Vào đầu năm 2024, Nga tuyên bố sẽ khởi động lại việc sản xuất bom hạng nặng FAB-3000, thông tin này ngay lập tức gây rung động trên trường quốc tế. Các nước đã bày tỏ sự quan ngại trước hành động của Nga, lo ngại việc tái sử dụng loại bom siêu lớn như vậy sẽ mang đến những hậu quả khó lường.Không lâu sau, một sự kiện bất ngờ xảy ra khiến cả thế giới chấn động. Bom hạng nặng FAB-3000 lần đầu tiên được sử dụng nhằm vào một tòa nhà ở tỉnh Kharkov; tuy nhiên, quả bom đã không đánh trúng mục tiêu như mong đợi, mà thay vào đó rơi xuống xung quanh tòa nhà.Ngay sau đó, quả bom FAB-3000 thứ hai tiếp tục được sử dụng và cho công chúng thấy được sức mạnh của nó. Sự tàn phá do quả bom FAB-3000 thứ hai gây ra, khi nó nổ tung lên bầu trời với một tiếng nổ chói tai, mọi thứ trên mặt đất dường như bị hút vào vực thẳm tối tăm.Một làn sóng xung kích khổng lồ xé toạc không khí, phá hủy mọi thứ gần như tan thành từng mảnh. Những người bị trúng bom, đều tắt thở trong tích tắc. Cơ thể của họ ngay lập tức bị biến dạng dưới áp lực của vụ nổ, nội tạng bị xé nát, máu và mảnh vụn bay khắp nơi. Nguồn gốc của thông tin này là một đoạn video kinh hoàng được một chiếc UAV ghi lại tại hiện trường vụ thả bom FAB-3000 ở Ukraine. Đoạn video này ghi lại mọi chi tiết về vụ nổ kinh hoàng đó, từ tiếng nổ đầu tiên cho đến sự tàn phá trên mặt đất.Năm 1946, ngay sau thế chiến thứ hai kết thúc, Liên Xô tập trung phát triển các loại vũ khí hiệu quả hơn trong chiến tranh. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của bom hạng nặng FAB-3000 không phải là điều gì quá bất ngờ.Trong quá trình phát triển, các kỹ sư Liên Xô phải đối mặt với một thách thức rất lớn, đó là làm thế nào để nạp một lượng lớn thuốc nổ vào quả bom và đảm bảo rằng, nó có thể phát huy tối đa khả năng sát thương khi phát nổ.Ban đầu các kỹ sư Liên Xô xem xét các phương án thiết kế khác nhau. Họ cần một loại vỏ chắc chắn nhưng nhẹ, để chứa một lượng lớn chất nổ; đồng thời đảm bảo độ ổn định và độ chính xác của quả bom. Sau nhiều thử nghiệm và cải tiến, cuối cùng họ đã thiết kế được nguyên mẫu FAB-3000 vào năm 1954, cải tiến vào năm 1962.Bom FAB-3000 có sức mạnh thật kinh hoàng, khi nó chứa tới 1.387 kg thuốc nổ, do vậy FAB-3000 có thể gây ra thiệt hại lớn và thậm chí có thể san bằng hoàn toàn một khu vực. So với đạn pháo cỡ lớn thông thường, lượng nổ của FAB-3000 tương đương với tổng hơn 170 quả đạn pháo 155mm.Tại hiện trường vụ nổ bom, mọi thứ trở nên hỗn loạn và tàn khốc. Bắt đầu từ tâm vụ nổ, mặt đất trong bán kính 45 mét bị phá hủy đến mức không thể nhận dạng, các tòa nhà biến thành đống đổ nát, ngọn lửa thiêu đốt mọi thứ xung quanh. Bất cứ ai trong khu vực này sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong, sóng xung kích giống như những cơn siêu lốc, ném mọi thứ xung quanh ra xa.Trong phạm vi 160 mét, thiệt hại ngày càng lan rộng và nghiêm trọng. Khu vực này tương đương với diện tích 11 sân bóng đá. Con người ở trong phạm vi này sẽ phải đối mặt với thảm họa không thể tưởng tượng được.Những mảnh bom, sóng xung kích có sức nóng cả nghìn độ C sẽ hủy diệt một cách tàn nhẫn mọi sự sống. Cơ thể có thể trông như không hề hấn gì, nhưng các cơ quan nội tạng của họ đã bị sóng xung kích xé nát và sự sống khó có thể