Không quân Ấn Độ đã thử nghiệm một biến thể cải tiến mới của tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, được phóng từ máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKI ở Vịnh Bengal và có tầm bắn mở rộng lên tới 450 km.Tên lửa BrahMos mới với biến thể phóng từ trên không, đã cải thiện tầm bắn từ 290 km lên tới 450 km. Như vậy Không quân Ấn Độ ngày càng có nhiều đơn vị Su-30 được trang bị tên lửa BrahMos.Tên lửa BrahMos được phát triển dựa trên tên lửa siêu thanh P-800 Oniks của Nga, được trang bị trên các tàu chiến của Hải quân Nga và hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion.Tên lửa BrahMos do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển, cho phép họ tránh được các hạn chế kiểm soát vũ khí đối với việc xuất khẩu tên lửa, nếu không sẽ ngăn cản Ấn Độ, sở hữu loại tên lửa, có tầm bắn vượt quá 300km.Những phiên bản tên lửa hành trình BrahMos đầu tiên, được phát triển cho hải quân và lục quân của Ấn Độ, trước khi một biến thể phóng trên không hoàn thành việc phát triển; và chỉ có duy nhất loại chiến đấu cơ Su-30MKI, phóng được loại tên lửa này.Vào thời điểm đầu tiên được đưa vào trang bị, BrahMos được coi là tên lửa hành trình chống hạm có tính năng tốt nhất thế giới, với các biến thể chống tàu mặt nước cũng đang được đưa vào sử dụng.Kết hợp với tầm hoạt động tương đối rộng của Su-30MKI, tên lửa BrahMos cung cấp cho Không quân Ấn Độ một khả năng tấn công, mà rất ít loại máy bay chiến đấu trên thế giới có thể sánh được.Với hơn 260 chiếc máy bay Su-30MKI hiện đang có trong biên chế, được chia thành 11 phi đội và nhiều phi đội khác, chuẩn bị đưa vào biên chế chiến đấu; Su-30MKI trở thành trụ cột của phi đội chiến đấu của Không quân Ấn Độ và đưa Ấn Độ là quốc gia sử dụng Su-30 lớn nhất thế giới.Kể từ khi được đưa vào trang bị vào năm 2002, Su-30MKI khi đó được nhiều chuyên gia đánh giá là máy bay chiến đấu có khả năng nhất trên thế giới và với hệ thống điện tử hàng không được nâng cấp theo tiêu chuẩn phương Tây, nên phạm vi vũ khí mà nó có thể sử dụng cũng được mở rộng.Một trong những vai trò đáng chú ý nhất của máy bay chiến đấu Su-30MKI kể từ năm 2017, là khả năng phóng tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos. Đưa Ấn Độ trở thành một trong số ít quốc gia, sở hữu loại vũ khí này.Một chuyên gia quân sự Ấn Độ đã bình luận về việc thử nghiệm biến thể tên lửa BrahMos mới, trang bị cho máy bay chiến đấu Su-30MKI: “Đây là lần đầu tiên tên lửa BrahMos mới, có tầm tấn công trên 450 km (tầm bắn ban đầu 290 km) được thử nghiệm từ trên không.Máy bay chiến đấu Su-30MKI, với bán kính chiến đấu gần 1.500 km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không, kết hợp với tên lửa BrahMos tầm bắn 450 km là một tổ hợp vũ khí tấn công đáng gờm.Với tổ hợp Sukhoi-BrahMos như vậy, mang lại cho Không quân Ấn Độ khả năng tiếp cận chiến lược và tấn công các mục tiêu trên bộ hoặc trên biển trong phạm vi rất xa.Phạm vi tác chiến mở rộng của các máy bay chiến đấu Su-30MKI kết hợp với tên lửa BrahMos, không chỉ cho phép chúng bao phủ các khu vực rộng lớn hơn, cho dù xâm nhập không phận Pakistan hay Trung Quốc, hoặc tuần tra trên Ấn Độ Dương.