Theo thông báo, bom thông minh GBU-53/B StormBreaker được tích hợp vào tổ hợp vũ khí bán tự động có độ chính xác cao mang tên Golden Horde và được thiết kế để "phá vỡ mọi luật chơi".Được biết quy trình thử nghiệm bom triển khai vào tháng 6 năm nay, trong đó cần hoàn thành đánh giá những khả năng của tổ hợp StormBreaker vào cuối năm 2020.Về cơ bản, bom GBU-53/B là thành tựu sáng chế trong thập niên 1980. StormBreaker có thể lựa chọn độc lập mục tiêu theo mức độ ưu tiên về khả năng tiêu diệt và cho phép điều chỉnh lộ trình của máy bay mang bom.Điểm ưu việt của GBU-53/B StormBreaker đó là nó có khả năng tấn công mục tiêu cơ động trong điều kiện thời tiết xấu, nó được coi là vũ khí săn tăng thông minh thế hệ mới.Quả đạn lượn có cánh này sẽ tự động phát hiện và phân loại các mục tiêu cơ động di chuyển trong tình huống tầm nhìn kém do tối trời, thời tiết xấu, khói hoặc bụi do yếu tố chiến trường tạo nên.Nhà sản xuất khẳng định bom StormBreaker mang tính cách mạng trong việc tìm kiếm mục tiêu nhờ chế độ dò tìm bằng cách sử dụng đầu dò hồng ngoại và sóng milimet hình ảnh ở chế độ bình thường.Bên cạnh đó, vũ khí này cũng có thể được dẫn đường thông qua bám chùm tia laser hoặc hệ thống định vị toàn cầu GPS để tăng khả năng đánh trúng mục tiêu.Bom lượn StormBreaker có kích thước nhỏ, cho phép một máy bay mang được nhiều đạn, khiến cho phải huy động ít chiến đấu cơ hơn mà vẫn tiêu diệt cùng số lượng mục tiêu.Vũ khí này có thể bay hơn 45 dặm (72 km) để tấn công các mục tiêu di động, giảm thời gian bay lãng phí để tránh tiến vào khu vực phòng không nguy hiểm.Mặc dù phía Mỹ rất đề cao vũ khí mới này, nhưng theo các chuyên gia quân sự Nga thì bom thông minh GBU-53B StormBreaker không hề "thần diệu" như quảng cáo.Cựu lãnh đạo lực lượng tên lửa phòng không Nga, ông Sergei Khatylev cho rằng bom StormBreaker của Mỹ không có tính độc đáo thực sự, vì Nga có tất cả các thông tin cần thiết về vũ khí của Mỹ để sẵn sàng đối phó.Tầm xa của bom thông minh GBU-53/B kể cả khi được máy bay mang thả từ độ cao lớn thì nó vẫn không có ưu thế khi phải đối đầu với những tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa như S-400 Triumf hay S-500 Prometheus.Thậm chí một hệ thống tên lửa phòng không đã 40 năm tuổi như S-300 cũng thừa khả năng bắn hạ máy bay mang theo bom StormBreaker trước khi nó kịp triển khai vũ khí của mình.Hơn nữa bản thân bom GBU-53/B có tốc độ khá chậm, không có khả năng lẩn tránh hay mức độ tán xạ sóng radar quá lớn, nó sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu "ngon ăn" của các tổ hợp phòng không Nga.Chuyên gia Sergei Khatylev khẳng định bom GBU-53/B StormBreaker của Mỹ chỉ có thể gây hại cho phiến quân khủng bố hay lực lượng vũ trang kém phát triển mà thôi, nó hoàn toàn không phải là nguy cơ đối với Nga
Theo thông báo, bom thông minh GBU-53/B StormBreaker được tích hợp vào tổ hợp vũ khí bán tự động có độ chính xác cao mang tên Golden Horde và được thiết kế để "phá vỡ mọi luật chơi".
Được biết quy trình thử nghiệm bom triển khai vào tháng 6 năm nay, trong đó cần hoàn thành đánh giá những khả năng của tổ hợp StormBreaker vào cuối năm 2020.
Về cơ bản, bom GBU-53/B là thành tựu sáng chế trong thập niên 1980. StormBreaker có thể lựa chọn độc lập mục tiêu theo mức độ ưu tiên về khả năng tiêu diệt và cho phép điều chỉnh lộ trình của máy bay mang bom.
Điểm ưu việt của GBU-53/B StormBreaker đó là nó có khả năng tấn công mục tiêu cơ động trong điều kiện thời tiết xấu, nó được coi là vũ khí săn tăng thông minh thế hệ mới.
Quả đạn lượn có cánh này sẽ tự động phát hiện và phân loại các mục tiêu cơ động di chuyển trong tình huống tầm nhìn kém do tối trời, thời tiết xấu, khói hoặc bụi do yếu tố chiến trường tạo nên.
Nhà sản xuất khẳng định bom StormBreaker mang tính cách mạng trong việc tìm kiếm mục tiêu nhờ chế độ dò tìm bằng cách sử dụng đầu dò hồng ngoại và sóng milimet hình ảnh ở chế độ bình thường.
Bên cạnh đó, vũ khí này cũng có thể được dẫn đường thông qua bám chùm tia laser hoặc hệ thống định vị toàn cầu GPS để tăng khả năng đánh trúng mục tiêu.
Bom lượn StormBreaker có kích thước nhỏ, cho phép một máy bay mang được nhiều đạn, khiến cho phải huy động ít chiến đấu cơ hơn mà vẫn tiêu diệt cùng số lượng mục tiêu.
Vũ khí này có thể bay hơn 45 dặm (72 km) để tấn công các mục tiêu di động, giảm thời gian bay lãng phí để tránh tiến vào khu vực phòng không nguy hiểm.
Mặc dù phía Mỹ rất đề cao vũ khí mới này, nhưng theo các chuyên gia quân sự Nga thì bom thông minh GBU-53B StormBreaker không hề "thần diệu" như quảng cáo.
Cựu lãnh đạo lực lượng tên lửa phòng không Nga, ông Sergei Khatylev cho rằng bom StormBreaker của Mỹ không có tính độc đáo thực sự, vì Nga có tất cả các thông tin cần thiết về vũ khí của Mỹ để sẵn sàng đối phó.
Tầm xa của bom thông minh GBU-53/B kể cả khi được máy bay mang thả từ độ cao lớn thì nó vẫn không có ưu thế khi phải đối đầu với những tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa như S-400 Triumf hay S-500 Prometheus.
Thậm chí một hệ thống tên lửa phòng không đã 40 năm tuổi như S-300 cũng thừa khả năng bắn hạ máy bay mang theo bom StormBreaker trước khi nó kịp triển khai vũ khí của mình.
Hơn nữa bản thân bom GBU-53/B có tốc độ khá chậm, không có khả năng lẩn tránh hay mức độ tán xạ sóng radar quá lớn, nó sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu "ngon ăn" của các tổ hợp phòng không Nga.
Chuyên gia Sergei Khatylev khẳng định bom GBU-53/B StormBreaker của Mỹ chỉ có thể gây hại cho phiến quân khủng bố hay lực lượng vũ trang kém phát triển mà thôi, nó hoàn toàn không phải là nguy cơ đối với Nga