Mạng Syriaobserve mới đây đăng tải một loại pháo cao tốc cỡ 23mm do Quân đội Syria tự chế tạo. Tưởng như đây là bước tiến của công nghiệp quốc phòng Syria, thế nhưng nhìn kỹ hóa ra đây là khẩu pháo hàng không vốn gắn trên các máy bay chiến đấu, nay được đem xuống mặt đất làm hỏa lực diệt bộ binh, xe bọc thép, công sự phòng ngự…Nguồn ảnh: SyriaobserveKhẩu pháo mà Quân đội Syria “chế tạo” được "chế tác" từ khẩu pháo tự động 23mm nòng kép GSh-23 do Cục thiết kế khí cụ KBP phát triển từ những năm 1960 để thay thế cho khẩu NR-23. Nguồn ảnh: WikipediaPháo tự động GSh-23 có trọng lượng khoảng 49,2kg (phiên bản GSh-23L là 50kg), dài 1,38m (chiều dài nòng 1m). Nguồn ảnh: WikipediaKhẩu pháo này được thiết kế chủ yếu trang bị cho các dòng máy bay chiến đấu và trực thăng tấn công của Không quân, Lục quân Liên Xô. Ngoài ra, nó có thể trang bị cho các loại máy bay chiến đấu do các quốc gia ngoài Liên Xô chế tạo. Trong ảnh là mẫu L-39 của Czech được trang bị GSh-23 gắn dưới thân. Nguồn ảnh: WikipediaGSh-23 được coi là khẩu pháo tiêu chuẩn của các thế hệ tiêm kích MiG-21 gồm mẫu M, SM, MF, SMT và bis; tất cả các phiên bản của dòng tiêm kích MiG-23, SOKO J-22 (Nam Tư cũ), IAR-93 của Romania và thậm chí là cả các phiên bản máy bay ném bom Tu-22M và Tu-95. Nguồn ảnh: WikipediaGSh-23 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng độ giật truyền động chéo giữa hai nòng súng. Mỗi nòng súng có hệ thống hấp thụ lực giật riêng của mình và chuyển động của hai nòng được đồng bộ hóa bằng một bánh răng và đòn bẩy, khi một nòng lùi lại nó sẽ tác động vào đòn bẩy và đòn bẩy sẽ đẩy thoi nạp đạn của nòng lại vào vị trí sẵn sàng khai hỏa trong khi thoi nạp đạn của chính nó lùi lại để nhả vỏ đạn cũ ra, nhận viên đạn mới chuẩn bị để được đẩy vào nòng và bắn, khi nòng thứ hai khai hỏa nó sẽ lặp lại chu kỳ này với nòng thứ nhất…. Nguồn ảnh: Wikipedia…Thiết kế này giúp bỏ sự cần thiết với hai lò xo lớn để đẩy hệ thống về vị trí cũ sau khi hấp thu lực giật giúp giảm trọng lượng và kích thước của hệ thống. Cũng như thiết kế hai nòng giúp súng có tốc độ bắn nhanh hơn. Trong ảnh, khẩu GSh-23 gắn ở tháp pháo đuôi máy bay ném bom Tu-22M. Nguồn ảnh: WikipediaĐáng chú ý, GSh-23 còn được thiết kế để lắp trong các “gun pod” để dễ dàng trang bị cho trực thăng tấn công hay gắn ngoài các máy bay tiêm kích – bom như Su-22, Su-24… Nguồn ảnh: WikipediaPháo GSh-23 được nạp đạn bởi một dây đạn duy nhất cho hai nòng có thể gắn từ bên trái hay bên phải súng, mỗi nòng súng sẽ có bánh răng xoay móc đạn từ dây đạn ra để đưa vào vị trí nạp đạn khi nòng súng di chuyển. Súng điểm hỏa bằng điện với nguồn điện 27 V. Nguồn ảnh: WikipediaGSh-23 đạt tốc độ bắn đến 3.000-4.000 phát/phút, với sơ tốc 680-890m/s. Quân đội Syria có thể sử dụng khẩu pháo này để bắn yểm trợ hỏa lực cho quân mặt đất, bắn phá các tòa nhà... Nguồn ảnh: Wikipedia
