trọng. Đầu tiên, việc Thổ Nhĩ Kỳ mua Triumf đã khiến quan hệ Washington - Ankara đi xuống đáng kể. Đáp lại, Mỹ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35.
Tuy nhiên điều thú vị cần lưu ý là căn cứ của không quân của NATO tại Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục hoạt động. Trong cùng khoảng thời gian đó, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận khổng lồ với Nga, trị giá 5 tỷ USD, để mua 5 trung đoàn S-400.
Có rất nhiều tuyên bố từ các nhà sản xuất của cả hai hệ thống phòng thủ, tuy nhiên câu chuyện trên chiến trường lại vẽ ra một thực tế hoàn toàn khác. Ban đầu, hệ thống Patriot của Ukraine tỏ ra hiệu quả trong việc ngăn chặn máy bay tấn công và trực thăng của Nga.
Tuy nhiên, khi các thiết bị gây nhiễu được Quân đội Nga triển khai và phát huy tác dụng, hiệu quả của hệ thống phòng không Patriot đã giảm sút rõ rệt.
Tương tự, hiệu quả thực sự của S-400 trong việc tấn công một số mục tiêu nhất định, chẳng hạn như máy bay và tên lửa đất đối đất, trong bán kính 400 km vẫn chưa được xác minh. Bằng chứng cụ thể về "sự thành công" của Triumf vẫn được người Nga giữ bí mật.
Nhìn chung, hiệu suất thực tế của cả hai hệ thống phòng thủ tên lửa đều thấp hơn đáng kể so với quảng cáo.
Tuy nhiên nếu chúng ta dựa vào thông tin từ các nguồn công khai, hệ thống Patriot thực sự có thể hoạt động tốt hơn S-400, trong điều kiện tương tự và mục tiêu giống hệt nhau.
Báo chí đã đề cập đến số lượng tên lửa Kinzhal siêu thanh bị Ukraine bắn hạ một cách ấn tượng, đây là yếu tố rất đáng quan tâm nếu thực sự thông tin mà Kyiv đưa ra được xác thực.
Cả hai hệ thống phòng thủ đều có vẻ dễ bị gây nhiễu. Ukraine đã thông báo các cuộc tập kích thành công vào hệ thống S-400 bằng tên lửa Neptune của họ. S-400 dẫn đầu về tính cơ động và tốc độ triển khai khi so sánh với Patriot.
S-400 nổi bật nhờ khả năng xử lý nhiều mục tiêu ở các cự ly khác nhau một lúc.
Mặc dù hệ thống S-400 về lý thuyết có thể phát hiện mục tiêu bay thấp, nhưng radar thực chất không nhận ra tên lửa Neptune đang lao tới, điều này gây ra thiệt hại đáng kể cho phương tiện phóng của S-400.
Điều quan trọng cần lưu ý là S-400 chủ yếu sử dụng dòng tên lửa 48N6, cho phép đánh chặn các mục tiêu trên không ở cự ly lên tới 250 km và phá hủy tên lửa đạn đạo trong bán kính 60 km, nhờ được trang bị đầu đạn nổ phân mảnh nặng 143 kg.
Khả năng vô hiệu hóa tên lửa hành trình bay thấp của S-400 vẫn chưa được xác nhận vì cho đến nay chưa hệ thống phòng thủ tên lửa nào chứng tỏ được khả năng này. Ngoài ra, mức độ nhạy cảm của S-400 trước các biện pháp đối phó điện tử vẫn chưa được biết rõ.
Dữ liệu công khai cho thấy hệ thống Patriot đã đánh bại nhiều cuộc tấn công hơn S-400. Tuy nhiên đây có thể không phải là dấu hiệu cho thấy hiệu suất vượt trội so với S-400, mà thay vào đó là kết quả của nhiều cuộc giao chiến hơn.
Nhìn chung, cả hai hệ thống đều không đạt được khả năng hoạt động cụ thể và tỏ ra không đủ tin cậy trong việc vô hiệu hóa một cuộc tấn công ồ ạt đồng thời bằng tên lửa và rocket có dẫn đường hoặc không dẫn đường.
Một thông báo từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Wasington cho thấy cả hai hệ thống đều có những điểm tương đồng về “bộ nhiệm vụ và khả năng”.
Tuy nhiên điểm yếu rõ ràng của S-400 trước Patriot đó là nó chưa có công nghệ "va chạm động năng", cho thấy độ chính xác và khả năng dẫn đường kém hơn rất nhiều, điều này cũng giải thích vì sao Patriot có giá thành đắt hơn hẳn.