Với tầm bay 10.400 km không cần tiếp nhiên liệu, cùng khối lượng bom mang theo lên tới 22 tấn, oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit là loại vũ khí cực uy lực của Mỹ.Hệ thống điện tử hàng không hàng đầu của oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit của Mỹ cho phép tấn công chính xác mục tiêu ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nhiệt nhất.Một trong những điểm mạnh của oanh tạc cơ B-2 Spirit chính là khả năng tàng hình. Mặc dù thông số mặt cắt radar (RCS) của B-2 không bằng các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 như F-22 và F-35, nhưng vẫn cực kỳ ấn tượng.Cụ thể RCS của B-2 có diện tích khoảng 0,1 m2, điều này giúp cho oanh tạc cơ khổng lồ này dễ dàng ẩn mình trước hệ thống radar phòng không của đối phương.Khi so sánh với F-22 Raptor, RCS của chiến đấu cơ này chỉ xấp xỉ 0,0001 m2, RCS của F-35 vào khoảng 0,001 m2 đến 0,005 m2, như vậy RCS của B-2 lớn hơn rõ rệt.Tuy nhiên khi so sánh với tiêm kích tàng hình Su-57 Felon Nga vốn có RCS ước tính từ 0,3 đến 1 m2, rõ ràng độ tàng hình của dòng chiến đấu cơ này thua kém nhiều so với oanh tạc cơ ném bom của Mỹ.Không thể phủ nhận uy lực của oanh tạc cơ tàng hình B-2, nhưng cũng không thể không nói đến giá thành đắt đỏ của dòng chiến đấu cơ này.B-2 Spirit là mẫu oanh tạc cơ chiến lược được Mỹ ra mắt năm 1988, cũng là phi cơ đắt nhất trong lịch sử.Giá thành chế tạo một chiếc B-2 nếu tính cả chi phí nghiên cứu phát triển sẽ lên tới 2,1 tỷ USD.Để dễ so sánh, giá của hai chiếc B-2 Spirit tương đương với tổng ngân sách quốc phòng của Bồ Đào Nha, còn nếu tính một chiếc thì có giá tương đương với chi tiêu quốc phòng của Slovakia.Trong khi B-2 Spirit được ca ngợi là kỳ quan của công nghệ quân sự Mỹ, tuy nhiên vẫn còn đó những câu hỏi hoài nghi về giá trị ngân sách bỏ ra cho loại vũ khí này nhằm duy trì sức mạnh răn đe hạt nhân.Để so sánh, chúng ta hãy nhìn vào giá thành các máy bay quân sự khác của Mỹ. Chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 Raptor, có giá 350 triệu USD mỗi chiếc.Còn vận tải cơ khổng lồ C-17 Globemaster của Mỹ đang có giá 340 triệu USD/chiếc.Máy bay trinh sát săn ngầm P-8A Poisedon và tiêm kích tàng hình F-35 đang có giá lần lượt là 290 triệu USD và 115 triệu USD.Siêu máy bay Air Force One dành riêng chở Tổng thống Mỹ cũng chỉ có giá 660 triệu USD.Như vậy với giá của 1 chiếc B-2 có thể mua được 4 chiếc Air Force One hoặc khoảng 17 chiếc F-35.Tiền mua một chiếc B-2 bằng 40% chi phí chế tạo một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimitz, có thể chứa khoảng 5.000 thủy thủ và 100 máy bay các loại.Hãy lấy tiêm kích tàng hình F-35 để so sánh. Chỉ vài ngày trước, Mỹ tuyên bố F-35 đã được chứng nhận khả năng vũ khí hạt nhân.Những quả bom hạt nhân B61-12 của Mỹ được bố trí ở Mỹ và một số đồng minh ở châu Âu có thể nhanh chóng được triển khai cho F-35 để làm nhiệm vụ.Tất nhiên, F-35 không thể sánh được với oanh tạc cơ B-2 về tầm bay cũng như khả năng triển khai số lượng lớn bom cùng lúc, nhưng bù lại tiêm kích tàng hình F-35 lại có khả năng tàng hình vượt trội và khả năng triển khai dễ dàng, nhanh chóng.Do đó một số ý kiến cho rằng, rõ ràng xét về chi phí, 17 chiếc F-35 mang vũ khí hạt nhân sẽ tạo nên hiệu quả lớn hơn do chúng mang tải trọng bom lớn và cơ động cao hơn so với một chiếc B-2. Vậy liệu chi phí quá lớn bỏ ra cho một chiếc B-2 có thực sự là cần thiết? Không thể phủ nhận B-2 đã làm phong phú thêm về bộ ba khả năng răn đe hạt nhân chiến lược của Mỹ.Trong khi Mỹ có những lý do chiến lược để duy trì ưu thế hạt nhân so với các quốc gia khác, những hệ thống này bắt đầu có vẻ hơi thừa sau khi đã đạt đến một ngưỡng nhất định.Điều này không có nghĩa là bất kỳ hệ thống vũ khí nào khác có thể sánh ngang với khả năng của B-2 hoặc tính linh hoạt trong hoạt động mà nó mang lại.Không thể phủ nhận, máy bay ném bom tàng hình B-2 tăng cường khả năng hạt nhân của Mỹ, cung cấp thêm một khả năng tấn công hạt nhân hiệu quả vào lãnh thổ đối phương.Nhưng liệu những lợi thế này có đủ có biện minh cho mức giá cao đáng kinh ngạc hơn 2,1 tỷ USD mỗi chiếc hay không vẫn là một câu hỏi lớn.