Điều quan trọng hơn, với tên lửa BrahMos, cho phép Su-30MKI thực hiện các cuộc tấn công từ khoảng cách an toàn hơn, nơi các đơn vị phòng không và máy bay chiến đấu của đối phương sẽ khó có thể đe dọa.Các biến thể của BrahMos với tầm bắn xa hơn, hiện được cho là đang được Ấn Độ phát triển; với tốc độ rất cao của tên lửa BrahMos, khiến nó khó bị đánh chặn hơn và có nhiều động năng hơn, khi tấn công mục tiêu. Ngược lại, với tốc độ siêu thanh, tên lửa khó đạt được tầm bắn xa hơn.Hiện vẫn chưa rõ Ấn Độ sẽ trang bị bao nhiêu chiếc Su-30MKI, với những đơn đặt hàng mới nhất cho những khung máy bay mới, đã được đặt vào năm 2020; nên rất có khả năng, những chiếc Su-30MKI mới này, sẽ được trang bị các biến thể cải tiến của tên lửa BrahMos.Không quân Ấn Độ tiếp tục thể hiện sự quan tâm tới tiêm kích Su-57 của Nga, với tư cách là loại máy bay kế nhiệm Su-30. Và trong nỗ lực cùng phát triển một loại chiến đấu cơ tàng hình cho Ấn Độ với Nga đã bị thất bại, thì một phương án là “lắp ráp” Su-57 ở Ấn Độ, giống như Su-30MKI, có lẽ là một phương án khả thi.Với khả năng mang tên lửa đường kính lớn của Su-57, kết hợp với tầm hoạt động lớn hơn nhiều so với Su-30, khả năng tàng hình và sử dụng sáu radar AESA thay vì một radar PESA duy nhất như trên Su-30MKI, là một trong những đặc điểm có thể khiến Su-57 trở thành loại chiến đấu lý tưởng, để phóng các biến thể BrahMos trong tương lai.
Không quân Ấn Độ đã thử nghiệm một biến thể cải tiến mới của tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, được phóng từ máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKI ở Vịnh Bengal và có tầm bắn mở rộng lên tới 450 km.
Tên lửa BrahMos mới với biến thể phóng từ trên không, đã cải thiện tầm bắn từ 290 km lên tới 450 km. Như vậy Không quân Ấn Độ ngày càng có nhiều đơn vị Su-30 được trang bị tên lửa BrahMos.
Tên lửa BrahMos được phát triển dựa trên tên lửa siêu thanh P-800 Oniks của Nga, được trang bị trên các tàu chiến của Hải quân Nga và hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion.
Tên lửa BrahMos do Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển, cho phép họ tránh được các hạn chế kiểm soát vũ khí đối với việc xuất khẩu tên lửa, nếu không sẽ ngăn cản Ấn Độ, sở hữu loại tên lửa, có tầm bắn vượt quá 300km.
Những phiên bản tên lửa hành trình BrahMos đầu tiên, được phát triển cho hải quân và lục quân của Ấn Độ, trước khi một biến thể phóng trên không hoàn thành việc phát triển; và chỉ có duy nhất loại chiến đấu cơ Su-30MKI, phóng được loại tên lửa này.
Vào thời điểm đầu tiên được đưa vào trang bị, BrahMos được coi là tên lửa hành trình chống hạm có tính năng tốt nhất thế giới, với các biến thể chống tàu mặt nước cũng đang được đưa vào sử dụng.
Kết hợp với tầm hoạt động tương đối rộng của Su-30MKI, tên lửa BrahMos cung cấp cho Không quân Ấn Độ một khả năng tấn công, mà rất ít loại máy bay chiến đấu trên thế giới có thể sánh được.
Với hơn 260 chiếc máy bay Su-30MKI hiện đang có trong biên chế, được chia thành 11 phi đội và nhiều phi đội khác, chuẩn bị đưa vào biên chế chiến đấu; Su-30MKI trở thành trụ cột của phi đội chiến đấu của Không quân Ấn Độ và đưa Ấn Độ là quốc gia sử dụng Su-30 lớn nhất thế giới.
