Vào ngày 19/11, một đoạn video đã được Bộ Quốc phòng Nga công bố, ghi lại khoảnh khắc Không quân Nga sử dụng bom chùm RBK-500 để tấn công các vị trí của Quân đội Ukraine gần làng Staromayorske, thuộc khu vực phía nam tỉnh Donetsk của Ukraine.Đoạn phim cho thấy những quầng sáng lóe lên giữa những tán cây khắp cánh đồng, sau đó khói bốc lên. Một cảnh quay được chiếu từ một góc khác - ở đường chân trời, người xem có thể thấy ánh sáng nhấp nháy thành từng đợt trên mặt đất, nhanh chóng di chuyển sang phần khác của cánh đồng.Sau khi Mỹ chuyển đạn chùm cho Kiev vào mùa hè và Quân đội Ukraine bắt đầu sử dụng loại vũ khí có tính sát thương cao và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về sau này, Moscow “đã hứa” sẽ có các biện pháp đáp trả đối xứng.Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trước đó đã cảnh báo Ukraine và phương Tây rằng, Nga sẽ có “động thái trả đũa” nếu Ukraine sử dụng loại vũ khí này. Theo logic, các cuộc tấn công của Nga bằng bom chùm RBK-500 là “hành động bắt buộc”.Theo tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga, thứ nhất là để đối phương cảm nhận được sức mạnh của vũ khí bom đạn chùm của Nga. Thứ hai, giúp ngăn chặn cuộc tấn công dữ dội của bộ binh Ukraine.Đáng chú ý là các cuộc tấn công bằng bom chùm từ Nga được thực hiện chính xác ở nơi có hoạt động mạnh nhất của Ukraine trên hướng Staromayorske. Theo thông báo của quân đội Nga, họ sẽ sử dụng bom chùm một cách có chủ đích, nhưng hạn chế tối đa các cuộc tấn công như vậy. Vậy tính năng các loại bom đạn chùm của Nga so với của Mỹ viện trợ cho Ukraine như thế nào. Theo bài viết trên trang “Biên niên sử” của Nga, mẫu bom chùm của Nga có những khác biệt nhất định so với các mẫu của phương Tây. Thứ nhất, bom chùm RBK-500 mà Không quân Nga vừa sử dụng, được trang bị mô-đun dẫn đường chính xác.Thứ hai, bom chùm “thông minh” của Nga có tỷ lệ nổ cao, tức là sẽ hạn chế gây thiệt hại cho quân Nga, đặc biệt là trang thiết bị quân sự, nếu họ chiếm đóng lãnh thổ sau vụ đánh bom này. Thứ ba, bom chùm của Nga có thể tự hủy theo thời gian.Câu hỏi đặt ra là Nga sẽ sử dụng bom chùm ở chiến trường nào? Hiện có hai mặt trận đang nóng bỏng là hai bên bờ sông Dnieper ở khu vực Kherson và Avdeevka ở Donetsk. Nhưng ở nơi Nga đang duy trì thế tấn công, bom chùm sẽ không được sử dụng và như vậy sẽ không được sử dụng ở Avdeevka. Theo tờ Sina của Trung Quốc, nhiều khả năng, bom chùm sẽ được sử dụng ở những khu vực mà quân đội Nga phải kiềm chế các hành động tấn công của Ukraine. Ví dụ là nơi tập trung quân và cơ sở hạ tầng quân sự. Như vậy hai bên bờ sông Dnepr sẽ là nơi Nga “ưu tiên” sử dụng bom chùm.Xét cho cùng, việc sử dụng bom chùm RBK-500 sẽ gây khó khăn rất lớn cho việc triển khai đội hình tấn công của Ukraine; nhất là trong bối cảnh họ phải sử dụng chiến thuật “làn sóng người” do thiếu hụt xe thiết giáp. Đặc biệt là loại bom chùm tác động rất lớn đến tâm lý binh lính.Hiện trong kho vũ khí của Nga có các loại bom nổ phá, bom xuyên bê tông, bom mang đầu đạn con chống tăng, bom nhiệt áp, bom dẫn đường, đạn chùm gây cháy. Câu hỏi đặt ra là tại sao Nga lại phải sử dụng bom chùm RBC-500?Về vấn đề này, chuyên gia Alexander Perendzhiev và Plekhanov thuộc Đại học Kinh tế Nga cho rằng, Ukraine rõ ràng đã nhận được tên lửa M-39 (sử dụng trên pháo phản lực HIMARS mang 950 đạn con M-74), đạn chùm MK-20 (247 đạn con), đạn pháo M-864 cho pháo tự hành (72 đạn con) và đã sử dụng nhiều trên chiến trường. Do vậy, việc Nga sử dụng bom chùm là việc “có đi, có lại” - như một hành động đáp trả tương xứng.Thứ hai, việc sử dụng bom chùm mang lại hiệu quả lớn, cả về tính sát thương và tác động tâm lý đối với lực lượng phản công Ukraine. Vũ khí này hiệu quả hơn khi tấn công sân bay, khi mức độ phá hủy cao.Vào giữa mùa hè vừa qua, khi Washington chính thức công bố việc cung cấp