tồn tại.Phạm vi tác động của vụ nổ bom kéo dài tới 1.240 mét, con số này đủ để khiến mọi người hiểu rằng, dù đứng cách tâm vụ nổ 1 km cũng không thể an toàn. Không khí tràn ngập mùi chết chóc, nỗi sợ hãi và tuyệt vọng bao trùm.Nỗi kinh hoàng của FAB-3000 không chỉ nằm ở sức mạnh của nó mà còn ở nỗi sợ hãi và tuyệt vọng vô tận mà nó mang lại, nhất là nỗi sợ hãi tâm lý. Đây là một cuộc chiến không có người chiến thắng, chỉ có sự hủy diệt và đau khổ.Nhà phân tích Brandon Weichert của trang National Interest nhận định, việc Nga sử dụng bom FAB-3000 đưa cuộc xung đột đang bước vào một giai đoạn mới và việc sử dụng bom sẽ trở thành một phần quan trọng trong chiến lược mở rộng chiến tranh của Nga.Cần phải chỉ ra rằng, bom FAB-3000 không phải là thuốc chữa bách bệnh. Trong một số trường hợp, những vũ khí mạnh như bom tấn vẫn cần thiết để đối phó với các mục tiêu cụ thể, hoặc thực hiện các cuộc tấn công khu vực. Nhưng người chỉ huy thường cần phải cân nhắc về mặt chiến thuật và lựa chọn vũ khí phù hợp, tùy theo tình huống cụ thể để ứng phó với các nhu cầu chiến đấu khác nhau.Trên chiến trường, tính sát thương của các loại vũ khí mà chúng gây ra ngày càng lớn. Sử dụng loại bom hạng nặng như FAB-3000, mục đích nhằm giành lợi thế lớn hơn trong chiến tranh, nhưng sức tàn phá mà chúng gây ra là không thể cứu vãn.Do vậy việc Nga tăng cường sản xuất và sử dụng bom FAB-3000 chắc chắn sẽ góp phần mang đến cơ hội chiến thắng chiến lược của Nga đến gần hơn nhiều, nhất là khi họ phải vượt qua những pháo đài thành phố. Trong bối cảnh đó, lệnh ngừng bắn sớm ở Ukraine càng trở nên cấp bách hơn, nhà phân tích Weichert nhấn mạnh. (Nguồn ảnh: RT, Sputnik, X).
Vào đầu năm 2024, Nga tuyên bố sẽ khởi động lại việc sản xuất bom hạng nặng FAB-3000, thông tin này ngay lập tức gây rung động trên trường quốc tế. Các nước đã bày tỏ sự quan ngại trước hành động của Nga, lo ngại việc tái sử dụng loại bom siêu lớn như vậy sẽ mang đến những hậu quả khó lường.
Không lâu sau, một sự kiện bất ngờ xảy ra khiến cả thế giới chấn động. Bom hạng nặng FAB-3000 lần đầu tiên được sử dụng nhằm vào một tòa nhà ở tỉnh Kharkov; tuy nhiên, quả bom đã không đánh trúng mục tiêu như mong đợi, mà thay vào đó rơi xuống xung quanh tòa nhà.
Ngay sau đó, quả bom FAB-3000 thứ hai tiếp tục được sử dụng và cho công chúng thấy được sức mạnh của nó. Sự tàn phá do quả bom FAB-3000 thứ hai gây ra, khi nó nổ tung lên bầu trời với một tiếng nổ chói tai, mọi thứ trên mặt đất dường như bị hút vào vực thẳm tối tăm.
Một làn sóng xung kích khổng lồ xé toạc không khí, phá hủy mọi thứ gần như tan thành từng mảnh. Những người bị trúng bom, đều tắt thở trong tích tắc. Cơ thể của họ ngay lập tức bị biến dạng dưới áp lực của vụ nổ, nội tạng bị xé nát, máu và mảnh vụn bay khắp nơi.
Nguồn gốc của thông tin này là một đoạn video kinh hoàng được một chiếc UAV ghi lại tại hiện trường vụ thả bom FAB-3000 ở Ukraine. Đoạn video này ghi lại mọi chi tiết về vụ nổ kinh hoàng đó, từ tiếng nổ đầu tiên cho đến sự tàn phá trên mặt đất.
Năm 1946, ngay sau thế chiến thứ hai kết thúc, Liên Xô tập trung phát triển các loại vũ khí hiệu quả hơn trong chiến tranh. Trong bối cảnh đó, sự ra đời của bom hạng nặng FAB-3000 không phải là điều gì quá bất ngờ.
