Truyền thông Nga dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết rằng vào tháng 12 năm nay, lực lượng hàng không - vũ trụ Nga sẽ nhận thêm một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57.Điều đặc biệt là nó đã được lắp động cơ giai đoạn hai mang tên Izdeliye 30 (sản phẩm 30) đúng chuẩn thế hệ năm chứ không phải loại AL-41F1S của Su-35 thuộc thế hệ bốn như dự kiến.“Bộ Quốc phòng sẽ nhận máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên lắp động cơ giai đoạn hai vào tháng 12 trong ngày nghiệm thu các sản phẩm quân sự", một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp - quân sự cho biết."Ngoài chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 đã nói ở trên, dự kiến trong năm 2021 thì không quân nga sẽ nhận thêm 4 máy bay chiến đấu loại này nữa", nguồn tin nói với TASS.Theo vị quan chức trên, trong tương lai số lượng bàn giao Su-57 cho quân đội Nga sẽ tăng lên 15 chiếc mỗi năm, tức là nhanh gấp nhiều lần so với thời điểm hiện tại.“Kết quả là hợp đồng cho 76 máy bay Su-57 đã ký vào năm 2019 cho đến năm 2028 chắc chắn sẽ được hoàn thành đúng thời hạn”, nguồn tin nhấn mạnh và được trang tin tức Vzglyad đăng tải.Tuy vậy bất chấp những dữ liệu này, hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin từ nhà sản xuất đã thông báo một thực tế quan trọng, trái ngược hẳn với những gì Bộ Quốc phòng Nga vừa tuyên bố.Cụ thể là việc cung cấp máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm sản xuất hàng loạt với động cơ giai đoạn hai thậm chí trong năm tới tỏ ra còn không khả thi về mặt kỹ thuật.Lý do là bởi vì việc sản xuất hàng loạt động cơ không những chưa bắt đầu mà bản thân "sản phẩm 30" vẫn chỉ đang trong giai đoạn đánh giá thử nghiệm mà thôi.Bằng chứng là các tài liệu trên trang web mua sắm công nhà nước Nga cho thấy các bài kiểm tra dành cho động cơ giai đoạn hai sẽ kéo dài ít nhất đến hết tháng 11/2021, và nếu thuận lợi thì phải sang năm 2022 mới chính thức được sử dụng.Thậm chí mốc thời gian trên còn bị xem là quá lạc quan nếu căn cứ vào tiến độ hoàn thành những dự án vũ khí đình đám của Nga, điển hình như xe tăng T-14 Armata sau 5 năm kể từ ngày ra mắt vẫn chưa được sản xuất hàng loạt."Trong khi động cơ đang được thử nghiệm, không ai sẽ đưa nó lên máy bay sản xuất chứ đừng nói đến việc chuyển giao những chiếc chiến đấu cơ như vậy cho quân đội ", một nhà phân tích lưu ý.Việc nhà sản xuất và Bộ Quốc phòng Nga đưa ra thông tin trái ngược nhau là điều không phải lần đầu tiên, rõ ràng “quyết tâm chính trị” từ giới quân sự đã dẫn đến sự nóng vội và mâu thuẫn với thực tế.Có thể hiểu được sự sốt ruột của giới tướng lĩnh Nga, khi tiêm kích F-35 của Mỹ đã có trên 500 chiếc xuất xưởng, dây chuyền sản xuất F-22 còn sắp tái khởi động, ngoài ra Trung Quốc cũng sắp hoàn thành động cơ WS-10G để tích hợp cho chiếc J-20 của mình.
Truyền thông Nga dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cho biết rằng vào tháng 12 năm nay, lực lượng hàng không - vũ trụ Nga sẽ nhận thêm một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57.
Điều đặc biệt là nó đã được lắp động cơ giai đoạn hai mang tên Izdeliye 30 (sản phẩm 30) đúng chuẩn thế hệ năm chứ không phải loại AL-41F1S của Su-35 thuộc thế hệ bốn như dự kiến.
“Bộ Quốc phòng sẽ nhận máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên lắp động cơ giai đoạn hai vào tháng 12 trong ngày nghiệm thu các sản phẩm quân sự", một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp - quân sự cho biết.
"Ngoài chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 đã nói ở trên, dự kiến trong năm 2021 thì không quân nga sẽ nhận thêm 4 máy bay chiến đấu loại này nữa", nguồn tin nói với TASS.
Theo vị quan chức trên, trong tương lai số lượng bàn giao Su-57 cho quân đội Nga sẽ tăng lên 15 chiếc mỗi năm, tức là nhanh gấp nhiều lần so với thời điểm hiện tại.
“Kết quả là hợp đồng cho 76 máy bay Su-57 đã ký vào năm 2019 cho đến năm 2028 chắc chắn sẽ được hoàn thành đúng thời hạn”, nguồn tin nhấn mạnh và được trang tin tức Vzglyad đăng tải.
Tuy vậy bất chấp những dữ liệu này, hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin từ nhà sản xuất đã thông báo một thực tế quan trọng, trái ngược hẳn với những gì Bộ Quốc phòng Nga vừa tuyên bố.
Cụ thể là việc cung cấp máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm sản xuất hàng loạt với động cơ giai đoạn hai thậm chí trong năm tới tỏ ra còn không khả thi về mặt kỹ thuật.
Lý do là bởi vì việc sản xuất hàng loạt động cơ không những chưa bắt đầu mà bản thân "sản phẩm 30" vẫn chỉ đang trong giai đoạn đánh giá thử nghiệm mà thôi.
Bằng chứng là các tài liệu trên trang web mua sắm công nhà nước Nga cho thấy các bài kiểm tra dành cho động cơ giai đoạn hai sẽ kéo dài ít nhất đến hết tháng 11/2021, và nếu thuận lợi thì phải sang năm 2022 mới chính thức được sử dụng.
Thậm chí mốc thời gian trên còn bị xem là quá lạc quan nếu căn cứ vào tiến độ hoàn thành những dự án vũ khí đình đám của Nga, điển hình như xe tăng T-14 Armata sau 5 năm kể từ ngày ra mắt vẫn chưa được sản xuất hàng loạt.
"Trong khi động cơ đang được thử nghiệm, không ai sẽ đưa nó lên máy bay sản xuất chứ đừng nói đến việc chuyển giao những chiếc chiến đấu cơ như vậy cho quân đội ", một nhà phân tích lưu ý.
Việc nhà sản xuất và Bộ Quốc phòng Nga đưa ra thông tin trái ngược nhau là điều không phải lần đầu tiên, rõ ràng “quyết tâm chính trị” từ giới quân sự đã dẫn đến sự nóng vội và mâu thuẫn với thực tế.
Có thể hiểu được sự sốt ruột của giới tướng lĩnh Nga, khi tiêm kích F-35 của Mỹ đã có trên 500 chiếc xuất xưởng, dây chuyền sản xuất F-22 còn sắp tái khởi động, ngoài ra Trung Quốc cũng sắp hoàn thành động cơ WS-10G để tích hợp cho chiếc J-20 của mình.