đạn chùm cho Ukraine, sau đó cường độ sử dụng đạn chùm của Ukraine đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là ở các hướng Kherson, Zaporozhye và Nam Donetsk; đặc biệt là khi thấy cuộc phản công của họ có dấu hiệu đình trệ.Cuộc tấn công của Nga bằng bom chùm RBK-500 vào các vị trí của Ukraine gần làng Staromayorske được cho là một phản ứng đáp lại cuộc tấn công tương tự do Ukraine thực hiện. Thông tin này cũng được tờ Interia.pl của Ba Lan đăng tải. Theo phân tích của tờ Interia.pl, về thông số hủy diệt, bom chùm RBK-500 tương đương với đầu đạn chùm tên lửa chiến thuật lục quân ATACAMS của Mỹ. Nhưng điều đáng lo ngại nhất, là việc bom RBK-500 đã sử dụng mô-đun dẫn đường UMPC giá rẻ.Tờ Interia.pl nhận định, rất có thể trong thời gian tới, Quân đội Nga có khả năng mở rộng đáng kể việc sử dụng bom chùm với tỷ lệ có thể lên tới 2-5% tổng số vụ tấn công trên không (hiện nay Không quân Nga thực hiện từ 75 đến 130 vụ ném bom mỗi ngày).Theo tờ Interia.pl, bom chùm có thể là “liều thuốc chữa bách bệnh” của Nga do tình trạng thiếu đạn pháo chùm. Nếu Quân đội Ukraine không khống chế được lực lượng không quân chiến thuật Nga, thì sẽ có nhiều vụ ném bom chùm có điều khiển chính xác xuống trận địa của Ukraine.Bom chùm RBK-500 được Liên Xô sản xuất và đưa vào sử dụng từ năm 1987, có khối lượng 500 kg. Thiết kế thân hình trụ, có trang bị dù hãm; khi rơi xuống một độ cao nhất định sau khi được thả, quả bom phát nổ, tung ra hàng trăm quả bom cỡ nhỏ, được gọi là đạn con trên mặt đất. Phạm vi phá hủy của chúng bao phủ một khu vực rộng lớn, có kích thước bằng một sân vận động bóng đá.Đoạn video Nga sử dụng bom chùm RBK-500 để tấn công các vị trí của Ukraine gần làng Staromayorske, tỉnh Donetsk ngày 19/11. Nguồn Topwar
Vào ngày 19/11, một đoạn video đã được Bộ Quốc phòng Nga công bố, ghi lại khoảnh khắc Không quân Nga sử dụng bom chùm RBK-500 để tấn công các vị trí của Quân đội Ukraine gần làng Staromayorske, thuộc khu vực phía nam tỉnh Donetsk của Ukraine.
Đoạn phim cho thấy những quầng sáng lóe lên giữa những tán cây khắp cánh đồng, sau đó khói bốc lên. Một cảnh quay được chiếu từ một góc khác - ở đường chân trời, người xem có thể thấy ánh sáng nhấp nháy thành từng đợt trên mặt đất, nhanh chóng di chuyển sang phần khác của cánh đồng.
Sau khi Mỹ chuyển đạn chùm cho Kiev vào mùa hè và Quân đội Ukraine bắt đầu sử dụng loại vũ khí có tính sát thương cao và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về sau này, Moscow “đã hứa” sẽ có các biện pháp đáp trả đối xứng.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trước đó đã cảnh báo Ukraine và phương Tây rằng, Nga sẽ có “động thái trả đũa” nếu Ukraine sử dụng loại vũ khí này. Theo logic, các cuộc tấn công của Nga bằng bom chùm RBK-500 là “hành động bắt buộc”.
Theo tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga, thứ nhất là để đối phương cảm nhận được sức mạnh của vũ khí bom đạn chùm của Nga. Thứ hai, giúp ngăn chặn cuộc tấn công dữ dội của bộ binh Ukraine.
Đáng chú ý là các cuộc tấn công bằng bom chùm từ Nga được thực hiện chính xác ở nơi có hoạt động mạnh nhất của Ukraine trên hướng Staromayorske. Theo thông báo của quân đội Nga, họ sẽ sử dụng bom chùm một cách có chủ đích, nhưng hạn chế tối đa các cuộc tấn công như vậy.
Vậy tính năng các loại bom đạn chùm của Nga so với của Mỹ viện trợ cho Ukraine như thế nào. Theo bài viết trên trang “Biên niên sử” của Nga, mẫu bom chùm của Nga có những khác biệt nhất định so với các mẫu của phương Tây. Thứ nhất, bom chùm RBK-500 mà Không quân Nga vừa sử dụng, được trang bị mô-đun dẫn đường chính xác.
Thứ hai, bom chùm “thông minh” của Nga có tỷ lệ nổ cao, tức là sẽ hạn chế gây thiệt hại cho quân Nga, đặc biệt là trang thiết bị quân sự, nếu họ chiếm đóng lãnh thổ sau vụ đánh bom này. Thứ ba, bom chùm của Nga có thể tự hủy theo thời gian.
