Trong những hình ảnh mới đây về Hội thao quân sự quốc tế Army Games 2020 do báo QĐND đăng tải, lần đầu tiên Việt Nam cử đội tham gia nội dung thi “Bầu trời quang đãng”. Được biết, đây là đội với thành phần tham dự chỉ 5 người, đều là các lưu học sinh quân sự Việt Nam tại Học viện Phòng không Lục quân Smolensk của LB Nga.
Ảnh: Đội tuyển Việt Nam tham dự nội dung “Bầu trời quang đãng” chụp ảnh lưu niệm với thiết giáp BTR-82 - Nguồn: QĐND.Do thời gian chuẩn bị quá gấp rút, đoàn Việt Nam chỉ kịp tuyển chọn tại chỗ 5 lưu học sinh và không hề có bất cứ dự bị nào. Chính vì vậy, mỗi thành viên đều là đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu. Dẫu vậy, các chiến sĩ ta vẫn quyết tâm thi đấu, thử sức mình dù cho vô vàn khó khăn phía trước, nhất là các đội tham gia đều đã có kinh nghiệm phong phú, thời gian luyện tập trước dài.
Ảnh: 5 chiến sĩ Việt Nam bên cạnh 2 sĩ quan hướng dẫn được chủ nhà Nga cử đến hỗ trợ bộ đội ta làm quen với vũ khí trang bị - Nguồn: QĐND.Trong năm ngoái, nội dung thi “Bầu trời quang đãng” được tổ chức tại thao trường ở Trung Quốc, với thời gian thi đấu chỉ trong vòng một ngày. Năm nay, nội dụng sẽ lại được tổ chức ở nước chủ nhà Nga với 7 nước tham dự, bao gồm Việt Nam, Nga, Uzbekistan, Belarus, Pakistan, Lào và Campuchia.
Ảnh: Chiến sĩ đội tuyển Trung Quốc thực hiện bài bắn tên lửa vác vai QW-2 MANPADS trong khuôn khổ nội dung “Bầu trời quang đãng” AMRY Games 2019.Tại nội dung thi “Bầu trời quang đãng”, các đội thi sẽ phải thực hiện chạy vượt vật cản, bắn tên lửa vác vai, bắn súng AK-12, bắn súng máy 7.62mm.
Ảnh: Đội tuyển Venezuela trong nội dung bắn tên lửa vác vai Igla từ xe thiết giáp BTR-80 tại Army Games 2015.Nước chủ nhà Nga năm nay sẽ cung cấp cho các đội thi xe thiết giáp BTR-82 cực kỳ tối tân, đây là phiên bản nâng cấp mạnh mẽ của BTR-80, chỉ mới đi vào hoạt động chính thức trong quân đội Nga từ năm 2014. Xe có trọng lượng 15.4 tấn, vũ trang một tháp pháo tự động 2A72 cỡ 30mm cùng khả năng chống đạn, chống mìn vượt trội thế hệ trước. Tại hội thao năm ngoái, đội tuyển Công binh xung kích Việt Nam đã làm quen rất nhanh và sử dụng thành thạo loại xe bọc thép mới này.
Ảnh: Xe thiết giáp BTR-82 của lực lượng Đổ bộ đường không Nga (VDV).Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên quân đội Nga đưa súng trường tấn công thế hệ mới AK-12 vào nội dung thi của Hội thao Army Games, và cũng là lần đầu tiên các chiến sĩ Việt Nam được làm quen và sử dụng với loại súng này. Đây là loại súng mới hoàn toàn khác biệt với AK-47 được các chiến sĩ ta huấn luyện trong nước và cũng khác biệt với súng AK-74 học viên ta sử dụng trong quá trình học tập tại Nga.
Ảnh: Chiến sĩ đội tuyển Việt Nam với súng trường tấn công AK-12 và xe thiết giáp BTR-82 - Nguồn: QĐND.Cuối những năm 2000, Bộ Quốc phòng Nga yêu cầu một mẫu súng hoàn toàn mới, đáp ứng các yêu cầu tác chiến hiện đại để thay thế súng AK-47 và AK-74 vốn là di sản từ thời Liên Xô để lại. Với yêu cầu trên, Công ty Izhmash (một thành viên của Tập đoàn Kalashnikov Concern) đã cho ra đời hai mẫu súng trường AK-12 sử dụng đạn 5.45x39 của AK-74 và AK-15 sử dụng đạn 7.62x39 của AK-47 nhằm trang bị các mẫu súng này cho chiến binh tương lai của Nga.
