Tờ The New York Times của Mỹ ngày 25/9 dẫn lời Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết, “Tin vui từ Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov, đó là xe tăng Abrams đã có mặt tại Ukraine và đang chuẩn bị tăng viện cho các lữ đoàn của chúng ta".Nhưng việc Ukraine nhận số xe tăng M1A1 Abrams cũng chưa phải là điều quá mừng; thứ nhất, số 31 chiếc M1A1 Abrams mà Mỹ hứa viện trợ cho Ukraine, chỉ đủ trang bị cho 1 tiểu đoàn tăng của một lữ đoàn bộ binh cơ giới. Đây không phải là số lượng quá lớn, nên không đủ tạo thành sự khác biệt.Thứ hai là những cơn mưa mùa thu của Ukraine sẽ biến mặt đất thành bùn nhão, còn được gọi là “đất đen” Ukraine; đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cuộc tấn công mùa xuân của Ukraine chuyển sang mùa hè.Khi những cơn mưa mùa thu đổ xuống, các phương tiện chiến đấu sẽ bị cản trở trong quá trình di chuyển. Và Ukraine đang ở thế bất lợi, đó là quân của họ sẽ phải tấn công, tức là di chuyển trong khi quân Nga sẽ phòng thủ, tức là họ sẽ chiếm các vị trí phòng ngự.Hãy nhìn vào những xe tăng hiện đại nhất của phương Tây có mặt ở Ukraine trước Abram; người Nga đã phá hủy xe tăng Challenger 2 đầu tiên do Anh cung cấp cho Ukraine. Trên thực tế, quân đội Nga đã trở thành quân đội đầu tiên trong lịch sử, tiêu diệt xe tăng Challenger 2 của Anh.Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến uy tín vũ khí xuất khẩu của Anh. Cho đến nay, Challenger 2 vẫn được biết đến nhờ điều này. Các nguồn tin của Nga thậm chí còn cho rằng, chiếc Challenger 2 thứ hai đã bị tên lửa chống tăng Kornet của thế kỷ trước phá hủy. Các chuyên gia suy đoán rằng, việc xe tăng Challenger 2 của Ukraine bị phá hủy là nguyên nhân khiến Mỹ tăng thời gian huấn luyện kíp xe tăng Abram của Ukraine. Nhưng bùn lầy của Ukraine cũng là “kẻ thù” đáng sợ đối với xe tăng M1 Abrams?Xe tăng M1 Abrams được thiết kế để hoạt động trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, kể cả địa hình mưa và bùn lầy. Mặc dù mưa lớn và bùn ở Ukraine có thể gây ra một số thách thức, nhưng chúng khó có thể ngăn cản hoàn toàn việc di chuyển của xe tăng. Xe tăng M1 Abrams được trang bị động cơ tua-bin khí rất khỏe và hệ thống treo tiên tiến, cho phép chúng di chuyển qua các địa hình phức tạp. Tuy nhiên, bùn lầy có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của M1 Abrams ở một mức độ nào đó.Bùn có thể làm giảm lực kéo và gây khó khăn cho xe tăng cơ động nhanh; bùn cũng có thể làm tăng nguy cơ xe bị sa lầy, đòi hỏi công sức để cứu kéo. Do đó, M1 Abrams vẫn có thể hoạt động trong những điều kiện như vậy, nhưng hiệu suất chiến đấu của chúng có thể bị ảnh hưởng phần nào.Để giảm thiểu ảnh hưởng của mưa và bùn, xe tăng M1 Abrams được trang bị những tính năng giúp cải thiện khả năng cơ động. Xe tăng có xích rộng, giúp dàn đều trọng lượng trên diện tích trên bề mặt đất lớn hơn, giảm khả năng chìm xuống nền đất mềm.Ngoài ra, M1 Abrams có gầm xe tương đối cao, nên có thể vượt qua địa hình lầy lội mà ít bị sa lầy. M1 Abrams cũng có hệ thống tự làm sạch xích xe, giúp ngăn chặn bùn tích tụ vào xích và bánh xe, giúp duy trì lực kéo. Những đặc điểm thiết kế này giúp M1 Abrams tiếp tục di chuyển ngay cả trong điều kiện thời tiết khó khăn, mặc dù tốc độ và sự cơ động của chúng có thể bị giảm; nhưng đây sẽ là “vấn đề chết người” đối với các kíp xe M1 Abrams của Ukraine, khi có thể biến M1 Abrams thành mục tiêu dễ dàng của các loại hỏa lực chống tăng của Nga. Tác động của mưa và bùn đến hiệu suất chiến đấu của xe tăng Abrams M1 không chỉ dừng lại ở khả năng cơ động. M1 Abrams dựa vào hệ thống dẫn đường và cảm biến tiên tiến để phát hiện và tấn công chính xác mục tiêu. Tình trạng mưa lớn và lầy lội có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ thống này. Mưa có thể ảnh hưởng đến quang học và cảm biến, làm giảm tầm nhìn và có khả năng ảnh hưởng đến việc quan sát phát hiện mục