Câu hỏi đặt ra là Nga sẽ sử dụng bom chùm ở chiến trường nào? Hiện có hai mặt trận đang nóng bỏng là hai bên bờ sông Dnieper ở khu vực Kherson và Avdeevka ở Donetsk. Nhưng ở nơi Nga đang duy trì thế tấn công, bom chùm sẽ không được sử dụng và như vậy sẽ không được sử dụng ở Avdeevka.
Theo tờ Sina của Trung Quốc, nhiều khả năng, bom chùm sẽ được sử dụng ở những khu vực mà quân đội Nga phải kiềm chế các hành động tấn công của Ukraine. Ví dụ là nơi tập trung quân và cơ sở hạ tầng quân sự. Như vậy hai bên bờ sông Dnepr sẽ là nơi Nga “ưu tiên” sử dụng bom chùm.
Xét cho cùng, việc sử dụng bom chùm RBK-500 sẽ gây khó khăn rất lớn cho việc triển khai đội hình tấn công của Ukraine; nhất là trong bối cảnh họ phải sử dụng chiến thuật “làn sóng người” do thiếu hụt xe thiết giáp. Đặc biệt là loại bom chùm tác động rất lớn đến tâm lý binh lính.
Hiện trong kho vũ khí của Nga có các loại bom nổ phá, bom xuyên bê tông, bom mang đầu đạn con chống tăng, bom nhiệt áp, bom dẫn đường, đạn chùm gây cháy. Câu hỏi đặt ra là tại sao Nga lại phải sử dụng bom chùm RBC-500?
Về vấn đề này, chuyên gia Alexander Perendzhiev và Plekhanov thuộc Đại học Kinh tế Nga cho rằng, Ukraine rõ ràng đã nhận được tên lửa M-39 (sử dụng trên pháo phản lực HIMARS mang 950 đạn con M-74), đạn chùm MK-20 (247 đạn con), đạn pháo M-864 cho pháo tự hành (72 đạn con) và đã sử dụng nhiều trên chiến trường. Do vậy, việc Nga sử dụng bom chùm là việc “có đi, có lại” - như một hành động đáp trả tương xứng.
Thứ hai, việc sử dụng bom chùm mang lại hiệu quả lớn, cả về tính sát thương và tác động tâm lý đối với lực lượng phản công Ukraine. Vũ khí này hiệu quả hơn khi tấn công sân bay, khi mức độ phá hủy cao.
Vào giữa mùa hè vừa qua, khi Washington chính thức công bố việc cung cấp đạn chùm cho Ukraine, sau đó cường độ sử dụng đạn chùm của Ukraine đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là ở các hướng Kherson, Zaporozhye và Nam Donetsk; đặc biệt là khi thấy cuộc phản công của họ có dấu hiệu đình trệ.
Cuộc tấn công của Nga bằng bom chùm RBK-500 vào các vị trí của Ukraine gần làng Staromayorske được cho là một phản ứng đáp lại cuộc tấn công tương tự do Ukraine thực hiện. Thông tin này cũng được tờ Interia.pl của Ba Lan đăng tải.
Theo phân tích của tờ Interia.pl, về thông số hủy diệt, bom chùm RBK-500 tương đương với đầu đạn chùm tên lửa chiến thuật lục quân ATACAMS của Mỹ. Nhưng điều đáng lo ngại nhất, là việc bom RBK-500 đã sử dụng mô-đun dẫn đường UMPC giá rẻ.
Tờ Interia.pl nhận định, rất có thể trong thời gian tới, Quân đội Nga có khả năng mở rộng đáng kể việc sử dụng bom chùm với tỷ lệ có thể lên tới 2-5% tổng số vụ tấn công trên không (hiện nay Không quân Nga thực hiện từ 75 đến 130 vụ ném bom mỗi ngày).
Theo tờ Interia.pl, bom chùm có thể là “liều thuốc chữa bách bệnh” của Nga do tình trạng thiếu đạn pháo chùm. Nếu Quân đội Ukraine không khống chế được lực lượng không quân chiến thuật Nga, thì sẽ có nhiều vụ ném bom chùm có điều khiển chính xác xuống trận địa của Ukraine.
Bom chùm RBK-500 được Liên Xô sản xuất và đưa vào sử dụng từ năm 1987, có khối lượng 500 kg. Thiết kế thân hình trụ, có trang bị dù hãm; khi rơi xuống một độ cao nhất định sau khi được thả, quả bom phát nổ, tung ra hàng trăm quả bom cỡ nhỏ, được gọi là đạn con trên mặt đất. Phạm vi phá hủy của chúng bao phủ một khu vực rộng lớn, có kích thước bằng một sân vận động bóng đá.
Đoạn video Nga sử dụng bom chùm RBK-500 để tấn công các vị trí của Ukraine gần làng Staromayorske, tỉnh Donetsk ngày 19/11. Nguồn Topwar