Ảnh: Khối chiễn sĩ Đổ bộ đường không (VDV) với súng trường tấn công AK-12 hiện đại.Trong đó, AK-12 là mẫu súng được phát triển để sử dụng cỡ đạn 5.45x39mm của AK-74, có chiều dài tổng thể 945mm với nòng dài 415mm. Trọng lượng 3.3kg, tốc độ bắn khoảng 700 phát/phút, tầm bắn tối đa 800m, tầm bắn hiệu quả 500 - 600m, sơ tốc đầu đạn 880 - 900m/s, sử dụng một hộp tiếp đạn 30 viên.
Ảnh: Chiến sĩ Nga tác xạ với súng AK-12Súng có hàng ray Picatinny chạy dài từ trên ốp lót tay đến hết hộp khóa nòng giúp có thể dễ dàng trang bị thêm các loại phụ kiện như kính ngắm quang học, kính nhìn đêm, kính ngắm điểm đỏ,… và phía dưới ốp lót tay để gắn súng phóng lựu kẹp nòng, hay bộ gá chống. Ốp lót tay cũng được chế tác công phu với các gờ nổi giúp chiến sĩ có thể bám chắc.Ngoài ra, thước ngắm của súng được đưa về phía cuối nắp hộp khóa nòng, gần mắt xạ thủ, đồng thời loại bỏ cơ cấu giữ hộp khóa nòng kiểu nút như trên AK-47 và AK-74 mà sử dụng cần khóa ở đoạn giữa nắp hộp khóa nòng và ốp lót tay. Báng súng cũng là loại rút giúp điều chỉnh độ dài phù hợp với tùy từng xạ thủ.
Ảnh: Bắn thử nghiệm súng AK-12.Có thể nói rằng, với việc lần đầu tiên đưa AK-12 vào thi đấu chính thức, đây chính là cơ hội tốt cho Nga giới thiệu mẫu súng trường tấn công kiểu mới của mình đến những khách hàng tiềm năng nhất. Trong tương lai, khi nhận được những phản hồi tích cực từ đội tuyển thi đấu, có thể nhiều nước sẽ đặt hàng mẫu súng ưu việt này. Bên cạnh đó, việc lần đầu sử dụng AK-12 cũng là cơ hội quý báu cho đội tuyển Việt Nam có thể nâng cao trình độ, tiếp cận với những vũ khí bộ binh hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay.
Ảnh: Khối chiến sĩ Nga với súng AK-12. Video Súng tiểu liên AK-12 của Nga - Nguồn: QPVN
Trong những hình ảnh mới đây về Hội thao quân sự quốc tế Army Games 2020 do báo QĐND đăng tải, lần đầu tiên Việt Nam cử đội tham gia nội dung thi “Bầu trời quang đãng”. Được biết, đây là đội với thành phần tham dự chỉ 5 người, đều là các lưu học sinh quân sự Việt Nam tại Học viện Phòng không Lục quân Smolensk của LB Nga.
Ảnh: Đội tuyển Việt Nam tham dự nội dung “Bầu trời quang đãng” chụp ảnh lưu niệm với thiết giáp BTR-82 - Nguồn: QĐND.
Do thời gian chuẩn bị quá gấp rút, đoàn Việt Nam chỉ kịp tuyển chọn tại chỗ 5 lưu học sinh và không hề có bất cứ dự bị nào. Chính vì vậy, mỗi thành viên đều là đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu. Dẫu vậy, các chiến sĩ ta vẫn quyết tâm thi đấu, thử sức mình dù cho vô vàn khó khăn phía trước, nhất là các đội tham gia đều đã có kinh nghiệm phong phú, thời gian luyện tập trước dài.
Ảnh: 5 chiến sĩ Việt Nam bên cạnh 2 sĩ quan hướng dẫn được chủ nhà Nga cử đến hỗ trợ bộ đội ta làm quen với vũ khí trang bị - Nguồn: QĐND.
Trong năm ngoái, nội dung thi “Bầu trời quang đãng” được tổ chức tại thao trường ở Trung Quốc, với thời gian thi đấu chỉ trong vòng một ngày. Năm nay, nội dụng sẽ lại được tổ chức ở nước chủ nhà Nga với 7 nước tham dự, bao gồm Việt Nam, Nga, Uzbekistan, Belarus, Pakistan, Lào và Campuchia.
Ảnh: Chiến sĩ đội tuyển Trung Quốc thực hiện bài bắn tên lửa vác vai QW-2 MANPADS trong khuôn khổ nội dung “Bầu trời quang đãng” AMRY Games 2019.
Tại nội dung thi “Bầu trời quang đãng”, các đội thi sẽ phải thực hiện chạy vượt vật cản, bắn tên lửa vác vai, bắn súng AK-12, bắn súng máy 7.62mm.
Ảnh: Đội tuyển Venezuela trong nội dung bắn tên lửa vác vai Igla từ xe thiết giáp BTR-80 tại Army Games 2015.