Kể từ khi được đưa vào trang bị vào năm 2002, Su-30MKI khi đó được nhiều chuyên gia đánh giá là máy bay chiến đấu có khả năng nhất trên thế giới và với hệ thống điện tử hàng không được nâng cấp theo tiêu chuẩn phương Tây, nên phạm vi vũ khí mà nó có thể sử dụng cũng được mở rộng.
Một trong những vai trò đáng chú ý nhất của máy bay chiến đấu Su-30MKI kể từ năm 2017, là khả năng phóng tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos. Đưa Ấn Độ trở thành một trong số ít quốc gia, sở hữu loại vũ khí này.
Một chuyên gia quân sự Ấn Độ đã bình luận về việc thử nghiệm biến thể tên lửa BrahMos mới, trang bị cho máy bay chiến đấu Su-30MKI: “Đây là lần đầu tiên tên lửa BrahMos mới, có tầm tấn công trên 450 km (tầm bắn ban đầu 290 km) được thử nghiệm từ trên không.
Máy bay chiến đấu Su-30MKI, với bán kính chiến đấu gần 1.500 km mà không cần tiếp nhiên liệu trên không, kết hợp với tên lửa BrahMos tầm bắn 450 km là một tổ hợp vũ khí tấn công đáng gờm.
Với tổ hợp Sukhoi-BrahMos như vậy, mang lại cho Không quân Ấn Độ khả năng tiếp cận chiến lược và tấn công các mục tiêu trên bộ hoặc trên biển trong phạm vi rất xa.
Phạm vi tác chiến mở rộng của các máy bay chiến đấu Su-30MKI kết hợp với tên lửa BrahMos, không chỉ cho phép chúng bao phủ các khu vực rộng lớn hơn, cho dù xâm nhập không phận Pakistan hay Trung Quốc, hoặc tuần tra trên Ấn Độ Dương.
Điều quan trọng hơn, với tên lửa BrahMos, cho phép Su-30MKI thực hiện các cuộc tấn công từ khoảng cách an toàn hơn, nơi các đơn vị phòng không và máy bay chiến đấu của đối phương sẽ khó có thể đe dọa.
Các biến thể của BrahMos với tầm bắn xa hơn, hiện được cho là đang được Ấn Độ phát triển; với tốc độ rất cao của tên lửa BrahMos, khiến nó khó bị đánh chặn hơn và có nhiều động năng hơn, khi tấn công mục tiêu. Ngược lại, với tốc độ siêu thanh, tên lửa khó đạt được tầm bắn xa hơn.
Hiện vẫn chưa rõ Ấn Độ sẽ trang bị bao nhiêu chiếc Su-30MKI, với những đơn đặt hàng mới nhất cho những khung máy bay mới, đã được đặt vào năm 2020; nên rất có khả năng, những chiếc Su-30MKI mới này, sẽ được trang bị các biến thể cải tiến của tên lửa BrahMos.
Không quân Ấn Độ tiếp tục thể hiện sự quan tâm tới tiêm kích Su-57 của Nga, với tư cách là loại máy bay kế nhiệm Su-30. Và trong nỗ lực cùng phát triển một loại chiến đấu cơ tàng hình cho Ấn Độ với Nga đã bị thất bại, thì một phương án là “lắp ráp” Su-57 ở Ấn Độ, giống như Su-30MKI, có lẽ là một phương án khả thi.
Với khả năng mang tên lửa đường kính lớn của Su-57, kết hợp với tầm hoạt động lớn hơn nhiều so với Su-30, khả năng tàng hình và sử dụng sáu radar AESA thay vì một radar PESA duy nhất như trên Su-30MKI, là một trong những đặc điểm có thể khiến Su-57 trở thành loại chiến đấu lý tưởng, để phóng các biến thể BrahMos trong tương lai.