Theo Thông tấn xã Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 29/2, Bộ trưởng quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar đã trực tiếp đến chiến tuyến tại tỉnh Idlib của Syria, để động viên khích lệ binh lính Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang chiến đấu tại đây.Hành động của Bộ trưởng quốc phòng Hulusi Akar trực tiếp ra chiến tuyến động viên binh sĩ, nhằm thúc đẩy tinh thần của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, khi 33 binh sĩ nước này bị thiệt mạng sau vụ không kích của Quân đội chính phủ Syria vào hôm 27/2.Trước đó vào ngày 27/2, Quân đội chính phủ Syria đã xuất kích bốn chiếc máy bay chiến đấu, tổ chức một cuộc tấn công bất ngờ vào các cứ điểm đóng quân của Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực Bejung thuộc tỉnh Idlib của Syria.Phía chỉ huy quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, lực lượng không quân của Syria đã bị gần như phá hủy hoàn toàn bởi cuộc nội chiến; do vậy đã nảy sinh tư tưởng chủ quan, coi thường lực lượng không quân ít ỏi của Syria, không chú trọng việc phòng không.Mặc dù phía quân đội chính phủ Syria chỉ còn những máy bay chiến đấu sử dụng bom đạn thông thường; nhưng do không vướng phải sự chống trả của lực lượng phòng không Thổ Nhĩ Kỳ, những máy bay này đã tự do bay thấp, phóng tên lửa và rải bom, làm 33 binh lính Thổ thiệt mạng và làm bị thương hơn 30 người khác.Các quốc gia Pháp, Đức, Bỉ, Ba Lan và Estonia đã ra tuyên bố chung lên án cuộc tấn công trên của Quân đội chính phủ Syria, vào các căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ và nhấn mạnh sự ủng hộ của họ đối với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.Để trả đũa Quân đội chính phủ Syria, phía Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã mở một cuộc tiến công tổng lực vào Quân đội chính phủ Syria ở tỉnh Idlib. Đích thân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ra chiến tuyến động viên binh sĩ, góp phần nâng cao tinh thần chiến đấu.Theo thông tin từ Bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, trong cuộc phản công trên, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã phá hủy 55 xe tăng, 18 xe bọc thép, 36 khẩu pháo các loại, 4 pháo phòng không tự hành, 3 máy bay trực thăng, 6 kho hậu cần và giết chết 1.709 binh sĩ Syria.Lý do chính cho sự thành công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong trận chiến trên là do công lao của không quân nước này; khi Ankara nhận được cái "gật đầu" từ phía Moscow, không quân Thổ đã sử dụng một số lượng lớn máy bay chiến đấu F-16 để thực hiện các cuộc không kích quy mô lớn vào quân đội Chính phủ Syria ở Idlib.Những máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị bom dẫn đường chính xác, do vậy quân đội Syria chỉ còn cách giơ lưng ra chịu trận; bị tổn thất lớn về người và vũ khí trang bị.Đang thế nghèo lại lâm vào cảnh túng, cũng chỉ trong ngày 27/2, Không quân Syria mất nốt bốn máy bay chiến đấu MiG và không quân Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn làm chủ không phận tỉnh Idlib.Nhưng để có thể tự do ra vào không phận Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải “mua” sự trung lập của Nga bằng cách đưa ra các đơn đặt hàng vũ khí khổng lồ và thảo luận với Nga về việc mua tên lửa phòng không S-400, máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 và máy bay chiến đấu hạng nặng Su-35.Nếu tất cả những hợp đồng trên thành công, Nga có thể thu được ít nhất 10 tỷ USD tiền lãi. Được biết, Nga đã ngừng các cuộc không kích vào quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và không ngăn cản các máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập vào Idlib.Trước đó, Nga đã thành lập khu vực cấm bay ở Idlib, khiến các máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ không thể tiếp cận không phận tỉnh Idlib; do vậy quân đội chỉnh phủ Syria, với lợi thế về số lượng xe tăng và kinh nghiệm chiến đấu, vẫn có thể chiến đấu sòng phẳng với Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.Tuy nhiên trong tình hình hiện tại, với lợi thế vượt trội về không quân, Quân đội chính phủ Syria đã ngay lập tức bộc lộ điểm yếu của việc thiếu khả năng phòng không và họ đã phải trả giá cho việc Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm mất ưu thế trên không.Video Quân đội Mỹ nghi trúng pháo kích Thổ Nhĩ Kỳ - Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp
Theo Thông tấn xã Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 29/2, Bộ trưởng quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar đã trực tiếp đến chiến tuyến tại tỉnh Idlib của Syria, để động viên khích lệ binh lính Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang chiến đấu tại đây.