Nước chủ nhà Nga năm nay sẽ cung cấp cho các đội thi xe thiết giáp BTR-82 cực kỳ tối tân, đây là phiên bản nâng cấp mạnh mẽ của BTR-80, chỉ mới đi vào hoạt động chính thức trong quân đội Nga từ năm 2014. Xe có trọng lượng 15.4 tấn, vũ trang một tháp pháo tự động 2A72 cỡ 30mm cùng khả năng chống đạn, chống mìn vượt trội thế hệ trước. Tại hội thao năm ngoái, đội tuyển Công binh xung kích Việt Nam đã làm quen rất nhanh và sử dụng thành thạo loại xe bọc thép mới này.
Ảnh: Xe thiết giáp BTR-82 của lực lượng Đổ bộ đường không Nga (VDV).
Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên quân đội Nga đưa súng trường tấn công thế hệ mới AK-12 vào nội dung thi của Hội thao Army Games, và cũng là lần đầu tiên các chiến sĩ Việt Nam được làm quen và sử dụng với loại súng này. Đây là loại súng mới hoàn toàn khác biệt với AK-47 được các chiến sĩ ta huấn luyện trong nước và cũng khác biệt với súng AK-74 học viên ta sử dụng trong quá trình học tập tại Nga.
Ảnh: Chiến sĩ đội tuyển Việt Nam với súng trường tấn công AK-12 và xe thiết giáp BTR-82 - Nguồn: QĐND.
Cuối những năm 2000, Bộ Quốc phòng Nga yêu cầu một mẫu súng hoàn toàn mới, đáp ứng các yêu cầu tác chiến hiện đại để thay thế súng AK-47 và AK-74 vốn là di sản từ thời Liên Xô để lại. Với yêu cầu trên, Công ty Izhmash (một thành viên của Tập đoàn Kalashnikov Concern) đã cho ra đời hai mẫu súng trường AK-12 sử dụng đạn 5.45x39 của AK-74 và AK-15 sử dụng đạn 7.62x39 của AK-47 nhằm trang bị các mẫu súng này cho chiến binh tương lai của Nga.
Ảnh: Khối chiễn sĩ Đổ bộ đường không (VDV) với súng trường tấn công AK-12 hiện đại.
Trong đó, AK-12 là mẫu súng được phát triển để sử dụng cỡ đạn 5.45x39mm của AK-74, có chiều dài tổng thể 945mm với nòng dài 415mm. Trọng lượng 3.3kg, tốc độ bắn khoảng 700 phát/phút, tầm bắn tối đa 800m, tầm bắn hiệu quả 500 - 600m, sơ tốc đầu đạn 880 - 900m/s, sử dụng một hộp tiếp đạn 30 viên.
Ảnh: Chiến sĩ Nga tác xạ với súng AK-12
Súng có hàng ray Picatinny chạy dài từ trên ốp lót tay đến hết hộp khóa nòng giúp có thể dễ dàng trang bị thêm các loại phụ kiện như kính ngắm quang học, kính nhìn đêm, kính ngắm điểm đỏ,… và phía dưới ốp lót tay để gắn súng phóng lựu kẹp nòng, hay bộ gá chống. Ốp lót tay cũng được chế tác công phu với các gờ nổi giúp chiến sĩ có thể bám chắc.
Ngoài ra, thước ngắm của súng được đưa về phía cuối nắp hộp khóa nòng, gần mắt xạ thủ, đồng thời loại bỏ cơ cấu giữ hộp khóa nòng kiểu nút như trên AK-47 và AK-74 mà sử dụng cần khóa ở đoạn giữa nắp hộp khóa nòng và ốp lót tay. Báng súng cũng là loại rút giúp điều chỉnh độ dài phù hợp với tùy từng xạ thủ.
Ảnh: Bắn thử nghiệm súng AK-12.
Có thể nói rằng, với việc lần đầu tiên đưa AK-12 vào thi đấu chính thức, đây chính là cơ hội tốt cho Nga giới thiệu mẫu súng trường tấn công kiểu mới của mình đến những khách hàng tiềm năng nhất. Trong tương lai, khi nhận được những phản hồi tích cực từ đội tuyển thi đấu, có thể nhiều nước sẽ đặt hàng mẫu súng ưu việt này. Bên cạnh đó, việc lần đầu sử dụng AK-12 cũng là cơ hội quý báu cho đội tuyển Việt Nam có thể nâng cao trình độ, tiếp cận với những vũ khí bộ binh hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay.
Ảnh: Khối chiến sĩ Nga với súng AK-12.
Video Súng tiểu liên AK-12 của Nga - Nguồn: QPVN