Trong quá trình phát triển, các kỹ sư Liên Xô phải đối mặt với một thách thức rất lớn, đó là làm thế nào để nạp một lượng lớn thuốc nổ vào quả bom và đảm bảo rằng, nó có thể phát huy tối đa khả năng sát thương khi phát nổ.
Ban đầu các kỹ sư Liên Xô xem xét các phương án thiết kế khác nhau. Họ cần một loại vỏ chắc chắn nhưng nhẹ, để chứa một lượng lớn chất nổ; đồng thời đảm bảo độ ổn định và độ chính xác của quả bom. Sau nhiều thử nghiệm và cải tiến, cuối cùng họ đã thiết kế được nguyên mẫu FAB-3000 vào năm 1954, cải tiến vào năm 1962.
Bom FAB-3000 có sức mạnh thật kinh hoàng, khi nó chứa tới 1.387 kg thuốc nổ, do vậy FAB-3000 có thể gây ra thiệt hại lớn và thậm chí có thể san bằng hoàn toàn một khu vực. So với đạn pháo cỡ lớn thông thường, lượng nổ của FAB-3000 tương đương với tổng hơn 170 quả đạn pháo 155mm.
Tại hiện trường vụ nổ bom, mọi thứ trở nên hỗn loạn và tàn khốc. Bắt đầu từ tâm vụ nổ, mặt đất trong bán kính 45 mét bị phá hủy đến mức không thể nhận dạng, các tòa nhà biến thành đống đổ nát, ngọn lửa thiêu đốt mọi thứ xung quanh. Bất cứ ai trong khu vực này sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong, sóng xung kích giống như những cơn siêu lốc, ném mọi thứ xung quanh ra xa.
Trong phạm vi 160 mét, thiệt hại ngày càng lan rộng và nghiêm trọng. Khu vực này tương đương với diện tích 11 sân bóng đá. Con người ở trong phạm vi này sẽ phải đối mặt với thảm họa không thể tưởng tượng được.
Những mảnh bom, sóng xung kích có sức nóng cả nghìn độ C sẽ hủy diệt một cách tàn nhẫn mọi sự sống. Cơ thể có thể trông như không hề hấn gì, nhưng các cơ quan nội tạng của họ đã bị sóng xung kích xé nát và sự sống khó có thể tồn tại.
Phạm vi tác động của vụ nổ bom kéo dài tới 1.240 mét, con số này đủ để khiến mọi người hiểu rằng, dù đứng cách tâm vụ nổ 1 km cũng không thể an toàn. Không khí tràn ngập mùi chết chóc, nỗi sợ hãi và tuyệt vọng bao trùm.
Nỗi kinh hoàng của FAB-3000 không chỉ nằm ở sức mạnh của nó mà còn ở nỗi sợ hãi và tuyệt vọng vô tận mà nó mang lại, nhất là nỗi sợ hãi tâm lý. Đây là một cuộc chiến không có người chiến thắng, chỉ có sự hủy diệt và đau khổ.
Nhà phân tích Brandon Weichert của trang National Interest nhận định, việc Nga sử dụng bom FAB-3000 đưa cuộc xung đột đang bước vào một giai đoạn mới và việc sử dụng bom sẽ trở thành một phần quan trọng trong chiến lược mở rộng chiến tranh của Nga.
Cần phải chỉ ra rằng, bom FAB-3000 không phải là thuốc chữa bách bệnh. Trong một số trường hợp, những vũ khí mạnh như bom tấn vẫn cần thiết để đối phó với các mục tiêu cụ thể, hoặc thực hiện các cuộc tấn công khu vực. Nhưng người chỉ huy thường cần phải cân nhắc về mặt chiến thuật và lựa chọn vũ khí phù hợp, tùy theo tình huống cụ thể để ứng phó với các nhu cầu chiến đấu khác nhau.
Trên chiến trường, tính sát thương của các loại vũ khí mà chúng gây ra ngày càng lớn. Sử dụng loại bom hạng nặng như FAB-3000, mục đích nhằm giành lợi thế lớn hơn trong chiến tranh, nhưng sức tàn phá mà chúng gây ra là không thể cứu vãn.
Do vậy việc Nga tăng cường sản xuất và sử dụng bom FAB-3000 chắc chắn sẽ góp phần mang đến cơ hội chiến thắng chiến lược của Nga đến gần hơn nhiều, nhất là khi họ phải vượt qua những pháo đài thành phố. Trong bối cảnh đó, lệnh ngừng bắn sớm ở Ukraine càng trở nên cấp bách hơn, nhà phân tích Weichert nhấn mạnh. (Nguồn ảnh: RT, Sputnik, X).