tiêu. Bùn bắn tung tóe bên ngoài xe tăng, cũng có thể bắn vào kính ngắm, khiến cản trở tầm nhìn và khiến kíp xe khó phát hiện và đối phó với các mối đe dọa hơn.Dù M1 Abrams vẫn có thể hoạt động trong những điều kiện như vậy, nhưng khả năng tấn công hiệu quả mục tiêu và khả năng quan sát của xe bị giảm. Ngoài ra, việc bảo dưỡng và hậu cần có thể khó khăn hơn trong điều kiện bùn lầy, khi bùn có thể bị cuốn vào các bộ phận của động cơ, xích xe, bánh xe; nên cần phải vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên hơn. Điều nguy hiểm là khi cơ động trên chiến trường, bùn lầy làm giảm khả năng cơ động của xe tăng M1 Abrams, thậm chí là sa lầy; đây là thời cơ của các loại vũ khí chống tăng của Nga khai hỏa, trong đó chú ý là tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet. Tên lửa chống tăng Kornet là loại vũ khí được thiết kế để tiêu diệt các loại mục tiêu di động và cố định như xe tăng, xe bọc thép, công sự kiên cố và cả máy bay bay thấp. Đây là loại tên lửa chống tăng thế hệ 2, dẫn đường bằng laser; có thể được phóng từ nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm bệ phóng trên mặt đất và trực thăng. Tên lửa Kornet được trang bị đầu đạn nổ lõm song song, bao gồm hai khối thuốc nổ. Trong đó khối thuốc nổ đầu tiên được thiết kế để xuyên qua lớp giáp của xe, trong khi khối thuốc nổ thứ hai nhằm mục đích phát nổ bên trong xe, gây ra thiệt hại tối đa. Mặc dù tên lửa Kornet được Nga phát triển từ cuối những năm 1990, nhưng hiện vẫn được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Kornet cũng là loại tên lửa chống tăng tiêu diệt được tất cả các loại xe tăng hiện đại nhất của phương Tây như M1A2 Abram của Mỹ, Leopard 2 của Đức, Challenger 2 của Anh và cả Merkava 4 của Israel. Khả năng xuyên phá cao và độ chính xác của tên lửa Kornet, khiến nó trở thành vũ khí nguy hiểm. Tại chiến trường Iraq, tên lửa Kornet đã bắn cháy nhiều xe tăng M1A1 Abram của Quân đội Iraq và tại chiến trường Ukraine, Kornet cũng có thể là sát thủ đối với số xe tăng Abram ít ỏi của Ukraine.
Tờ The New York Times của Mỹ ngày 25/9 dẫn lời Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết, “Tin vui từ Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov, đó là xe tăng Abrams đã có mặt tại Ukraine và đang chuẩn bị tăng viện cho các lữ đoàn của chúng ta".
Nhưng việc Ukraine nhận số xe tăng M1A1 Abrams cũng chưa phải là điều quá mừng; thứ nhất, số 31 chiếc M1A1 Abrams mà Mỹ hứa viện trợ cho Ukraine, chỉ đủ trang bị cho 1 tiểu đoàn tăng của một lữ đoàn bộ binh cơ giới. Đây không phải là số lượng quá lớn, nên không đủ tạo thành sự khác biệt.
Thứ hai là những cơn mưa mùa thu của Ukraine sẽ biến mặt đất thành bùn nhão, còn được gọi là “đất đen” Ukraine; đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cuộc tấn công mùa xuân của Ukraine chuyển sang mùa hè.
Khi những cơn mưa mùa thu đổ xuống, các phương tiện chiến đấu sẽ bị cản trở trong quá trình di chuyển. Và Ukraine đang ở thế bất lợi, đó là quân của họ sẽ phải tấn công, tức là di chuyển trong khi quân Nga sẽ phòng thủ, tức là họ sẽ chiếm các vị trí phòng ngự.
Hãy nhìn vào những xe tăng hiện đại nhất của phương Tây có mặt ở Ukraine trước Abram; người Nga đã phá hủy xe tăng Challenger 2 đầu tiên do Anh cung cấp cho Ukraine. Trên thực tế, quân đội Nga đã trở thành quân đội đầu tiên trong lịch sử, tiêu diệt xe tăng Challenger 2 của Anh.
Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến uy tín vũ khí xuất khẩu của Anh. Cho đến nay, Challenger 2 vẫn được biết đến nhờ điều này. Các nguồn tin của Nga thậm chí còn cho rằng, chiếc Challenger 2 thứ hai đã bị tên lửa chống tăng Kornet của thế kỷ trước phá hủy.
Các chuyên gia suy đoán rằng, việc xe tăng Challenger 2 của Ukraine bị phá hủy là nguyên nhân khiến Mỹ tăng thời gian huấn luyện kíp xe tăng Abram của Ukraine. Nhưng bùn lầy của Ukraine cũng là “kẻ thù” đáng sợ đối với xe tăng M1 Abrams?