Hành động của Bộ trưởng quốc phòng Hulusi Akar trực tiếp ra chiến tuyến động viên binh sĩ, nhằm thúc đẩy tinh thần của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, khi 33 binh sĩ nước này bị thiệt mạng sau vụ không kích của Quân đội chính phủ Syria vào hôm 27/2.
Trước đó vào ngày 27/2, Quân đội chính phủ Syria đã xuất kích bốn chiếc máy bay chiến đấu, tổ chức một cuộc tấn công bất ngờ vào các cứ điểm đóng quân của Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực Bejung thuộc tỉnh Idlib của Syria.
Phía chỉ huy quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, lực lượng không quân của Syria đã bị gần như phá hủy hoàn toàn bởi cuộc nội chiến; do vậy đã nảy sinh tư tưởng chủ quan, coi thường lực lượng không quân ít ỏi của Syria, không chú trọng việc phòng không.
Mặc dù phía quân đội chính phủ Syria chỉ còn những máy bay chiến đấu sử dụng bom đạn thông thường; nhưng do không vướng phải sự chống trả của lực lượng phòng không Thổ Nhĩ Kỳ, những máy bay này đã tự do bay thấp, phóng tên lửa và rải bom, làm 33 binh lính Thổ thiệt mạng và làm bị thương hơn 30 người khác.
Các quốc gia Pháp, Đức, Bỉ, Ba Lan và Estonia đã ra tuyên bố chung lên án cuộc tấn công trên của Quân đội chính phủ Syria, vào các căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ và nhấn mạnh sự ủng hộ của họ đối với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Để trả đũa Quân đội chính phủ Syria, phía Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã mở một cuộc tiến công tổng lực vào Quân đội chính phủ Syria ở tỉnh Idlib. Đích thân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ra chiến tuyến động viên binh sĩ, góp phần nâng cao tinh thần chiến đấu.
Theo thông tin từ Bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, trong cuộc phản công trên, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã phá hủy 55 xe tăng, 18 xe bọc thép, 36 khẩu pháo các loại, 4 pháo phòng không tự hành, 3 máy bay trực thăng, 6 kho hậu cần và giết chết 1.709 binh sĩ Syria.
Lý do chính cho sự thành công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong trận chiến trên là do công lao của không quân nước này; khi Ankara nhận được cái "gật đầu" từ phía Moscow, không quân Thổ đã sử dụng một số lượng lớn máy bay chiến đấu F-16 để thực hiện các cuộc không kích quy mô lớn vào quân đội Chính phủ Syria ở Idlib.
Những máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị bom dẫn đường chính xác, do vậy quân đội Syria chỉ còn cách giơ lưng ra chịu trận; bị tổn thất lớn về người và vũ khí trang bị.
Đang thế nghèo lại lâm vào cảnh túng, cũng chỉ trong ngày 27/2, Không quân Syria mất nốt bốn máy bay chiến đấu MiG và không quân Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn làm chủ không phận tỉnh Idlib.
Nhưng để có thể tự do ra vào không phận Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải “mua” sự trung lập của Nga bằng cách đưa ra các đơn đặt hàng vũ khí khổng lồ và thảo luận với Nga về việc mua tên lửa phòng không S-400, máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 và máy bay chiến đấu hạng nặng Su-35.
Nếu tất cả những hợp đồng trên thành công, Nga có thể thu được ít nhất 10 tỷ USD tiền lãi. Được biết, Nga đã ngừng các cuộc không kích vào quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và không ngăn cản các máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập vào Idlib.
Trước đó, Nga đã thành lập khu vực cấm bay ở Idlib, khiến các máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ không thể tiếp cận không phận tỉnh Idlib; do vậy quân đội chỉnh phủ Syria, với lợi thế về số lượng xe tăng và kinh nghiệm chiến đấu, vẫn có thể chiến đấu sòng phẳng với Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên trong tình hình hiện tại, với lợi thế vượt trội về không quân, Quân đội chính phủ Syria đã ngay lập tức bộc lộ điểm yếu của việc thiếu khả năng phòng không và họ đã phải trả giá cho việc Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm mất ưu thế trên không.
Video Quân đội Mỹ nghi trúng pháo kích Thổ Nhĩ Kỳ - Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp