Năm nay tròn kỉ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trải qua một thời gian dài rèn luyện và trưởng thành, người chiến sĩ cách mạng trong thời đại mới hiện nay vẫn luôn giữ vững và tiếp nối truyền thống anh hùng đáng quý của những thế hệ cha ông đi trước. Họ là những người bộ đội cụ Hồ bất kể là trong thời bình hay thời chiến vẫn luôn sẵn sàng hi sinh thân mình cho độc lập tự do của Tổ quốc, cho bình yên của nhân dân. Ảnh: Những người chiến sĩ Việt Nam trong thời đại mới.Những ngày tháng 10 lịch sử này của 66 năm về trước, từng đoàn Quân Vệ quốc đã hùng dũng tiến về tiếp quản Thủ đô sau hơn 7 năm trời trường kỳ kháng chiến chống lại Thực dân Pháp. Những người Vệ quốc quân đã quả cảm chiến đấu cầm chân quân giặc trong những ngày đông giá rét của năm 1946 để đầu não của ta được an toàn rút về chiến khu, họ ra đi với một lời thề sẽ sớm trở lại với mảnh đất Hà Nội yêu dấu. Ảnh: Đoàn quân tiến vào giải phóng Thủ đô mùa thu năm 1954.Những người lính Vệ quốc đoàn đã không ngại hi sinh gian khổ, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc, vì độc lập, vì tự do, quyết mất tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ. Với ý chí to lớn đó, con người Việt Nam nhỏ bé đã đánh một trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đánh cho quân Pháp phải đầu hàng trong ê chề, nhục nhã, buộc chúng phải ký vào hiệp định Geneva kết thúc chiến tranh trên toàn cõi Đông Dương, chấm dứt gần 100 năm thuộc địa đen tối. Ảnh: Chiến sĩ phất lá cờ Quyết thắng trên nóc hầm chỉ huy quân Pháp trong trận Điện Biên Phủ.Nhưng hòa bình lập lại chưa lâu, Mỹ đã dựng lên chế độ bù nhìn Ngô Đình Diệm nhằm biến miền Nam Việt Nam thành tiền đồn chống chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Nam Á, âm mưu phá hoại công cuộc thống nhất của nhân dân ta, đe dọa nghiêm trọng đến độc lập, tự do của dân tộc. Đứng trước sự căm phẫn đó, những người lính bộ đội cụ Hồ lại một lần nữa khoác balo ra trận, hướng thẳng về miền Nam thân yêu mà bước, với một lòng căm thù quân giặc cướp nước sâu sắc. Ảnh: Những chiến sĩ trên đường hành quân vào Nam chiến đấu.Họ dù cho vừa bước ra từ cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, còn nhiều mất mát chưa bù đắp hết nhưng vẫn sẵn sàng lên đường ra trận, dẫu biết rằng quân thù trước mắt gian xảo và nguy hiểm quân Pháp rất nhiều, nhưng vì một miền Nam ruột thịt, vì đồng bào đang ngày đêm phải sống dưới sự kìm kẹp ép bức của quân thù mà những người chiến sĩ đã không quản gian khổ, hi sinh, hành quân hàng trăm, hàng nghìn km từ bắc vào nam chiến đấu, đối đầu với quân Mỹ - ngụy hiện đại, mạnh mẽ và đông đảo. Ảnh: Những người lính vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu.Phải mất thêm 20 năm trời đằng đẵng nữa, nước Việt Nam mới chính thức được thống nhất, Nam - Bắc xum họp một nhà. Trưa ngày 30/4/1975, xe tăng của Quân Giải phóng đã húc đủ cổng Dinh Tổng thống chính quyền bù nhìn Việt Nam Cộng hòa, đánh dấu sự chấm hết của can thiệp Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Để được giây phút vui mừng khôn xiết đó, đã có những người lính mãi mãi không trở về, đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc. Ảnh: Xe tăng Quân Giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc lập.Nhưng rồi niềm vui sống trong hòa bình, thống nhất của nhân dân ta không được bao lâu, năm 1978, bè lũ phản động Pol Pot đã cho xua quân sang gây hấn suốt dọc biên giới phía Tây Nam của nước ta. Chúng tàn sát dã man, khủng bố dân thường, tiêu diệt các chiến sĩ cách mạng. Một lần nữa, người bộ đội cụ Hồ lại phải cầm súng đứng lên, đánh một cú thật mạnh vào tận sào huyệt Phnom Pênh của chúng, đập tan bè lũ diệt chủng, lập nên nhà nước Campuchia non trẻ. Ảnh: Chiến sĩ Việt Nam tại chiến trường Tây Nam.Đầu năm 1979, nhận thấy bè lũ Pol Pot đồng minh của mình đang bị quân ta đánh cho thiệt hại nặng nề, bọn bành trướng Bắc Kinh do Đặng Tiểu Bình cầm đầu lại tập hợp lực lượng đông đảo, tràn sang biên giới Việt Nam nhằm tạo áp lực cho ta phải rút quân về nước, cùng tuyên bố huênh hoang rằng sẽ dạy cho Việt Nam một bài học. Kết quả là chúng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của quân và dân ta, bị thất bại ê chề với tổn thất to lớn và rút về nước, không thể cứu nguy được cho Campuchia. Ảnh: Chiến sĩ Việt Nam trên đường ra trận tuyến chống quân Trung Quốc.Bước vào thời đại mới, đất nước đã không còn tiếng súng quân thù nhưng không phải vì thế mà trọng trách của những người chiến sĩ bớt đi nặng nhọc. Họ vừa phải ra sức huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu cao nhất để bảo vệ Tổ quốc, bên cạnh đó còn phải làm công tác dân vận, bảo vệ và giúp đỡ nhân dân khi gặp khó khăn, khắc phục hậu quả sự cố thiên tai, xây dựng các công trình dân sinh,… Ảnh: Bộ đội giúp người dân dựng lại nhà cửa.Vừa qua, ngày 8/10, tàu Vietship 01 khi đang cơ động tránh trú bão đã bị sóng đánh cuốn trôi ra khu vực phao số 0 ở biển Cửa Việt, cách bờ khoảng 400m. Nhanh chóng, các chiến sĩ của lực lượng quân sự Quân khu 4, Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị, Quân chủng Hải quân, Bộ đội biên phòng đã được triển khai để nghĩ cách cứu nhiều thuyền viên đang bị mắc kẹt trên con tàu giữa biển khơi, dễ dàng bị nhấn chìm và cuốn trôi đi bất cứu lúc nào, tính mạng luôn bị đe dọa nghiêm trọng. Ảnh: Bộ đội đang cố cứu hộ những người mắc kẹt trên tàu Vietship 01.Các lực lượng đã liên tục túc trực, tìm biện pháp tiếp cận, giải cứu các thuyền viên đang mắc kẹt, ai ai trong số họ cũng hành động vô cùng dứt khoát, khẩn trương bởi cứu người trong tình trạng cấp bách, không thể chậm trễ. Dẫu vậy, do biển động, gió to và sóng lớn, tình hình thời tiết diễn biến vô cùng phức tạp khiến cho công tác cứu hộ cứu nạn gặp vô vàn khó khăn. Ảnh: Cán bộ chiến sĩ đưa thuyền viên mắc kẹt lên bờ an toàn.Cho đến ngày 12/10, cả trực thăng của Binh đoàn 18 và lực lượng đặc công nước của Lữ đoàn 126 cũng đã tham gia vào công cuộc cứu hộ và cuối cùng sau nhiều nỗ lực không biết mệt mỏi, không quản ngại hi sinh gian khổ của cán bộ chiến sĩ cũng đã xuất sắc cứu sống các thuyền viên bị mắc kẹt vào bờ an toàn. Ảnh: Trực thăng EC-155 của Binh đoàn 18 cứu hộ tàu Vietship 01.Giữa tình hình mưa bão của miền Trung diễn biến khó lường. Trong ngày 12/10, đất đá đã sạt lở cô lập số lượng lớn công nhân tại thủy điện Rào Trăng 3 của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ngay trong đêm, đích thân Phó tư lệnh Quân khu 4 đã dẫn đoàn cán bộ 20 người đi trinh sát tình hình thực địa để đề ra phương án cứu hộ nạn nhân mắc kẹt. Nhưng không may, lại có một vụ sạt lở diễn ra trút xuống lán nơi đoàn công tác nghỉ chân, khiến 13 cán bộ hi sinh. Đây là một mất mát vô cùng to lớn cho Quân đội và nhân dân cùng gia đình các đồng chí, đã anh dũng quên thân mình vì sự nghiệp bảo vệ tính mạng của mọi người. Ảnh: Chiến sĩ khắc phục sự cố sau sạt lở đất.Những người chiến sĩ Quân khu 4 trong những ngày này đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, điều kiện vô cùng thiếu thốn để huy động hết sức người, sức của, là tuyến đầu trong công cuộc tìm kiếm cứu nạn và khắc phục sự cố thiên tai, giúp đỡ nhân dân, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và của. Ảnh: Chiến sĩ Quân khu 4 trên đường vào Rào Trăng 3.Những người lính bộ đội cụ Hồ, dù bất kể trong thời bình hay thời chiến, đều mang trên mình một trọng trách nặng nề đó là chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân. Và họ cũng luôn quyết tâm hết sức, sẵn sàng chịu đựng, hi sinh quên mình để luôn luôn hoàn thành xuất sắc trọng trách được giao phó, để luôn luôn làm tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ và nhân dân giao phó, kế thừa và tiếp nối những truyền thống vô cùng quý báu của các bậc cha chú truyền lại. Ảnh: Giấc ngủ vội vã của chiến sĩ tham gia công tác cứu hộ cứu nạn tại Rào Trăng 3. Video "Bộ đội Cụ Hồ" trên những mặt trận giữa thời bình - Nguồn: QPVN
Năm nay tròn kỉ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trải qua một thời gian dài rèn luyện và trưởng thành, người chiến sĩ cách mạng trong thời đại mới hiện nay vẫn luôn giữ vững và tiếp nối truyền thống anh hùng đáng quý của những thế hệ cha ông đi trước. Họ là những người bộ đội cụ Hồ bất kể là trong thời bình hay thời chiến vẫn luôn sẵn sàng hi sinh thân mình cho độc lập tự do của Tổ quốc, cho bình yên của nhân dân. Ảnh: Những người chiến sĩ Việt Nam trong thời đại mới.
Những ngày tháng 10 lịch sử này của 66 năm về trước, từng đoàn Quân Vệ quốc đã hùng dũng tiến về tiếp quản Thủ đô sau hơn 7 năm trời trường kỳ kháng chiến chống lại Thực dân Pháp. Những người Vệ quốc quân đã quả cảm chiến đấu cầm chân quân giặc trong những ngày đông giá rét của năm 1946 để đầu não của ta được an toàn rút về chiến khu, họ ra đi với một lời thề sẽ sớm trở lại với mảnh đất Hà Nội yêu dấu. Ảnh: Đoàn quân tiến vào giải phóng Thủ đô mùa thu năm 1954.
Những người lính Vệ quốc đoàn đã không ngại hi sinh gian khổ, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc, vì độc lập, vì tự do, quyết mất tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ. Với ý chí to lớn đó, con người Việt Nam nhỏ bé đã đánh một trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đánh cho quân Pháp phải đầu hàng trong ê chề, nhục nhã, buộc chúng phải ký vào hiệp định Geneva kết thúc chiến tranh trên toàn cõi Đông Dương, chấm dứt gần 100 năm thuộc địa đen tối. Ảnh: Chiến sĩ phất lá cờ Quyết thắng trên nóc hầm chỉ huy quân Pháp trong trận Điện Biên Phủ.
Nhưng hòa bình lập lại chưa lâu, Mỹ đã dựng lên chế độ bù nhìn Ngô Đình Diệm nhằm biến miền Nam Việt Nam thành tiền đồn chống chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Nam Á, âm mưu phá hoại công cuộc thống nhất của nhân dân ta, đe dọa nghiêm trọng đến độc lập, tự do của dân tộc. Đứng trước sự căm phẫn đó, những người lính bộ đội cụ Hồ lại một lần nữa khoác balo ra trận, hướng thẳng về miền Nam thân yêu mà bước, với một lòng căm thù quân giặc cướp nước sâu sắc. Ảnh: Những chiến sĩ trên đường hành quân vào Nam chiến đấu.
Họ dù cho vừa bước ra từ cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, còn nhiều mất mát chưa bù đắp hết nhưng vẫn sẵn sàng lên đường ra trận, dẫu biết rằng quân thù trước mắt gian xảo và nguy hiểm quân Pháp rất nhiều, nhưng vì một miền Nam ruột thịt, vì đồng bào đang ngày đêm phải sống dưới sự kìm kẹp ép bức của quân thù mà những người chiến sĩ đã không quản gian khổ, hi sinh, hành quân hàng trăm, hàng nghìn km từ bắc vào nam chiến đấu, đối đầu với quân Mỹ - ngụy hiện đại, mạnh mẽ và đông đảo. Ảnh: Những người lính vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu.
Phải mất thêm 20 năm trời đằng đẵng nữa, nước Việt Nam mới chính thức được thống nhất, Nam - Bắc xum họp một nhà. Trưa ngày 30/4/1975, xe tăng của Quân Giải phóng đã húc đủ cổng Dinh Tổng thống chính quyền bù nhìn Việt Nam Cộng hòa, đánh dấu sự chấm hết của can thiệp Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Để được giây phút vui mừng khôn xiết đó, đã có những người lính mãi mãi không trở về, đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc. Ảnh: Xe tăng Quân Giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc lập.
Nhưng rồi niềm vui sống trong hòa bình, thống nhất của nhân dân ta không được bao lâu, năm 1978, bè lũ phản động Pol Pot đã cho xua quân sang gây hấn suốt dọc biên giới phía Tây Nam của nước ta. Chúng tàn sát dã man, khủng bố dân thường, tiêu diệt các chiến sĩ cách mạng. Một lần nữa, người bộ đội cụ Hồ lại phải cầm súng đứng lên, đánh một cú thật mạnh vào tận sào huyệt Phnom Pênh của chúng, đập tan bè lũ diệt chủng, lập nên nhà nước Campuchia non trẻ. Ảnh: Chiến sĩ Việt Nam tại chiến trường Tây Nam.
Đầu năm 1979, nhận thấy bè lũ Pol Pot đồng minh của mình đang bị quân ta đánh cho thiệt hại nặng nề, bọn bành trướng Bắc Kinh do Đặng Tiểu Bình cầm đầu lại tập hợp lực lượng đông đảo, tràn sang biên giới Việt Nam nhằm tạo áp lực cho ta phải rút quân về nước, cùng tuyên bố huênh hoang rằng sẽ dạy cho Việt Nam một bài học. Kết quả là chúng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của quân và dân ta, bị thất bại ê chề với tổn thất to lớn và rút về nước, không thể cứu nguy được cho Campuchia. Ảnh: Chiến sĩ Việt Nam trên đường ra trận tuyến chống quân Trung Quốc.
Bước vào thời đại mới, đất nước đã không còn tiếng súng quân thù nhưng không phải vì thế mà trọng trách của những người chiến sĩ bớt đi nặng nhọc. Họ vừa phải ra sức huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu cao nhất để bảo vệ Tổ quốc, bên cạnh đó còn phải làm công tác dân vận, bảo vệ và giúp đỡ nhân dân khi gặp khó khăn, khắc phục hậu quả sự cố thiên tai, xây dựng các công trình dân sinh,… Ảnh: Bộ đội giúp người dân dựng lại nhà cửa.
Vừa qua, ngày 8/10, tàu Vietship 01 khi đang cơ động tránh trú bão đã bị sóng đánh cuốn trôi ra khu vực phao số 0 ở biển Cửa Việt, cách bờ khoảng 400m. Nhanh chóng, các chiến sĩ của lực lượng quân sự Quân khu 4, Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị, Quân chủng Hải quân, Bộ đội biên phòng đã được triển khai để nghĩ cách cứu nhiều thuyền viên đang bị mắc kẹt trên con tàu giữa biển khơi, dễ dàng bị nhấn chìm và cuốn trôi đi bất cứu lúc nào, tính mạng luôn bị đe dọa nghiêm trọng. Ảnh: Bộ đội đang cố cứu hộ những người mắc kẹt trên tàu Vietship 01.
Các lực lượng đã liên tục túc trực, tìm biện pháp tiếp cận, giải cứu các thuyền viên đang mắc kẹt, ai ai trong số họ cũng hành động vô cùng dứt khoát, khẩn trương bởi cứu người trong tình trạng cấp bách, không thể chậm trễ. Dẫu vậy, do biển động, gió to và sóng lớn, tình hình thời tiết diễn biến vô cùng phức tạp khiến cho công tác cứu hộ cứu nạn gặp vô vàn khó khăn. Ảnh: Cán bộ chiến sĩ đưa thuyền viên mắc kẹt lên bờ an toàn.
Cho đến ngày 12/10, cả trực thăng của Binh đoàn 18 và lực lượng đặc công nước của Lữ đoàn 126 cũng đã tham gia vào công cuộc cứu hộ và cuối cùng sau nhiều nỗ lực không biết mệt mỏi, không quản ngại hi sinh gian khổ của cán bộ chiến sĩ cũng đã xuất sắc cứu sống các thuyền viên bị mắc kẹt vào bờ an toàn. Ảnh: Trực thăng EC-155 của Binh đoàn 18 cứu hộ tàu Vietship 01.
Giữa tình hình mưa bão của miền Trung diễn biến khó lường. Trong ngày 12/10, đất đá đã sạt lở cô lập số lượng lớn công nhân tại thủy điện Rào Trăng 3 của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ngay trong đêm, đích thân Phó tư lệnh Quân khu 4 đã dẫn đoàn cán bộ 20 người đi trinh sát tình hình thực địa để đề ra phương án cứu hộ nạn nhân mắc kẹt. Nhưng không may, lại có một vụ sạt lở diễn ra trút xuống lán nơi đoàn công tác nghỉ chân, khiến 13 cán bộ hi sinh. Đây là một mất mát vô cùng to lớn cho Quân đội và nhân dân cùng gia đình các đồng chí, đã anh dũng quên thân mình vì sự nghiệp bảo vệ tính mạng của mọi người. Ảnh: Chiến sĩ khắc phục sự cố sau sạt lở đất.
Những người chiến sĩ Quân khu 4 trong những ngày này đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, điều kiện vô cùng thiếu thốn để huy động hết sức người, sức của, là tuyến đầu trong công cuộc tìm kiếm cứu nạn và khắc phục sự cố thiên tai, giúp đỡ nhân dân, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và của. Ảnh: Chiến sĩ Quân khu 4 trên đường vào Rào Trăng 3.
Những người lính bộ đội cụ Hồ, dù bất kể trong thời bình hay thời chiến, đều mang trên mình một trọng trách nặng nề đó là chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân. Và họ cũng luôn quyết tâm hết sức, sẵn sàng chịu đựng, hi sinh quên mình để luôn luôn hoàn thành xuất sắc trọng trách được giao phó, để luôn luôn làm tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ và nhân dân giao phó, kế thừa và tiếp nối những truyền thống vô cùng quý báu của các bậc cha chú truyền lại. Ảnh: Giấc ngủ vội vã của chiến sĩ tham gia công tác cứu hộ cứu nạn tại Rào Trăng 3.
Video "Bộ đội Cụ Hồ" trên những mặt trận giữa thời bình - Nguồn: QPVN