Mạng Syriaobserve mới đây đăng tải một loại pháo cao tốc cỡ 23mm do Quân đội Syria tự chế tạo. Tưởng như đây là bước tiến của công nghiệp quốc phòng Syria, thế nhưng nhìn kỹ hóa ra đây là khẩu pháo hàng không vốn gắn trên các máy bay chiến đấu, nay được đem xuống mặt đất làm hỏa lực diệt bộ binh, xe bọc thép, công sự phòng ngự…Nguồn ảnh: Syriaobserve
Khẩu pháo mà Quân đội Syria “chế tạo” được "chế tác" từ khẩu pháo tự động 23mm nòng kép GSh-23 do Cục thiết kế khí cụ KBP phát triển từ những năm 1960 để thay thế cho khẩu NR-23. Nguồn ảnh: Wikipedia
Pháo tự động GSh-23 có trọng lượng khoảng 49,2kg (phiên bản GSh-23L là 50kg), dài 1,38m (chiều dài nòng 1m). Nguồn ảnh: Wikipedia
Khẩu pháo này được thiết kế chủ yếu trang bị cho các dòng máy bay chiến đấu và trực thăng tấn công của Không quân, Lục quân Liên Xô. Ngoài ra, nó có thể trang bị cho các loại máy bay chiến đấu do các quốc gia ngoài Liên Xô chế tạo. Trong ảnh là mẫu L-39 của Czech được trang bị GSh-23 gắn dưới thân. Nguồn ảnh: Wikipedia
GSh-23 được coi là khẩu pháo tiêu chuẩn của các thế hệ tiêm kích MiG-21 gồm mẫu M, SM, MF, SMT và bis; tất cả các phiên bản của dòng tiêm kích MiG-23, SOKO J-22 (Nam Tư cũ), IAR-93 của Romania và thậm chí là cả các phiên bản máy bay ném bom Tu-22M và Tu-95. Nguồn ảnh: Wikipedia
GSh-23 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng độ giật truyền động chéo giữa hai nòng súng. Mỗi nòng súng có hệ thống hấp thụ lực giật riêng của mình và chuyển động của hai nòng được đồng bộ hóa bằng một bánh răng và đòn bẩy, khi một nòng lùi lại nó sẽ tác động vào đòn bẩy và đòn bẩy sẽ đẩy thoi nạp đạn của nòng lại vào vị trí sẵn sàng khai hỏa trong khi thoi nạp đạn của chính nó lùi lại để nhả vỏ đạn cũ ra, nhận viên đạn mới chuẩn bị để được đẩy vào nòng và bắn, khi nòng thứ hai khai hỏa nó sẽ lặp lại chu kỳ này với nòng thứ nhất…. Nguồn ảnh: Wikipedia
…Thiết kế này giúp bỏ sự cần thiết với hai lò xo lớn để đẩy hệ thống về vị trí cũ sau khi hấp thu lực giật giúp giảm trọng lượng và kích thước của hệ thống. Cũng như thiết kế hai nòng giúp súng có tốc độ bắn nhanh hơn. Trong ảnh, khẩu GSh-23 gắn ở tháp pháo đuôi máy bay ném bom Tu-22M. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đáng chú ý, GSh-23 còn được thiết kế để lắp trong các “gun pod” để dễ dàng trang bị cho trực thăng tấn công hay gắn ngoài các máy bay tiêm kích – bom như Su-22, Su-24… Nguồn ảnh: Wikipedia
Pháo GSh-23 được nạp đạn bởi một dây đạn duy nhất cho hai nòng có thể gắn từ bên trái hay bên phải súng, mỗi nòng súng sẽ có bánh răng xoay móc đạn từ dây đạn ra để đưa vào vị trí nạp đạn khi nòng súng di chuyển. Súng điểm hỏa bằng điện với nguồn điện 27 V. Nguồn ảnh: Wikipedia
GSh-23 đạt tốc độ bắn đến 3.000-4.000 phát/phút, với sơ tốc 680-890m/s. Quân đội Syria có thể sử dụng khẩu pháo này để bắn yểm trợ hỏa lực cho quân mặt đất, bắn phá các tòa nhà... Nguồn ảnh: Wikipedia