Các tài liệu tuyệt mật của Lầu Năm Góc bị rò rỉ vào tuần trước, đã nêu bật những lo ngại về sự thất bại của bom “thông minh” do Mỹ sản xuất, đang được Không quân Ukraine sử dụng, để thực hiện các cuộc tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu quân sự có giá trị cao của Nga ở chiến trường Ukraine. Nguyên nhân của bom JDAM của Mỹ đánh không chính xác, lý do có thể là do các vấn đề về tín hiệu GPS bị Nga gây nhiễu. Như vậy, những mô-đun thu nhận tín hiệu và dẫn đường của bom JDAM, đã không thể bảo vệ trước các hệ thống tác chiến điện tử (EW) của Nga một cách hiệu quả.Mỹ đã cung cấp cho Không quân Ukraine các loại bom tấn công tầm xa mở rộng (JDAM-ER) có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu cỡ lớn của Nga, chẳng hạn như cầu cống hoặc công sự kiên cố từ khoảng cách xa tối đa là 72 km.Những thông tin về việc quân đội Ukraine sử dụng những quả bom JDAM-ER do Mỹ cung cấp, bắt đầu xuất hiện vào đầu tháng 3 vừa qua. Theo thông tin của truyền thông Nga, quân đội Ukraine dường như đã bắt đầu sử dụng bom JDAM-ER vào các vị trí do Nga nắm giữ ở khu vực Bakhmut. Bom JDAM tiêu chuẩn, hoạt động dựa trên sự kết hợp của hệ thống dẫn đường quán tính (INS) và dẫn đường GPS, kết hợp với chế độ lái tự động, để định hướng bay của quả bom, thông qua cánh đuôi có thể điều khiển được. Một quả bom JDAM hoàn chỉnh bao gồm một mô-đun chứa hệ thống dẫn đường của hệ thống dẫn đường quán tính (INS), có hiệu chỉnh sai số bằng tín hiệu vệ tinh GPS và hai cánh nâng, giúp bom bay được xa hơn và các đai vít mô-đun này vào thân bom. Tùy thuộc vào độ cao của máy bay mà quả bom được phóng ra, một quả bom JDAM thông thường, có thể tấn công các mục tiêu ở cự ly lên tới 24 km và với bom JDAM-ER mở rộng, cự ly tấn công có thể lên tới 72 km.Theo Tạp chí Hải quân Mỹ, một mô-đun JDAM có giá hơn 24.000 USD và được sử dụng để chuyển đổi bom không điều khiển (bom thường) có trọng lượng từ 220 đến 907 kg, thành “bom thông minh” với sai số mục tiêu tối đa là khoảng 10 mét. Khi biết được việc Mỹ cung cấp bom JDAM-ER cho Ukraine, các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng, những quả bom này sẽ đặt ra “những thách thức chưa từng có” đối với các lực lượng phòng không Nga, vì các mục tiêu này có tín hiệu phản xạ radar nhỏ nên rất khó để phát hiện và bắn hạ.Bom JDAM có thể cung cấp cho Không quân Ukraine loại vũ khí có khả năng “bắn-và-quên”. Khi bom được dẫn đường tự động chính xác, giúp phi công máy bay chiến đấu Ukraine không phải bay vào tầm hỏa lực sát thương của các hệ thống phòng không của quân Nga.Tuy nhiên các nhà quân sự phương Tây quên đi mất hai điều, thứ nhất là bom JDAM được dẫn đường bằng hệ thống dẫn đường quán tính (INS), nhưng nếu không có hiệu chỉnh sai số bằng GPS, độ chính xác của JDAM có khi chệch mục tiêu đến hàng km. Trong khi đó, việc gây nhiễu tín hiệu GPS không phải là quá khó khăn.Thứ hai là máy bay thả bom, để đạt được hiệu quả “bay xa” tối đa của bom JDAM, buộc phải bay cao tối thiểu 10 km. Trong khi đó, không quân Ukraine không chiếm ưu thế trên không; nếu MiG-29 của Ukraine bay lên độ cao như vậy để cắt bom, rất dễ bị tên lửa không đối không tầm xa của các chiến đấu cơ như Su-30SM hay Su-35 bắn hạ. Còn từ những tài liệu tình báo mật của Mỹ bị rò rỉ gần đây cho biết, bom JDAM đang được Không quân Ukraine sử dụng, có thể đã bị những hệ thống tác chiến điện tử của Nga vô hiệu hóa. Hai yếu tố có khả năng giải thích lý do tại sao lại có “những sai lầm và/hoặc sai sót”. Một trong những yếu tố đó là ngòi nổ của quả bom không chuẩn, vấn đề này được cho là Không quân Ukraine đã khắc phục. Nhưng yếu tố thứ hai là các vấn đề về tín hiệu GPS, có khả năng do các nỗ lực gây nhiễu của Nga gây ra, đã gây ra một số lần bom đánh trượt mục tiêu.Tài liệu của Mỹ cũng cho biết, các vấn đề tín hiệu GPS tương tự đã cản trở hoạt động của các hệ thống tên lửa HIMARS của Ukraine. Việc can thiệp vào hệ thống GPS là khó, nhưng có thể các thiết bị tác chiến điện tử của Nga, đã ngăn không cho JDAM-ER nhận tín hiệu GPS. Tài liệu bị rò rỉ của Mỹ được cho là đã được xuất bản vào khoảng cuối tháng Hai và đầu tháng Ba; còn thông tin về việc quân đội Ukraine sử dụng bom JDAM trong chiến đấu bắt đầu xuất hiện vào đầu tháng Ba.Theo các thông tin vào thời điểm tài liệu của Mỹ bị rò rỉ, Không quân Ukraine đã thả ít nhất 9 quả bom JDAM-ER xuống các mục tiêu của Nga. Tuy nhiên, 4/9 quả bom JDAM dường như đã bay không chính xác, do những nỗ lực gây nhiễu của Nga.Điều quan trọng là mô-đun JDAM dựa trên hệ thống dẫn đường quán tính (INS) có hỗ trợ hiệu chỉnh sai số bằng GPS. Có nghĩa là hệ thống dẫn đường INS của JDAM, phải đảm bảo giữ được độ chính xác ở mức độ đáng kể, ngay cả khi tín hiệu GPS không hoạt động, bị gây nhiễu hoặc bị mất; nhưng vấn đề kỹ thuật này rất khó khăn. Nga có một số hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến và một số nhân viên rất có kinh nghiệm để sử dụng các hệ thống đó. Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông, lực lượng tác chiến điện tử của Nga đã thường xuyên gây nhiễu tín hiệu từ Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) của Mỹ như một phần của chiến dịch quân sự của họ ở Ukraine.Các chuyên gia phương Tây cũng phải công nhận khả năng gây nhiễu tín hiệu GPS của Nga; họ dẫn chứng trường hợp Nga gây nhiễu thành công tín hiệu GPS ở phía bắc Na Uy, từ các địa điểm cách xa biên giới của Nga, mà không ảnh hưởng đến dải tần gần đó, từ hệ thống định vị vệ tinh GLONASS của Nga. Vụ nổ nghi là bom JDAM, được máy bay chiến đấu của Ukraine thả xuống chiến trường Bakhmut vào đầu tháng Ba vừa qua.
Các tài liệu tuyệt mật của Lầu Năm Góc bị rò rỉ vào tuần trước, đã nêu bật những lo ngại về sự thất bại của bom “thông minh” do Mỹ sản xuất, đang được Không quân Ukraine sử dụng, để thực hiện các cuộc tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu quân sự có giá trị cao của Nga ở chiến trường Ukraine.
Nguyên nhân của bom JDAM của Mỹ đánh không chính xác, lý do có thể là do các vấn đề về tín hiệu GPS bị Nga gây nhiễu. Như vậy, những mô-đun thu nhận tín hiệu và dẫn đường của bom JDAM, đã không thể bảo vệ trước các hệ thống tác chiến điện tử (EW) của Nga một cách hiệu quả.
Mỹ đã cung cấp cho Không quân Ukraine các loại bom tấn công tầm xa mở rộng (JDAM-ER) có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu cỡ lớn của Nga, chẳng hạn như cầu cống hoặc công sự kiên cố từ khoảng cách xa tối đa là 72 km.
Những thông tin về việc quân đội Ukraine sử dụng những quả bom JDAM-ER do Mỹ cung cấp, bắt đầu xuất hiện vào đầu tháng 3 vừa qua. Theo thông tin của truyền thông Nga, quân đội Ukraine dường như đã bắt đầu sử dụng bom JDAM-ER vào các vị trí do Nga nắm giữ ở khu vực Bakhmut.
Bom JDAM tiêu chuẩn, hoạt động dựa trên sự kết hợp của hệ thống dẫn đường quán tính (INS) và dẫn đường GPS, kết hợp với chế độ lái tự động, để định hướng bay của quả bom, thông qua cánh đuôi có thể điều khiển được.
Một quả bom JDAM hoàn chỉnh bao gồm một mô-đun chứa hệ thống dẫn đường của hệ thống dẫn đường quán tính (INS), có hiệu chỉnh sai số bằng tín hiệu vệ tinh GPS và hai cánh nâng, giúp bom bay được xa hơn và các đai vít mô-đun này vào thân bom.
Tùy thuộc vào độ cao của máy bay mà quả bom được phóng ra, một quả bom JDAM thông thường, có thể tấn công các mục tiêu ở cự ly lên tới 24 km và với bom JDAM-ER mở rộng, cự ly tấn công có thể lên tới 72 km.
Theo Tạp chí Hải quân Mỹ, một mô-đun JDAM có giá hơn 24.000 USD và được sử dụng để chuyển đổi bom không điều khiển (bom thường) có trọng lượng từ 220 đến 907 kg, thành “bom thông minh” với sai số mục tiêu tối đa là khoảng 10 mét.
Khi biết được việc Mỹ cung cấp bom JDAM-ER cho Ukraine, các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng, những quả bom này sẽ đặt ra “những thách thức chưa từng có” đối với các lực lượng phòng không Nga, vì các mục tiêu này có tín hiệu phản xạ radar nhỏ nên rất khó để phát hiện và bắn hạ.
Bom JDAM có thể cung cấp cho Không quân Ukraine loại vũ khí có khả năng “bắn-và-quên”. Khi bom được dẫn đường tự động chính xác, giúp phi công máy bay chiến đấu Ukraine không phải bay vào tầm hỏa lực sát thương của các hệ thống phòng không của quân Nga.
Tuy nhiên các nhà quân sự phương Tây quên đi mất hai điều, thứ nhất là bom JDAM được dẫn đường bằng hệ thống dẫn đường quán tính (INS), nhưng nếu không có hiệu chỉnh sai số bằng GPS, độ chính xác của JDAM có khi chệch mục tiêu đến hàng km. Trong khi đó, việc gây nhiễu tín hiệu GPS không phải là quá khó khăn.
Thứ hai là máy bay thả bom, để đạt được hiệu quả “bay xa” tối đa của bom JDAM, buộc phải bay cao tối thiểu 10 km. Trong khi đó, không quân Ukraine không chiếm ưu thế trên không; nếu MiG-29 của Ukraine bay lên độ cao như vậy để cắt bom, rất dễ bị tên lửa không đối không tầm xa của các chiến đấu cơ như Su-30SM hay Su-35 bắn hạ.
Còn từ những tài liệu tình báo mật của Mỹ bị rò rỉ gần đây cho biết, bom JDAM đang được Không quân Ukraine sử dụng, có thể đã bị những hệ thống tác chiến điện tử của Nga vô hiệu hóa. Hai yếu tố có khả năng giải thích lý do tại sao lại có “những sai lầm và/hoặc sai sót”.
Một trong những yếu tố đó là ngòi nổ của quả bom không chuẩn, vấn đề này được cho là Không quân Ukraine đã khắc phục. Nhưng yếu tố thứ hai là các vấn đề về tín hiệu GPS, có khả năng do các nỗ lực gây nhiễu của Nga gây ra, đã gây ra một số lần bom đánh trượt mục tiêu.
Tài liệu của Mỹ cũng cho biết, các vấn đề tín hiệu GPS tương tự đã cản trở hoạt động của các hệ thống tên lửa HIMARS của Ukraine. Việc can thiệp vào hệ thống GPS là khó, nhưng có thể các thiết bị tác chiến điện tử của Nga, đã ngăn không cho JDAM-ER nhận tín hiệu GPS.
Tài liệu bị rò rỉ của Mỹ được cho là đã được xuất bản vào khoảng cuối tháng Hai và đầu tháng Ba; còn thông tin về việc quân đội Ukraine sử dụng bom JDAM trong chiến đấu bắt đầu xuất hiện vào đầu tháng Ba.
Theo các thông tin vào thời điểm tài liệu của Mỹ bị rò rỉ, Không quân Ukraine đã thả ít nhất 9 quả bom JDAM-ER xuống các mục tiêu của Nga. Tuy nhiên, 4/9 quả bom JDAM dường như đã bay không chính xác, do những nỗ lực gây nhiễu của Nga.
Điều quan trọng là mô-đun JDAM dựa trên hệ thống dẫn đường quán tính (INS) có hỗ trợ hiệu chỉnh sai số bằng GPS. Có nghĩa là hệ thống dẫn đường INS của JDAM, phải đảm bảo giữ được độ chính xác ở mức độ đáng kể, ngay cả khi tín hiệu GPS không hoạt động, bị gây nhiễu hoặc bị mất; nhưng vấn đề kỹ thuật này rất khó khăn.
Nga có một số hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến và một số nhân viên rất có kinh nghiệm để sử dụng các hệ thống đó. Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông, lực lượng tác chiến điện tử của Nga đã thường xuyên gây nhiễu tín hiệu từ Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) của Mỹ như một phần của chiến dịch quân sự của họ ở Ukraine.
Các chuyên gia phương Tây cũng phải công nhận khả năng gây nhiễu tín hiệu GPS của Nga; họ dẫn chứng trường hợp Nga gây nhiễu thành công tín hiệu GPS ở phía bắc Na Uy, từ các địa điểm cách xa biên giới của Nga, mà không ảnh hưởng đến dải tần gần đó, từ hệ thống định vị vệ tinh GLONASS của Nga.
Vụ nổ nghi là bom JDAM, được máy bay chiến đấu của Ukraine thả xuống chiến trường Bakhmut vào đầu tháng Ba vừa qua.