Với tầm bay 10.400 km không cần tiếp nhiên liệu, cùng khối lượng bom mang theo lên tới 22 tấn, oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit là loại vũ khí cực uy lực của Mỹ.
Hệ thống điện tử hàng không hàng đầu của oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit của Mỹ cho phép tấn công chính xác mục tiêu ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nhiệt nhất.
Một trong những điểm mạnh của oanh tạc cơ B-2 Spirit chính là khả năng tàng hình. Mặc dù thông số mặt cắt radar (RCS) của B-2 không bằng các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 như F-22 và F-35, nhưng vẫn cực kỳ ấn tượng.
Cụ thể RCS của B-2 có diện tích khoảng 0,1 m2, điều này giúp cho oanh tạc cơ khổng lồ này dễ dàng ẩn mình trước hệ thống radar phòng không của đối phương.
Khi so sánh với F-22 Raptor, RCS của chiến đấu cơ này chỉ xấp xỉ 0,0001 m2, RCS của F-35 vào khoảng 0,001 m2 đến 0,005 m2, như vậy RCS của B-2 lớn hơn rõ rệt.
Tuy nhiên khi so sánh với tiêm kích tàng hình Su-57 Felon Nga vốn có RCS ước tính từ 0,3 đến 1 m2, rõ ràng độ tàng hình của dòng chiến đấu cơ này thua kém nhiều so với oanh tạc cơ ném bom của Mỹ.
Không thể phủ nhận uy lực của oanh tạc cơ tàng hình B-2, nhưng cũng không thể không nói đến giá thành đắt đỏ của dòng chiến đấu cơ này.
B-2 Spirit là mẫu oanh tạc cơ chiến lược được Mỹ ra mắt năm 1988, cũng là phi cơ đắt nhất trong lịch sử.
Giá thành chế tạo một chiếc B-2 nếu tính cả chi phí nghiên cứu phát triển sẽ lên tới 2,1 tỷ USD.
Để dễ so sánh, giá của hai chiếc B-2 Spirit tương đương với tổng ngân sách quốc phòng của Bồ Đào Nha, còn nếu tính một chiếc thì có giá tương đương với chi tiêu quốc phòng của Slovakia.
Trong khi B-2 Spirit được ca ngợi là kỳ quan của công nghệ quân sự Mỹ, tuy nhiên vẫn còn đó những câu hỏi hoài nghi về giá trị ngân sách bỏ ra cho loại vũ khí này nhằm duy trì sức mạnh răn đe hạt nhân.
Để so sánh, chúng ta hãy nhìn vào giá thành các máy bay quân sự khác của Mỹ. Chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 Raptor, có giá 350 triệu USD mỗi chiếc.
Còn vận tải cơ khổng lồ C-17 Globemaster của Mỹ đang có giá 340 triệu USD/chiếc.
Máy bay trinh sát săn ngầm P-8A Poisedon và tiêm kích tàng hình F-35 đang có giá lần lượt là 290 triệu USD và 115 triệu USD.
Siêu máy bay Air Force One dành riêng chở Tổng thống Mỹ cũng chỉ có giá 660 triệu USD.
Như vậy với giá của 1 chiếc B-2 có thể mua được 4 chiếc Air Force One hoặc khoảng 17 chiếc F-35.
Tiền mua một chiếc B-2 bằng 40% chi phí chế tạo một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimitz, có thể chứa khoảng 5.000 thủy thủ và 100 máy bay các loại.
Hãy lấy tiêm kích tàng hình F-35 để so sánh. Chỉ vài ngày trước, Mỹ tuyên bố F-35 đã được chứng nhận khả năng vũ khí hạt nhân.
Những quả bom hạt nhân B61-12 của Mỹ được bố trí ở Mỹ và một số đồng minh ở châu Âu có thể nhanh chóng được triển khai cho F-35 để làm nhiệm vụ.
Tất nhiên, F-35 không thể sánh được với oanh tạc cơ B-2 về tầm bay cũng như khả năng triển khai số lượng lớn bom cùng lúc, nhưng bù lại tiêm kích tàng hình F-35 lại có khả năng tàng hình vượt trội và khả năng triển khai dễ dàng, nhanh chóng.
Do đó một số ý kiến cho rằng, rõ ràng xét về chi phí, 17 chiếc F-35 mang vũ khí hạt nhân sẽ tạo nên hiệu quả lớn hơn do chúng mang tải trọng bom lớn và cơ động cao hơn so với một chiếc B-2.
Vậy liệu chi phí quá lớn bỏ ra cho một chiếc B-2 có thực sự là cần thiết? Không thể phủ nhận B-2 đã làm phong phú thêm về bộ ba khả năng răn đe hạt nhân chiến lược của Mỹ.
Trong khi Mỹ có những lý do chiến lược để duy trì ưu thế hạt nhân so với các quốc gia khác, những hệ thống này bắt đầu có vẻ hơi thừa sau khi đã đạt đến một ngưỡng nhất định.
Điều này không có nghĩa là bất kỳ hệ thống vũ khí nào khác có thể sánh ngang với khả năng của B-2 hoặc tính linh hoạt trong hoạt động mà nó mang lại.
Không thể phủ nhận, máy bay ném bom tàng hình B-2 tăng cường khả năng hạt nhân của Mỹ, cung cấp thêm một khả năng tấn công hạt nhân hiệu quả vào lãnh thổ đối phương.
Nhưng liệu những lợi thế này có đủ có biện minh cho mức giá cao đáng kinh ngạc hơn 2,1 tỷ USD mỗi chiếc hay không vẫn là một câu hỏi lớn.