Xe tăng M1 Abrams được thiết kế để hoạt động trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, kể cả địa hình mưa và bùn lầy. Mặc dù mưa lớn và bùn ở Ukraine có thể gây ra một số thách thức, nhưng chúng khó có thể ngăn cản hoàn toàn việc di chuyển của xe tăng.
Xe tăng M1 Abrams được trang bị động cơ tua-bin khí rất khỏe và hệ thống treo tiên tiến, cho phép chúng di chuyển qua các địa hình phức tạp. Tuy nhiên, bùn lầy có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của M1 Abrams ở một mức độ nào đó.
Bùn có thể làm giảm lực kéo và gây khó khăn cho xe tăng cơ động nhanh; bùn cũng có thể làm tăng nguy cơ xe bị sa lầy, đòi hỏi công sức để cứu kéo. Do đó, M1 Abrams vẫn có thể hoạt động trong những điều kiện như vậy, nhưng hiệu suất chiến đấu của chúng có thể bị ảnh hưởng phần nào.
Để giảm thiểu ảnh hưởng của mưa và bùn, xe tăng M1 Abrams được trang bị những tính năng giúp cải thiện khả năng cơ động. Xe tăng có xích rộng, giúp dàn đều trọng lượng trên diện tích trên bề mặt đất lớn hơn, giảm khả năng chìm xuống nền đất mềm.
Ngoài ra, M1 Abrams có gầm xe tương đối cao, nên có thể vượt qua địa hình lầy lội mà ít bị sa lầy. M1 Abrams cũng có hệ thống tự làm sạch xích xe, giúp ngăn chặn bùn tích tụ vào xích và bánh xe, giúp duy trì lực kéo.
Những đặc điểm thiết kế này giúp M1 Abrams tiếp tục di chuyển ngay cả trong điều kiện thời tiết khó khăn, mặc dù tốc độ và sự cơ động của chúng có thể bị giảm; nhưng đây sẽ là “vấn đề chết người” đối với các kíp xe M1 Abrams của Ukraine, khi có thể biến M1 Abrams thành mục tiêu dễ dàng của các loại hỏa lực chống tăng của Nga.
Tác động của mưa và bùn đến hiệu suất chiến đấu của xe tăng Abrams M1 không chỉ dừng lại ở khả năng cơ động. M1 Abrams dựa vào hệ thống dẫn đường và cảm biến tiên tiến để phát hiện và tấn công chính xác mục tiêu. Tình trạng mưa lớn và lầy lội có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ thống này.
Mưa có thể ảnh hưởng đến quang học và cảm biến, làm giảm tầm nhìn và có khả năng ảnh hưởng đến việc quan sát phát hiện mục tiêu. Bùn bắn tung tóe bên ngoài xe tăng, cũng có thể bắn vào kính ngắm, khiến cản trở tầm nhìn và khiến kíp xe khó phát hiện và đối phó với các mối đe dọa hơn.
Dù M1 Abrams vẫn có thể hoạt động trong những điều kiện như vậy, nhưng khả năng tấn công hiệu quả mục tiêu và khả năng quan sát của xe bị giảm. Ngoài ra, việc bảo dưỡng và hậu cần có thể khó khăn hơn trong điều kiện bùn lầy, khi bùn có thể bị cuốn vào các bộ phận của động cơ, xích xe, bánh xe; nên cần phải vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên hơn.
Điều nguy hiểm là khi cơ động trên chiến trường, bùn lầy làm giảm khả năng cơ động của xe tăng M1 Abrams, thậm chí là sa lầy; đây là thời cơ của các loại vũ khí chống tăng của Nga khai hỏa, trong đó chú ý là tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet.
Tên lửa chống tăng Kornet là loại vũ khí được thiết kế để tiêu diệt các loại mục tiêu di động và cố định như xe tăng, xe bọc thép, công sự kiên cố và cả máy bay bay thấp. Đây là loại tên lửa chống tăng thế hệ 2, dẫn đường bằng laser; có thể được phóng từ nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm bệ phóng trên mặt đất và trực thăng.
Tên lửa Kornet được trang bị đầu đạn nổ lõm song song, bao gồm hai khối thuốc nổ. Trong đó khối thuốc nổ đầu tiên được thiết kế để xuyên qua lớp giáp của xe, trong khi khối thuốc nổ thứ hai nhằm mục đích phát nổ bên trong xe, gây ra thiệt hại tối đa.
Mặc dù tên lửa Kornet được Nga phát triển từ cuối những năm 1990, nhưng hiện vẫn được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Kornet cũng là loại tên lửa chống tăng tiêu diệt được tất cả các loại xe tăng hiện đại nhất của phương Tây như M1A2 Abram của Mỹ, Leopard 2 của Đức, Challenger 2 của Anh và cả Merkava 4 của Israel.
Khả năng xuyên phá cao và độ chính xác của tên lửa Kornet, khiến nó trở thành vũ khí nguy hiểm. Tại chiến trường Iraq, tên lửa Kornet đã bắn cháy nhiều xe tăng M1A1 Abram của Quân đội Iraq và tại chiến trường Ukraine, Kornet cũng có thể là sát thủ đối với số xe tăng Abram ít ỏi của Ukraine.